Dự án Cát Linh - Hà Đông lâm cảnh án binh bất động.
Cát Linh-Hà Đông: Chưa biết bao giờ tàu chạy,
phía Trung Quốc cần gấp 50 triệu USD
VietNamnet
01/06/2020 05:00 GMT+7
Hiện
nay, do Tổng thầu Trung Quốc chưa xác định được mốc thời gian hoàn
thành nên Dự án Cát Linh - Hà Đông chưa có cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền
cho phép kéo dài thời gian thực hiện.
Chưa thể đánh giá an toàn đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 'án binh bất động' vì Tổng thầu Trung Quốc
Lập tổ công tác 'gỡ' vướng mắc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, trong đó có đề cập đến nhiều dự án chậm tiến độ. Điển hình là dự án Cát Linh - Hà Đông tiếp tục kéo dài thời gian đưa vào khai thác do các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật người Trung Quốc chưa thể quay lại Việt Nam sau dịch Covid.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông không hẹn ngày vận hành
Với dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, báo cáo của Chính phủ cho biết dự án đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên chưa đủ điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác, còn tồn tại một số các vướng mắc liên quan đến thiết bị công nghệ khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán....UBND TP. Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất thành lập Tổ công tác để xây dựng kế hoạch, giải pháp hoàn thành những nhiệm vụ cuối cùng của dự án để sớm đưa tuyến Cát Linh - Hà Đông vào vận hành khai thác theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (thông báo 2538-TB/TU-GTVT ngày 31/3/2020).
Đánh giá việc đưa nhân sự Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện dự án, báo cáo Chính phủ cho biết: Chính phủ đã có văn bản số 1105/VPCP-QHQT ngày 24/4/2020 chấp thuận chủ trương cho phép các nhân sự làm việc tại Dự án được nhập cảnh vào Việt Nam và giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tiếp tục xử lý.
Vì vậy, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã yêu cầu Tổng thầu,tư vấn giám sát phối hợp với Ban Ban quản lý dự án Đường sắt trong quá trình làm việc với cấp thẩm quyền để thực hiện các thủ tục nhập cảnh cho các nhân sự của Dự án. Hiện nay, các thủ tục đã cơ bản hoàn thành (chỉ còn văn bản chấp thuận của UBND TP. Hà Nội) các bên thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của hai nước để tháo gỡ các vướng mắc còn lại, sớm đưa nhân sự sang Việt Nam
Đối với các nhân sự tư vấn giám sát, báo cáo nhấn mạnh quan điểm “phải khẩn trương sang Việt Nam để cùng Tổng thầu EPC giải quyết tồn tại vướng mắc của Dự án”.
Do tư vấn giám sát chỉ có số lượng 5 nhân sự, nếu phương án di chuyển bằng đường hàng không thuận lợi hơn và sang sớm hơn được thì kịp thời báo cáo Ban Quản lý dự án Đường sắt để có sự hỗ trợ các thủ tục. Đồng thời, để thuận tiện trong việc di chuyển trong tương lai, yêu cầu tư vấn giám sát xem xét phương án xin cấp thẩm quyền cấp hộ chiếu công vụ cho nhân sự của mình, Ban QLDA Đường sắt sẽ hỗ trợ các thủ tục cho tư vấn giám sát nếu tư vấn giám sát cần thiết báo cáo với Đại sứ quán Trung Quốc..
Nhiều hạng mục dở dang, chưa rõ bao giờ sẽ hoàn thành.
Tổng thầu Trung Quốc cần gấp 50 triệu USD
Báo cáo cũng tiết lộ tổng thầu đề nghị số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.
Về vấn đề này, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ quan điểm, việc thanh toán phải tuân thủ theo quy định Hợp đồng EPC. Vì vậy, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát (trong vòng 15 ngày) các điều khoản hợp đồng và tổ chức buổi họp chuyên đề tiếp theo để trao đổi, thống nhất các công việc thực hiện.
Nhiều vấn đề khác hiện nay cũng đang vướng mắc, khiến dự án Cát Linh - Hà Đông chưa thể “chốt” ngày vận hành.
