Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

CƯ DÂN MẠNG ĐANG CHỬI SẤP MẶT BỌN QUAN CHỨC THANH HOÁ


THANH HOÁ XÂY TƯỢNG ĐÀI GIỮA CƠN ĐẠI DỊCH

Thái Hạo

Theo thông tin từ Báo Chính Phủ và Báo Thanh Hoá, quý 3 năm nay, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khởi công xây dựng công trình có tên “Con tàu tập kết”. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói: công trình này “mang nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục các thế hệ sau này về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ý chí dân tộc. Đặc biệt, công trình còn nhằm tri ân những đóng góp, sự cưu mang của người dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết”. Việc xây dựng tượng đài này có tổng kinh phí phê duyệt ban đầu là 290 tỉ đồng, sau vì khó khan nên giảm xuống còn 255 tỉ trên một diện tích 32 ha. Dù một phần kinh phí là xã hội hoá nhưng đó vẫn là nguồn lực quốc gia, không thể không trăn trở trước sự kiện này.

Nhắc lại bối cảnh lịch sử một chút. Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, theo đó: Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Từ điều khoản này, trong khoảng thời gian 1954-1955, dân của 2 miền đã tiến hành một cuộc di cư “vĩ đại”. Có khoảng 1 triệu người miền Bắc đã vào Nam và (chỉ) có khoảng dưới 200 ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc (tức bằng khoảng 1/5 dân Bắc vào Nam).

Việc xây dựng tượng đài này, theo lời phó thủ tướng là có ý nghĩa lớn như đã dẫn. Tuy nhiên, xét về quy mô, rõ ràng người Bắc đã vào Nam nhiều hơn gấp khoảng 5 lần chiều ngược lại. Vậy đâu là cơ sở cho tính chính đáng của việc khẳng định ý nghĩa trên? Người Nam ra bắc thì thể hiện tinh thần đoàn kết, còn người Bắc vào Nam thì nói lên điều gì? Ghi nhận ý nghĩa tốt đẹp của cuộc di cư này thì có cần ghi nhận cả những thất bại, nỗi buồn và sự chia rẽ của chiều di cư ngược lại? 

Thiết nghĩ, đất nước ta đang cần hàn gắn, nhất là hàn gắn lòng người hai miền khi mà sau gần nửa thế kỷ lại vẫn còn ngổn ngang đến thế. Tôn vinh những người từ Nam ra Bắc lúc này có phải là hợp tình hợp lý; hay chỉ gây thêm nỗi bất hòa? Quan điểm cá nhân của tôi là, công trình ấy không có tác dụng trọng việc mang đến việc hòa hợp, hòa giải mà chỉ khiến những người đồng bào thuộc chế độ cũ thêm mặc cảm và cách lòng.

Hiện nay, người Thanh Hóa và miền Bắc nói chung vẫn đang tiếp tục di cư vào phía Nam do điều kiện kinh tế địa khó khăn. Việc đầu tư vào tượng đài trăm tỉ này nếu để tạo công ăn việc làm cho người dân hay làm các công trình phúc lợi an sinh để giữ người dân ở lại mảnh đất quê hương mà an cư lạc nghiệp có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.

Đó là chưa kể, trong bối cảnh đại dịch hoành hành, người dân mất việc, đời sống khó khăn, nỗi lo cơm áo đè nặng mà nhà nước lại quyết định xây một công trình không thật sự cấp thiết như thế thì thử hỏi tính chính đáng của nó là gì? Cần giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt, cứu dân như cứu lửa, sao có thể vô tâm mà làm những việc phi thực tế như vậy trong lúc này. Giữa lúc chính phủ đang kêu gọi dân “đóng góp” xây dựng quỹ vaccine phòng covid vì ngân khố không đáp ứng được, thì việc bỏ tiền xây tượng đài lại càng bất nhẫn và vô lý hơn nữa.

Đó là lại chưa kể Thanh hóa vừa trải qua một cơn sốt đất dữ dội. Trong khi quỹ đất ở và đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, thì việc bỏ ra một lúc 32 ha đất thành phố để làm tượng đại lại càng không thể biện minh và hợp lòng dân được. Bằng chứng là, sau khi đăng tải thông tin vài tiếng, Báo Thanh Hóa đã phải gỡ bài vì vấp phải sự phản đối của dư luận. Một công trình nhân danh nhu cầu và ý nghĩa văn hóa cho người dân, nhưng ngay lập tức lại nhận về sự phản ứng tiêu cực của chính nhân dân thì có nghĩa nó đã thất bại trong chính lý do cho sự có mặt của mình. Gỡ bài không phải là biện pháp, cần lắng nghe ý kiến của nhân dân mới là điều cần làm. Đọng thái gỡ bài này chứng tỏ những người có trách nhiệm đã nghe thấy tiếng nói của dân, và nghe rất rõ; nhưng (có thể) nó lại cũng chứng tỏ người ta đang không thật sự muốn làm theo nguyện vọng của dân.

