Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

BỌN QUAN CHỨC TỈNH LONG AN NÓI GÌ VỀ VỤ ÁN HỒ DUY HẢI?

 
Đại tá Phạm Thanh Tâm - phó giám đốc Công an tỉnh Long An - thông tin về hướng xử lý đối với các cán bộ để xảy ra sai sót trong vụ án Hồ Duy Hải - Clip: SƠN LÂM

Vụ Hồ Duy Hải: 'Long An sẽ xử lý cán bộ điều tra sai sót, dù sai không ảnh hưởng bản chất'
 
 03/07/2020 20:14 GMT+7

TTO - Người phát ngôn UBND tỉnh Long An và Công an tỉnh Long An đã thông tin thêm một số nội dung về quan điểm của các đơn vị này đối với vụ án Hồ Duy Hải.

Vụ Hồ Duy Hải: Luật sư làm đơn khẳng định Hải ngoại phạm
Vụ Hồ Duy Hải: ‘Có những cái sai không thể nào khắc phục được’
Chủ tịch Quốc hội: Cơ quan có trách nhiệm đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải

Ông Nguyễn Thành Vững - người phát ngôn UBND tỉnh Long An - thông tin về quan điểm của tỉnh này đối với vụ án Hồ Duy Hải đang được dư luận quan tâm - Video: SƠN LÂM

Chiều 3-7, trong buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2020 do UBND tỉnh Long An tổ chức, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi đến UBND tỉnh Long An và Công an tỉnh Long An về quan điểm đối với vụ án xảy ra tại Bưu cục Cầu Voi khiến 2 nữ nhân viên bưu cục thiệt mạng vào năm 2008.

Ông Nguyễn Thành Vững - chánh văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh Long An - cho biết: "Vụ án này đã kéo dài rất lâu. Trước đây, sau khi vụ án xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Theo hành vi của bị cáo Hồ Duy Hải, bị cáo đã bị tuyên tử hình. Sau đó bị cáo kháng cáo. Kết quả phúc thẩm vẫn y án theo bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm, tử hình Hồ Duy Hải theo tội danh giết người và cướp của.

Theo quy trình tố tụng, nếu tử hình thì phải qua thủ tục kháng nghị của chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Long An đã báo cáo lên để xem xét, chánh án Tòa án nhân dân tối cao và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm.

Tiếp đó đến quy trình Chủ tịch nước xem xét ân giảm theo quy định. Nhưng sau khi rà soát, Chủ tịch nước đã bác ân xá. Sau đó đến thời điểm thay đổi luật thi hành án tử hình bằng thuốc độc nên vụ án bị gián đoạn. Trong quá trình này, gia đình có kêu oan, báo chí cũng có nêu nên nhiều đoàn của trung ương về kiểm tra vụ án này.

Cho đến khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị lại vụ án, đề xuất xem xét lại theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm, vụ án đã được Tòa án nhân dân tối cao xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm và đã tuyên không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Do đó, hiện nay theo quy định của pháp luật, vụ án vẫn đang có hiệu lực thi hành. Nhưng theo như được biết, vụ án đang được cấp có thẩm quyền cao hơn xem xét lại.

Đối với tỉnh Long An, chúng tôi vẫn đang chờ cấp có thẩm quyền xem xét. Còn nếu cấp có thẩm quyền trả lời không có điều gì khác, chúng tôi sẽ thực hiện y án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật".

Trong khi đó, trả lời thêm về hướng xử lý đối với các sai sót xảy ra trong quá trình điều tra vụ án, đại tá Phạm Thanh Tâm - phó giám đốc Công an tỉnh Long An - cũng thừa nhận quá trình điều tra vụ án đã có những sai sót trong khi điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ.

Đại tá Phạm Thanh Tâm - phó giám đốc Công an tỉnh Long An - thông tin về hướng xử lý đối với các cán bộ để xảy ra sai sót trong vụ án Hồ Duy Hải - Clip: SƠN LÂM

"Tuy nhiên, những sai sót này không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án. Riêng đối với những cán bộ đã tham gia điều tra, xử lý vụ án có những sai sót, hướng tới cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định của ngành và theo quy định của pháp luật", đại tá Tâm nói.

Sơn Lâm

4 nhận xét :

  1. Luật hình sự 1999 để sử dụng đối xử với những người như Hồ Duy Hải tại Điều 299 đã thực sự „khuyến nghị bức cung“ nếu ai đọc kỹ: „1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.“. Tức là nếu „xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải KHAI ĐÚNG sự thật“ thì nhân viên tố tụng chỉ lập công lên chức. Và „khai đúng“ ở đây là theo ý chí của họ và bức cung chỉ là khâu tự động phát sinh tiếp theo. Tóm lại luật cấm (ở các nước pháp quyền dọa dùng bạo lực thì nhân viên tố tụng đã bị phạt tù) mà không kiểm soát còn làm loạn, luật rừng, - còn đây luật (QH) cho phép thì nhân viên điều tra có khác gì „rồng gặp nước“ – và không có bức cung, nhục hình và oan sai ở Việt Nam mới lạ!

    Trả lờiXóa
  2. Có câu :" Cái nết đánh chết không chừa " !

    Trả lờiXóa
  3. "Cướp đất rồi lại giết người
    Điều tra, Xử án cũng là nó thôi
    Ngoảnh đâu cũng thấy mùi hôi
    Dân tôi còn phải án oan dài dài "

    Trả lờiXóa
  4. Đã trót thì phải trét thôi,một lũ khốn !

    Trả lờiXóa