Liên quan hồ sơ hoàn công và nghiệm thu, báo cáo nêu rõ: Tại các cuộc họp trực tuyến và bằng văn bản, Ban Quản lý dự án Đường sắt tiếp tục đôn đốc Tổng thầu tập trung bố trí nhân sự hoàn thiện hồ sơ các hạng mục về phần xây dựng (hạng mục kiến trúc các nhà ga và đơn thể Depot) và các tồn tại về hồ sơ phần thiết bị đổng thời yêu cầu các đơn vị tư vấn khẩn trương rà soát, kiểm tra có ý kiến dứt điểm các vấn đề tồn tại, làm cơ sở để Tổng thầu hoàn thiện cuối cùng.
Về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Chính phủ cho biết: Các vấn đề mà tư vấn ACT đưa ra phải thực hiện theo quy định của pháp luật và cần Tổng thầu tích cực phối hợp, thực hiện cung cấp các hồ sơ tài liệu, mới có thể hoàn thành việc đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án.
Đối với khó khăn vướng mắc của gói thầu tư vấn giám sát, báo cáo cho hay: Hiện nay do Tổng thầu chưa xác định được mốc thời gian hoàn thành nên Dự án chưa có cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến gói thầu tư vấn giám sát chưa có cơ sở để cho phép kéo dài trong thời gian tới. Đồng thời do chưa làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm của bên làm chậm nên chưa bố trí được nguồn vốn cho gói thầu tư vấn giám sát.
.
Lương Bằng
Hình như nền quản trị quốc gia đang thiếu một yếu tố chẳng liên quan gì đến chính trị cả! Đó là sự tử tế!
Trả lờiXóaKhỏi kêu trời! Đã nói rồi, một thằng cà chớn nó cầm đôi đũa cũng còn cà chớn nữa chứ đừng nói làm việc gì lớn! Thế mà hai thằng cà chớn làm cùng một việc thì kết quả không cà chớ mới lạ!
Trả lờiXóaNgừng hẳn.
Trả lờiXóaVứt mẹ nó đi.
Coi đây là tượng đài về bài học quan hệ Môi - Răng
chuẩn không cần chỉnh
XóaNó như khối u trên cơ thể . Thà chịu đau một lần , mạnh dạn cắt bỏ nó đi cho khỏi bệnh còn hơn hậu họa lâu dài .
XóaThông thường các công trình đường sắt trên cao , ngoài chức năng giao thông nó còn là tác phẩm kiến trúc tô điểm cho thành phố thêm đẹp ; Trái lại , đường sắt trên cao CL- HĐ làm cho thành phố Hà Nội giảm đi chức năng Xanh- Sạch - Đẹp vì nó quá xấu và nhem nhuốc ... Kiến trúc nhà ga , toa tàu chỉ xứng cho ... tỉnh lẻ .
Trả lờiXóaMà còn là công trình đầu tiên của Việt Nam!
XóaHay!
Trả lờiXóaHãy đưa dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà đông vào Bảo tàng CM Việt Nam
Trả lờiXóaHiểu 1 cách hoàn toàn nghiêm túc và không đùa cợt thì nếu theo đúng chuẩn mực quốc tế (Châu Á là Nhật hay Hàn Quốc, và Châu Âu) thì không thể nghiệm thu được vì:
Trả lờiXóahttp://vneconomy.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-yeu-cau-tong-thau-trung-quoc-sang-giai-quyet-2020011514242344.htm
Góp ý các quốc gia tiếp nhận nhập cư người Hồng Kông. Đó là bắt buộc người nhập cư HK từ bỏ nguồn gốc Hán Chinese mà bấy lâu nay bị gán ghép, quay lại gốc Bách Việt, thì mới cho họ nhập cư! Nước Mỹ sẽ an toàn nếu không có Hán Chinese!
Trả lờiXóaCách tốt nhất là đập bỏ khối bê tông Cát Linh - Hà Đông, chia cho mỗi quan chức 100 - 1.000 m3/ quan chức (lưu ý chức càng lớn thì được chia càng nhiều).
Trả lờiXóamong nhà nước cứ theo hợp đồng mà làm !
Trả lờiXóa