Không có tượng đài nào bằng an sinh của dân chúng, không có ý nghĩa nào bằng việc hàn gắn lòng người, và không có gì cần thiết bằng việc ổn định đời sống cho dân. Đó là chức năng của một nhà nước phụng sự. Xây tượng đài, trước tiên cần nghĩ tới việc dân cần gì. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về tượng đài, cổng chào rồi: kém chất lượng, xuống cấp nhanh chóng, xấu xí, vô ích, tham nhũng, rút ruột, hoang tàn, lợi ích nhóm v.v..

Dân đang lâm đại nạn giữa cơn dịch dã, và cần một chính quyền phụ sự “vì dân” hơn bao giờ hết. Lúc này là cơ hội tốt nhất để chính quyền gây dựng niềm tin với một dân chúng vốn đã bị xói mòn niềm tin chứ không phải lại gây nên nỗi thất vọng hoàn toàn bằng những quyết sách không hợp nhân tâm như thế.

Lòng dân mới là nơi cần đặt tượng đài, tượng đài của niềm tin vào chính quyền. Mà để dựng lên được cái tượng đài ấy thì lại rất cần ngưng lại những tượng đài tiền tỉ bên ngoài kia.

Thái Hạo 

_______


HẢI PHÒNG - SÀI GÒN - HOA THANH QUẾ

Nguyễn Hoàng Quân 

Hôm qua, Hải Phòng là thành phố đầu tiên đã thông báo ủng hộ 10 tỷ cho Sài Gòn chống dịch. Dù rằng 10 tỷ chỉ là số tiền quá nhỏ bé, khi Sài Gòn mỗi ngày trung bình đóng góp cho ngân sách cả ngàn tỷ, nhưng dù sao đó là một nghĩa cử đẹp của thành phố Hải Phòng.

Trong khi đó thì Hoa Thanh Quế, tỉnh nhiều năm liền đoạt giải quán quân trong việc ngửa tay xin ngân sách, lại định bỏ ra 300 tỷ để xây tượng đài. Cũng may là ngày xưa kế hoạch rời đô về đó không thành hiện thực, chứ không thì nem chua với rau má giờ đã là tinh hoa ẩm thực của đất nước này rồi.



17 nhận xét :

  1. Thanh Hoà còn phải đi “ăn xin” đấy, Nhà nước vẫn phải cấp ngân sách, nghĩa là các địa phương khác phải nuôi đấy. Đúng là vô cảm, dịch dã thế này, dân đói, doanh nghiệp chết, lai đao, Chính Phủ không có đủ tiền mua vaccine phải xin dân đóng gôp. Lãnh đạo Thanh Hoá đúng là vô cảm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đớp, đớp nữa, đớp mãi- Đó là hành động của lũ cẩu quan.

      Xóa
  2. Mẹ! Bọn cẩu quan Hoa thanh quế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính vì thế mà hết nhiệm kỳ bàn giao có huyện chi ăn nhậu tiếp khách sửa xe... nợ đến 50 tỷ. Loại đó đáng tru di tam tộc nhà nó.

      Xóa
  3. Tàu này có há mồm không?!

    Trả lờiXóa
  4. Các báo Chính Phủ không dám đưa tin, chắc Ban gì đó đã ra trát cấm. Tân Thủ Tướng nói tăng minh bạch, liệu ai tin đây?

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ cần có dự án, có công trình… thì sẽ có lại quả. Tiền của ai ông Đ biết. Thất vọng

    Trả lờiXóa
  6. “ Nhắc lại bối cảnh lịch sử một chút. Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, theo đó: Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Từ điều khoản này, trong khoảng thời gian 1954-1955, dân của 2 miền đã tiến hành một cuộc di cư “vĩ đại”. Có khoảng 1 triệu người miền Bắc đã vào Nam và (chỉ) có khoảng dưới 200 ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc (tức bằng khoảng 1/5 dân Bắc vào Nam).

    Việc xây dựng tượng đài này, theo lời phó thủ tướng là có ý nghĩa lớn như đã dẫn. Tuy nhiên, xét về quy mô, rõ ràng người Bắc đã vào Nam nhiều hơn gấp khoảng 5 lần chiều ngược lại. Vậy đâu là cơ sở cho tính chính đáng của việc khẳng định ý nghĩa trên? Người Nam ra bắc thì thể hiện tinh thần đoàn kết, còn người Bắc vào Nam thì nói lên điều gì? Ghi nhận ý nghĩa tốt đẹp của cuộc di cư này thì có cần ghi nhận cả những thất bại, nỗi buồn và sự chia rẽ của chiều di cư ngược lại?”
    Theo Bauxitvn

    Trả lờiXóa
  7. Đại dịch, mất thu nhập nên bọn quan Thanh Hóa có "sáng kiến" xây tương đài. Sau khi tính toán, chúng chắc mẩm cũng kiếm được khoản kha khá để vượt qua đại dịch, thậm chí còn có "của ăn của để". Cố lên, lãnh đạo Thanh Hóa!
    Đáng buồn là ngài PTT thường trực cũng "OK" với Thanh Hóa!

