Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

GIẢI PHÁP GIÃN CÁCH CÁC “VÙNG ĐỎ” HOẶC CÁCH LY TẠI CHỖ

Nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại ổ dịch Thanh Xuân Trung, 
Hà Nội, hôm 30/8. Ảnh: Giang Huy

Phạm Quỳnh Hương
(Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH VN):
 
GIẢI PHÁP GIÃN CÁCH CÁC “VÙNG ĐỎ” 
HOẶC CÁCH LY TẠI CHỖ

I. Mục tiêu

- Tổ chức cách ly để vửa đảm bảo không lây chéo, vừa khống chế bệnh, không đảo lộn cuộc sống người dân.

- Nhằm tới CỘNG ĐỒNG AN TOÀN MỚI

II. Xây dựng phương án hoạt động cho địa phương

Mỗi địa phương, phường, cụm, “vùng đỏ” cần xây dựng phương án đối phó. Các đoàn thể và người dân cần được tham gia vào quá trình xây dựng phương án phòng chống covid của địa phương. Các phương án gồm có 7 nhóm giải pháp như sau:
 
1. Truyền thông, nâng cao nhận thức, vận động.

Tập huấn Nâng cao nhận thức cho “Tổ Covid cộng đồng” để họ có đủ kiến thức phục vụ cho hoạt động phòng chống dịch. Tiến hành Tuyên truyền, vận động người dân tăng cường thực hiện 5k. Truyền thông, khen thưởng những hoạt động thực hiện tốt 5k. Đoàn thể, cộng đồng tăng cường đi sâu, đi sát, và vận động mọi người tuân thủ. Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các NGO.

2. Giám sát, nhắc nhở, đôn đốc.

Kết hợp vừa truyền thông vừa giám sát, vừa vận động vừa nhắc nhở. Đặc biệt, cộng đồng dân cư cần được huy động để chủ động tham gia vào tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở để khuyến khích người dân thực hiện.

3. Tư vấn sức khỏe.

Truyền thông, hướng dẫn, giải thích về: 1/ biện pháp phòng tránh 5k , 2/ các cách ứng phó với các tình huống nếu có biểu hiện nhiễm. 3/ Tư vấn không kỳ thị người F0, F1, giúp người dẫn vượt qua sự sợ hãi, để có thể quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người F0, F1bớt khó khăn trong thời gian tự cách ly. 4/ Tư vấn về sức khỏe nói chung, không liên quan đến Covid. Có thể huy động những BS, nhân viên y tế đang sinh sống tại địa bàn tham gia vào hoạt động tư vấn. Có thể truyền tin và tư vấn trên các mạng xã hội như Zalo, Facebook…

4. Hỗ trợ y tế.

Đảm bảo mỗi cụm hộ gia đình có 1 bác sỹ hỗ trợ tư vấn. Mỗi hộ gia đình đều có thể dễ dàng liên hệ, hỏi ý kiến với 1 bác sỹ. Y tế phường, với sự hỗ trợ thêm từ Trung tâm y tế quận, hoặc một bệnh viện đóng trên địa bàn phường cùng phối hợp.

5. Xây dựng Quy tắc giãn cách trong khu dân cư.

Xây dựng “Quy Tắc Giãn Cách trong Khu dân cư”. Cần có sự tham gia ý kiến của người dân, để đảm bảo nó phù hợp với hoàn cảnh của người dân. Yêu cầu các hộ gia đình ký cam kết tuân thủ các quy tắc. Huy động tối đa sự THAM GIA của người dân địa phương vào ĐIỀU HÀNH, GIÁM SÁT thực hiện các quy định. Khi nào người dân chủ động tham gia thực hiện và chủ động giám sát thì chắc chắn việc phòng tránh dịch sẽ diễn ra trôi chảy.

6. Đảm bảo đời sống bình thường.

Đảm bảo không chỉ là đi chợ phục vụ đời sống hàng ngày, mà còn nhiều nhu cầu đa dạng khác. Đảm bảo đời sống trên mọi khía cạnh về kinh tế, xã hội, an sinh, tâm lý… Khi đời sống đảm bảo, người dân sẽ yên tâm hơn để tuân thủ cả quy định. Duy trì các hoạt động sinh hoạt bình thường cần đi kèm với điều kiện tăng cường tuyên truyền, giám sát để mọi người đều CHỦ ĐỘNG, TỰ GIÁC phòng tránh covid.

7. Rà soát và Hỗ trợ của địa phương.

1/ Rà soát, tham vấn các hộ dân và xác định những hộ không đủ điều kiện giãn cách tại chỗ, và TỰ NGUYỆN đi cách ly tập trung. Những hộ nào có đủ điều kiện thì thực hiện TỰ NGUYỆN giãn cách tại chỗ, với sự hỗ trợ của y tế, đoàn thể, và cộng đồng địa phương.

Rà soát Xác định những hộ có khó khăn cần giúp đỡ, đặc biệt là những hộ nghèo, yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, người ngoại tỉnh, sinh viên… Đây là căn cứ xây dựng các phương án trợ giúp.

Về nhóm lao động ngoại tỉnh. Hiện nay các hỗ trợ đối với nhóm này còn khá hạn chế. Những hỗ trợ của nhà nước thường căn cứ vào đăng ký tạm trú. Những hỗ trợ từ các nhóm thiện nguyện thì khó có thể bao phủ hết, và không ổn định. Cần có giải pháp hỗ trợ, và truyền thông, nhằm giúp họ ổn định đời sống, nâng cao nhận thức, qua đó ổn định tâm lý, để họ có thể chủ động tuân thủ chống dịch. Tránh khỏi những hành động có nguy cơ, gây ảnh hưởng đến cộng đồng.

2/ Xây dựng các phương án, kịch bản, có phân công cụ thể. Hỗ trợ theo từng nội dung: kinh tế, sức khỏe, việc làm, sinh hoạt đời sống, tâm lý tinh thần…. Về kinh tế, (những hộ thiếu ăn, hoặc đang gặp khó khăn. ); Về sức khỏe (người có bệnh nền, bệnh thông thường, hoặc F0 tự chữa tại nhà…); Về việc làm, (những hộ mất việc làm, hoặc việc làm bị ảnh hưởng, cần tạo điều kiện để họ có thể có việc làm tạm thời trong dịch covid…); Về sinh hoạt đời sống, (những hộ có hoàn cảnh như hàng ngày phải đi lại chăm sóc cha mẹ già ở nơi khác, …); Về tinh thần (những người hướng ngoại, quen ra ngoài, nay bị cách ly nên dễ bị trầm cảm, sì trét) …

Việc hỗ trợ này về cơ bản là dựa vào đoàn thể và cộng đồng địa phương, hoặc những nhà hảo tâm ở trong thành phố Hà Nội. Nhưng để các bên có thể tham gia được cần có sự trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi từ phía chính quyền, công an, y tế địa phương. Chú ý phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương. Việc hỗ trợ này trong thời gian vừa qua đã có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét