NHÀ BÁO LƯU TRỌNG VĂN TIẾT LỘ NHIỀU NHÂN VẬT
CAN THIỆP ĐÁM TANG TƯỚNG TRẦN ĐỘ
Người viết điếu văn: Trịnh Đình Khôi (Nhà văn, Ban Tư tưởng TƯ);
Người ép ông Vũ Mão làm trưởng ban lễ tang: Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc Hội;
Người tổ chức giật băng tang: Đại tá CA Trần Đại Quang;
Người ép phải kể tội ông Trần Độ trong điếu văn là: Phan Diễn và Nông Đức Mạnh.
_______
NỖI OAN CỦA ÔNG VŨ MÃO
Bài của Lưu Trọng Văn
Lâu không thấy ông vào bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi,nghĩ, ông muốn né ai đó "kiên định lập trường"chọc ngoáy ông một lãnh đạo của đảng lại vào hùa cùng bọn "gây rối" như gã. Nhưng rồi cũng ngày này năm ngoái nhạc sĩ Phó Đức Phương từ Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã việc lấy chữ kí của văn nghệ sĩ Sài Gòn kiến nghị không cho Trung Quốc đầu tư và tổng thầu dự án cao tốc Bắc- Nam. Phó Đức Phương nói: Bản kiến nghị này được ông Vũ Mão đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và bày cách làm sao tác động tới chính phủ và BCT. Gã nghĩ ông Vũ Mão chả sợ gì sất đâu, chắc vì sức khoẻ thôi.
Và đột ngột nhận tin ông ra đi.
Buồn!
Thương!
Tiếc!
Điều tai tiếng duy nhất mà ông vướng phải và đau lòng cho đến khi giã biệt cõi đời là lễ tang Trần Độ, ông là trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn. Gã chứng kiến lễ tang ấy và là người đứng cạnh ông khi ông bị các lão thành cách mạng công kích việc đọc cả thiếu sót của người quá cố. Gã chứng kiến ông đau khổ thế nào,mồ hôi vã đầm đìa. Gã hỏi, anh viết điếu văn đó à? Ông lắc đầu bảo Ban Tư tưởng VH viết. Gã hỏi ai chỉ đạo? Ông chỉ ngón tay trỏ lên cao quá đầu.
Sau lễ tang gã lên Nà Rì, Bắc Cạn với gs Nguyễn Lân Dũng gặp nhà văn Trịnh Đình Khôi chuyên viên Ban TTVH, gã hù Khôi: Hà Nội đồn rầm lên là ông viết điếu văn ông Trần Độ đấy. Khôi tái mặt kéo gã ra một góc nói thầm: đúng là tôi được phân công viết, nhưng tôi thề, đoạn nói về thiếu sót sai lầm của ông Trần Độ tôi không viết.
- Vậy ai viết?
CAN THIỆP ĐÁM TANG TƯỚNG TRẦN ĐỘ
Người viết điếu văn: Trịnh Đình Khôi (Nhà văn, Ban Tư tưởng TƯ);
Người ép ông Vũ Mão làm trưởng ban lễ tang: Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc Hội;
Người tổ chức giật băng tang: Đại tá CA Trần Đại Quang;
Người ép phải kể tội ông Trần Độ trong điếu văn là: Phan Diễn và Nông Đức Mạnh.
_______
NỖI OAN CỦA ÔNG VŨ MÃO
Bài của Lưu Trọng Văn
Lâu không thấy ông vào bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi,nghĩ, ông muốn né ai đó "kiên định lập trường"chọc ngoáy ông một lãnh đạo của đảng lại vào hùa cùng bọn "gây rối" như gã. Nhưng rồi cũng ngày này năm ngoái nhạc sĩ Phó Đức Phương từ Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã việc lấy chữ kí của văn nghệ sĩ Sài Gòn kiến nghị không cho Trung Quốc đầu tư và tổng thầu dự án cao tốc Bắc- Nam. Phó Đức Phương nói: Bản kiến nghị này được ông Vũ Mão đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và bày cách làm sao tác động tới chính phủ và BCT. Gã nghĩ ông Vũ Mão chả sợ gì sất đâu, chắc vì sức khoẻ thôi.
Và đột ngột nhận tin ông ra đi.
Buồn!
Thương!
Tiếc!