    Trả lờiXóa
  8. Xứ Thanh xưa là đất địa linh, nhân kiệt. Quan chức thời nay làm tổn hại uy danh cha ông xưa. Đã thành truyền thống, nên có huyện nợ tiền dân không trả nhưng vẫn cố " thể theo nguyện vọng" của người dân địa phương xây cho được tượng đài.

    Trả lờiXóa
  9. Năm 2003 Thanh Hoá là tỉnh “ăn xin” nhiều nhất
    Theo Viẹtnamnet

    “Trong số những tỉnh không cần hỗ trợ của trung ương, có Quảng Ninh thuộc khu vực kinh tế Đông Bắc; 3 địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng; 2 tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa thuộc vùng kinh tế duyên hải miền Trung; 5 địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ; 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh còn lại, ngân sách trung ương đều phải cân đối bổ sung từ ít nhất 147 tỷ đồng (Bạc Liêu) đến nhiều nhất gần 1.300 tỷ đồng (Thanh Hóa)”

    Trả lờiXóa
  10. Năm 2019. Thanh Hoá không phải nạp đồng nào, Nhà nước vẫn phải nuôi, tiền từ các địa phương khác

    Theo đó 16 địa phương có tỉ lệ điều tiết giữ lại là TPHCM (18%), Hà Nội (35%), Bình Dương (36%), Đồng Nai (47%), Vĩnh Phúc (53%), Bà Rịa-Vũng Tàu (64%), Quảng Ninh (65%), Đà Nẵng (68%), Khánh Hoà (72%), Hải Phòng (78%), Bắc Ninh (83%), Quảng Ngãi (88%), Quảng Nam (90%), Cần Thơ (91%), Hưng Yên (93%), Hải Dương (98%). Các tỉnh còn lại là 100%.

    Trả lờiXóa
  11. Lẽ thường "ăn quả nhớ nhớ kẻ trồng cây"! Đáng nhẽ cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền nam tập kết phải nhớ ơn đồng bào miền Bắc đã đùm bọc nuôi nấng mình. Giờ lớp này rất giàu có và thành đạt, họ nên trả nghĩa bằng cách quyên góp công sức để xây dựng tượng đài ( nhỏ to ko quan trọng). Tỉnh TH thay mặt nhân dân miền bắc tiếp nhận quà mới phải! Đằng này dân tập kết chả ý kiến mẹ gì, mà bọn quan TH sốt sắng vung tiền thuế của dân ra xây tức là tự khen mình có công! Vô duyên vừa vừa thôi chứ vô qua éo ai chịu được!

    Trả lờiXóa
  12. Tượng đài tầu ra khơi như này dễ bị coi là tượng đàu của thuyền nhân lắm.

    Trả lờiXóa
  13. Cứ xây đi , xây to vào vì đây là thẽm bằng chứng CS Bắc Việt đã Xâm chiếm Miền Nam xấu đó :HIỆP ĐỊNH PARIS ĐÃ NGĂN CÁCH BẮC NAM Ở VĨ TUYẾN 17 . lửa dân trong nước còn không được , thì làm sao lửa được thế giới .

    Trả lờiXóa
  14. Công trình sẽ mang nỗi ô nhục của quan chức tham nhũng Hoa Thanh Quế !

    Trả lờiXóa
  15. Thời Đại Vẻ Vang


    Ở Thanh Hóa, một xã
    Năm trăm quan ăn lương,
    Nên dân phải đóng góp
    Cũng là chuyện bình thường.

    Khi “mùa đóng góp” đến,
    Dân hoảng sợ, lo âu.
    Tiền ăn vốn chẳng đủ.
    Tiền góp biết lo đâu?

    Nên dân phải xin khất,
    Phải nhăn nhó van nài.
    Thậm chí phải bỏ trốn,
    Nhưng quan bỏ ngoài tai.

    Và rồi quan cách mạng,
    Sống bằng tiền dân nuôi,
    Toàn đầu trâu mặt ngựa,
    Kéo đến, đông như ruồi.

    Chúng lấy đi tất cả
    Những gì có trong nhà.
    Cả chiếc giường gỗ cũ,
    Của thừa kế ông cha.

    Chúng không thèm để ý
    Cái khổ của đồng bào,
    Chỉ chăm chăm làm tốt
    Việc đảng của chúng giao.

    *
    Câu chuyện là như thế.
    Không thêm bớt, hôm nay
    Tôi chịu khó chép lại
    Để con cháu sau này

    Biết cái thời ta sống,
    Được gọi là vẻ quang.
    Một giai đoạn lịch sử
    Chói lọi và huy hoàng. Tân Thái Bá

    Trả lờiXóa