Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

NHỮNG MẢNH ĐỜI CƠ CỰC TRONG ĐAU THƯƠNG MIỀN TRUNG


Nhà báo Võ Đắc Danh

Định khép lại những chuyện đau thương mất mát của đồng bào miền Trung, nhưng câu chuyện kể của nhà báo Lê Đức Dục cứ làm tôi nhói lòng, rằng cháu Hồ Ngọc Điệp, học sinh lớp 11 trường THPT nội trú Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, sau khi hay tin trận sạt lở đất kinh hoàng ngay khu vực làng mình, Điệp gọi điện về nhà nhưng không ai nghe máy, cháu hốt hoảng báo với ban giám hiệu, dù biết cha mẹ cháu lâm nạn nhưng nhà trường cố giấu vì sợ cháu không đủ sức chịu đựng, nhưng cuối cùng thầy hiệu trưởng cùng với 7 giáo viên đã đưa Điệp vượt núi về làng, bà con trong làng dẫn Điệp tới hai nấm mồ và cho biết đó là ba mẹ cháu.

Chúng tôi đã gọi điện cho Lê Đức Dục và Trần Anh Tuấn đang cứu trợ ở Quảng Trị, bảo hai anh trích một khoản tiền trong quỹ để giúp cháu Điệp, biết rằng đồng tiền không thể xoa dịu nỗi đau trong lúc nầy, nhưng ngoài việc làm đó chúng tôi không có cách nào khác. Tôi chỉ biết khấn vái trời cao phù hộ cháu điều may mắn cuối cùng là được gặp ai đó thay cha mẹ cháu đỡ đầu cho cháu được tiếp tục học hành. Người Quảng Nam vốn đã nghèo khổ lại liên tục bị thiên tai, nhưng lòng hiếu học thì không nơi nào sánh được.

________

Nhà báo Hồ Tấn Vũ

KIÊN CƯỜNG LÊN HẢI NHÉ! 

Em Hồ Văn Hải - 17 tuổi -(Trà Leng, Nam Trà My) đã mất tám người thân trong nhà, gồm bố mẹ, hai em trai ruột, anh rể và các chú bác. Lực lượng cứu hộ tìm thấy ba Hải chiều hôm qua. Ông được chôn cất cạnh hiện trường chỉ vài trăm mét. Nấm mồ lấp vội, cao hơn mặt đất chừng ba chục cm, quây bằng ba miếng ván nhỏ để người trên hiện trường nhận biết khỏi dẫm lên. Ở góc, mấy thẻ hương đã tàn, một gói bánh, một gói kẹo cúng cho người đã chết. 

Hải học nội trú, cách vài tháng mới về nhà. Chủ nhật tuần trước cậu về thăm, bà Hồ Thị Thắm gói cho con hai bộ quần áo thu đông, bảo trời sắp chuyển lạnh. Bà nhét thêm đôi dép mới mua, với nắm xôi cho con ăn tối. Thấy con trai nhảy lên xe máy của bạn về trường nội trú, ông Hồ Văn Ton còn chạy ra cửa gọi với theo "Đi học cho đàng hoàng, đừng có ra ngoài chơi". Cậu thiếu niên 17 tuổi không ngờ đó là lần cuối cùng mình được về nhà.

Ánh mắt của Hải nhìn vào hư không dưới cơn mưa rừng, tôi mong em đừng tuyệt vọng! Bên em sẽ có nhiều bàn tay...

Ảnh, bài: Đắc Thành - VNEXPRESS

2 nhận xét :

  1. Đà Nẵng nên xây ĐỀN BẠCH MÃ thờ THẦN THIÊN NHIÊN NÚI RỪNG trên dãy Bạch Mã (điểm núi nhô ra biển chính là Hải Vân) thuộc phía ĐN vì công lao che chở ĐN của dãy Bạch Mã là vô cùng lớn lớn nhất. Đền không cần quá lớn, đừng phá rừng mà nằm dưới tán rừng cổ thụ, đừng bê tông hóa nhiều.
    Tìm hiểu sâu Bạch Mã sẽ biết nhiều điều thú vị, vd sông Hương bắt nguồn từ Bạch Mã phía thuộc Hòa Bắc, đa dạng sinh học Bạch Mã phía QN-ĐN là chính chứ không phải phía TT-Huế, đỉnh cao nhất Bạch Mã thuộc Đông Giang .... Xưa nay cứ nghĩ Bạch Mã là những cái chính thuộc TT-Huế.
    ĐNa - hạt nhân Vùng động lực m.Trung là ĐỊNH MỆNH (Ý TRỜI)!

    Trả lờiXóa
  2. https://baophapluat.vn/kinh-te/bo-nong-nghiep-de-nghi-quang-nam-can-nhac-chuyen-dat-rung-tu-nhien-de-phat-trien-sam-ngoc-linh-556801.html
    Quảng Nam xin chuyển đất rừng tự nhiên sang trồng sâm Ngọc Linh là hoàn toàn không logic vì sâm Ngọc Linh sống dưới tán rừng mà, sao lại phải chuyển? Còn chuyển đất rừng để lẫn lộn bao gồm luôn các dịch vụ phụ trợ như ươm giống, chế biến, ăn ở, tmdvdl.... thì không cần thiết vì những dịch vụ phụ trợ này có thể làm ở đô thị mà?!
    Rừng thực sự VN chỉ có 0,25% là QUÁ KHINH HOÀNG PHÁ RỪNG!!!

    Trả lờiXóa