Điều tai tiếng duy nhất mà ông vướng phải và đau lòng cho đến khi giã biệt cõi đời là lễ tang Trần Độ, ông là trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn. Gã chứng kiến lễ tang ấy và là người đứng cạnh ông khi ông bị các lão thành cách mạng công kích việc đọc cả thiếu sót của người quá cố. Gã chứng kiến ông đau khổ thế nào,mồ hôi vã đầm đìa. Gã hỏi, anh viết điếu văn đó à? Ông lắc đầu bảo Ban Tư tưởng VH viết. Gã hỏi ai chỉ đạo? Ông chỉ ngón tay trỏ lên cao quá đầu.
Sau lễ tang gã lên Nà Rì, Bắc Cạn với gs Nguyễn Lân Dũng gặp nhà văn Trịnh Đình Khôi chuyên viên Ban TTVH, gã hù Khôi: Hà Nội đồn rầm lên là ông viết điếu văn ông Trần Độ đấy. Khôi tái mặt kéo gã ra một góc nói thầm: đúng là tôi được phân công viết, nhưng tôi thề, đoạn nói về thiếu sót sai lầm của ông Trần Độ tôi không viết.
- Vậy ai viết?
- Ông đi mà hỏi mấy bố lãnh đạo ấy!
- Phải chăng ông Vũ Mão thêm vào?
- Không! Ông Vũ Mão còn không chịu làm trưởng ban lễ tang cơ mà. Ông ấy bị ép. Tôi biết chắc chắn người chỉ đạo việc viết thêm sai lầm của ông Trần Độ là cấp trên của ông Vũ Mão.
Trước khi ra đi ông Vũ Mão đã kịp viết lại sự thật về đám tang Trần Độ và nhờ một người bạn công bố trên mạng.
Việc lực lượng an ninh dưới sự chỉ huy của đại tá Trần Đại Quang phó tổng cục trưởng an ninh đại diện của bộ CA trong ban lễ tang được lệnh từ hai lãnh đạo cao nhất của đảng là không để bất cứ băng rôn nào có chữ "thương tiếc" và cấp bậc của Trần Độ vào viếng. Và đó là lý do mà vòng hoa của tướng Võ Nguyên Giáp, của gia đình tướng Lê Trọng Tấn và nhiều tướng lĩnh khác bị ách lại, bắt viết lại.
Cũng trong bản công bố này, ông Vũ Mão đã nói thẳng người ép mình làm trưởng ban tang lễ mà ông một mực từ chối là Nguyễn Văn An lúc đó là chủ tịch QH. Và hai lãnh đạo cao nhất của đảng đã trực tiếp chỉ đạo tang lễ cũng như ép phải có phần kể tội Trần Độ là Nông Đức Mạnh và Phan Diễn.
Ông Vũ Mão đau xót với những gì mình vướng phải vì ông là người luôn kính trọng Trần Độ. Ông cũng thẳng thắn phê phán ông Mạnh là "phủi tay" để mình ông lãnh đủ làn sóng phẫn nộ của dư luận.
Gã viết những dòng này để mong bạn đọc gần xa chia sẻ phần nào nỗi lòng của ông Vũ Mão và cầu mong hương hồn của ông được thanh thản về cõi vĩnh hằng.
_____________
.
Phụ lục của Tễu Blog:
Không biết nhà báo Lưu Trọng Văn nhắc đến bài viết nào của ông Vũ Mão. Tìm trên mạng thì chỉ thấy bài này và không có các chi tiết chỉ đạo và thực hiện như bài anh Văn nói:
Thư ông Vũ Mão về đám tang Trần Độ
Vũ Mão
Tháng 7 năm 2007 này, vừa đúng năm năm lễ tang ông Trần Độ. Hôm nay tôi viết lại đôi dòng về một khía cạnh đã diễn ra ngày ấy. Tôi là người được Tổ chức phân công đọc Điếu văn vì tôi là Trưởng ban Lễ tang. Còn việc vì sao phân công tôi làm Trưởng ban Lễ tang sẽ được trình bày vào một dịp khác.
Điếu văn đọc tại Lễ tang Ông Trần Độ được phân công chuẩn bị khá công phu. Sau đó, có tham khảo ý kiến của gia quyến. Gia quyến đề nghị bỏ đoạn nói về thiếu sót, khuyết điểm của ông Trần Độ. Bộ phận soạn thảo cũng muốn vậy nhưng không được cấp trên chấp nhận, vì lập luận rằng, phải công bằng và khách quan giữa cống hiến và khuyết điểm. Bản Dự thảo mới, tuy vẫn nói tới thiếu sót nhưng đã được giảm nhẹ và thu gọn lại. Đã có một cuộc họp nhanh, nói cho chính xác là có cuộc hội ý ngay sau phiên họp buổi chiều của Quốc hội. Các ý kiến phát biểu sôi nổi và vẫn giữ ý kiến như cũ, tức là phải nói cả công lao và thiếu sót. Cuối cùng, các đồng chí dự Hội nghị đã vui vẻ dặn tôi: Khi đọc Điếu văn, đoạn nói về những đóng góp của ông Trần Độ thì đọc to; còn về thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi.
Mọi người đều biết tôi không muốn nhận sự phân công này, đặc biệt trong Điếu văn lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người quá cố là điều tối kỵ, chưa ai làm thế bao giờ, nên tôi càng không đồng tình.
Tuy nhiên, tôi không có cách nào khác là chấp hành sự phân công của Tổ chức và tôi đã thực hiện nghiêm chỉnh.
Tại Lễ truy điệu, tôi đọc Điếu văn. Trong lời đọc của mình, khi nói về công lao, thành tích, cống hiến của ông Trần Độ đối với Cách mạng, đối với Tổ quốc và Nhân dân thì tôi đọc to và rõ ràng, hào hùng đầy khí thế. Tôi xúc động thực sự từ đáy lòng mình. Khi đọc đến thiếu sót tôi đọc rất nhỏ, thực chất chỉ mấp máy môi để không ai nghe thấy gì cả. Trong trường hợp này, có thể nói: “Tôi là một Nghị sĩ đã đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc trong diễn đạt và biểu cảm”.
Tôi tự ví von, mình là một Nghị sĩ đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc, âu cũng là sự hài hước để giảm nhẹ bớt nỗi đau của riêng mình. Thế mới biết, dù có dùng bất cứ một thứ nghệ thuật nào và trình độ diễn đạt có siêu đẳng đến mấy cũng không thể thay thế cái công bằng của sự thật, tình nhân ái của con người.
Hội trường Ba Đình, ngày 1/8/2007
Nguồn: Tư liệu của Nhà văn Võ Bá Cường (Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
Nguồn: Hà Hiển Blog.
Nguồn: Hà Hiển Blog.
"Việc lực lượng an ninh dưới sự chỉ huy của đại tá Trần Đại Quang phó tổng cục trưởng an ninh đại diện của bộ CA trong ban lễ tang được lệnh từ hai lãnh đạo cao nhất của đảng là không để bất cứ băng rôn nào có chữ "thương tiếc" và cấp bậc của Trần Độ vào viếng. Và đó là lý do mà vòng hoa của tướng Võ Nguyên Giáp, của gia đình tướng Lê Trọng Tấn và nhiều tướng lĩnh khác bị ách lại, bắt viết lại".
Trả lờiXóaTrần đại quang là một tên tướng thấp hèn, chạy chức, hạ tuổi để lên được chủ tịch nước, hắn ta giám dật băng tang trên vòng hoa của đại tướng Võ Nguyên Giáp viếng tướng Trần Độ. Nhưng rồi cuối cùng bị quả báo chết nhục nhã, đầy tai tiếng trong khinh bạc của người Việt Nam.
ĐÚNG LÀ QUẢ BÁO CHO TRẦN ĐẠI QUANG!
Xóaông này bị chết không rõ nguyên nhân, một loại bệnh mà ngay cả ông ta chạy sang Nhật bản đề nhờ cứu chữa nhưng vô hiệu, cuối cùng là nhận lấy cái chết đau đớn và bí hiểm, cứ như là trời hành vậy. Mà đúng là trời hành, quả báo lại những gì ông ta đã gây hại cho người khác!
Những kẻ hãm hại tướng Trần Độ ; ngoài việc nhận quả báo, thì " Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ ".
XóaTôi biết, có vị doanh nhân tại Đức, quê tại Ninh bình, quê của TRẦN ĐẠI QUANG, thì lại tự hào về TRẦN ĐẠI QUANG lắm, nhất là ông ta lại có cái mộ to khùng!
XóaMột lũ hậu sinh mất dạy!
Trả lờiXóaÁc giả ác báo là có thật với Trần Đại Quang. Khi nghĩ về tên này mà vẫn thấy rờn rợn.
Trả lờiXóaViệc bắt bỏ chữ "thương tiếc" trên dải băng của những vòng hoa viếng cụ Trần Độ cho thấy sự bỉ ổi, đê tiện của chúng đối với cụ. Làm như vậy cho thấy nhân cách của chúng quá tầm thường, không hơn gì lũ lưu manh ngoài chợ. Khốn nạn!
Trả lờiXóa