Ông Nguyễn Khắc Thận
TP
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình đang kiểm tra hồ sơ của ông Nguyễn Khắc
Thận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trước thông tin ông này được bổ
nhiệm “thần tốc”, nhiều lần thiếu bằng cấp.
Thiếu tiêu chí vẫn liên tục được bổ nhiệm
Ông Vũ Đức Hằng, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình cho biết, đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình việc ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị phản ánh bổ nhiệm khi thiếu điều kiện tiêu chuẩn. Việc kiểm tra đang được thực hiện đúng các quy định.
Trao đổi với PV Tiền Phong về nội dung này, bà Vũ Thị Hằng, Phó trưởng Ban Tổ chức (Tỉnh ủy Thái Bình) cũng cho biết, khi được bổ nhiệm các chức vụ tại huyện Quỳnh Phụ trước đây, ông Thận có “vướng” về bằng cấp, tiêu chuẩn: “Khi đưa ra trường hợp ông Thận, đã vướng về bằng đại học, ông Thận chưa là chuyên viên chính, Ban Tổ chức cũng đã báo cáo những vướng mắc đó. Cụ thể thế nào chúng tôi sẽ cung cấp văn bản và trả lời sau” - bà Hằng nói.
Theo các tài liệu được công khai, năm 2011, ông Thận được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ phải áp dụng Quy định về tiêu chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện ban hành cùng Quyết định 341-QĐ/TU ngày 18/4/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình (Về việc ban hành tiêu chuẩn một số chức danh lãnh đạo). Quy định này nêu, vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện phải đạt chuyên viên chính trở lên, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp chính trị hệ tập trung. Tuy nhiên, lúc đó, ông Thận 37 tuổi, chỉ có bẳng chuyên môn Cao đẳng Kiểm sát và Cử nhân Luật hệ chuyên tu, không đáp ứng tiêu chuẩn “tốt nghiệp đại học hệ chính quy”.
Tháng 6/2014, ông Thận được bầu giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ. Theo tiêu chuẩn chức danh Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện ban hành kèm Quyết định 1496-QĐ/TU ngày 22/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình (Về việc ban hành một số chức danh lãnh đạo, thay QĐ 341-QĐ/TU) yêu cầu về trình độ như sau: Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy... Thời điểm đó, ông Thận mới 40 tuổi, chưa có bằng đại học chính quy, chưa là chuyên viên chính.
Đặc biệt, chỉ sau 1 năm giữ chức Chủ tịch UBND huyện, tháng 7/2015, ông Thận được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy, tham gia Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Trong tiêu chuẩn chức danh ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh ban hành kèm Quyết định 1891-QĐ/TU, ngày 10/11/2014 quy định: “Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên (đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học chính quy, nếu tốt nghiệp đại học tại chức phải có bằng thạc sỹ và tương đương trở lên, đúng chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học)”. Đối chiếu quy định này, ông Thận cũng không đạt. Cụ thể, ông Thận chỉ có bằng Thạc sỹ Quản ký kinh tế hệ tại chức, không phải bằng thạc sỹ Luật - ngành mà ông đã từng được đào tạo ở bậc đại học theo quy định nêu trên.
“Là thiên tài hoặc rủ nhau ngồi trên quy định”
Đặc biệt, trước khi bổ nhiệm ông Thận làm Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ chưa đầy 1 tháng, vào tháng 5/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình ra quyết định hạ tiêu chuẩn với Chủ tịch UBND huyện. Theo đó, từ tiêu chí bắt buộc “là chuyên viên chính” thành “đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ dự thi ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên”. Theo quyết định này, ông Thận lúc đó cũng chỉ đạt về yếu tố chuyên viên. Tuy nhiên, ông Thận vẫn chưa có bằng đại học chính quy theo quy định.
Trao đổi về việc này, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng có dấu hiệu vi phạm và phải làm rõ. “Đầu tiên là phải yêu cầu giải trình, khi có thông tin thì Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Thái Bình phải vào cuộc thanh kiểm tra và có ý kiến, quan điểm về việc này. Tôi nói trường hợp này không bình thường ở chỗ, vị này có thể là thiên tài, có biệt tài vượt qua các quy định, tiêu chuẩn, cần phải thông tin hoan nghênh. Nhưng đây là trường hợp hiếm có, ít xảy ra. Mặt khác, câu chuyện phổ biến hiện nay là dung dưỡng nhau, có lợi ích nhóm, lôi kéo nhau ngồi trên quy định”, ông Hùng nói.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Khắc Thận cho biết, về công tác cán bộ, PV cứ làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cá nhân ông chưa thể nói gì.
Theo Quy định vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện phải đạt chuyên viên chính trở lên, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp chính trị hệ tập trung. Tuy nhiên, lúc đó, ông Thận 37 tuổi, chỉ có bẳng chuyên môn Cao đẳng Kiểm sát và Cử nhân Luật hệ chuyên tu, không đáp ứng tiêu chuẩn “tốt nghiệp đại học hệ chính quy”.
Trả lờiXóaNgày trước, chúng tôi là giảng viên đại học chứng kiến trình độ của sinh viên chuyên tu, tại chức đã có câu "DỐT NHƯ CHUYÊN TU, NGU NHƯ TẠI CHỨC". Thế mà tay THận này chỉ có bằng cao đẳng chuyên tu lại nghiễm nhiên nhảy vào ngồi ghế ngang hàng với các cử nhân chuyên ngành tốt nghiệp hệ chính quy?
Chuyên tu còn nguy hiểm hơn tại chức vì tại chức dù sao cũng theo học đều đặn các học kỳ (dù là học buổi tối), còn chuyên tu là một năm chỉ tập trung học 2 đợt, mỗi đợt 2 tuần đến trường trao đổi với thầy rồi về nhà làm bài kiểm tra (mà thầy đã gà bài cho sẵn) đem nộp là qua.
Nhân tiện cũng kể một chuyện cười ra nước mắt: một tay cán bộ huyện đi học chuyên tu, làm bài kiểm tra toán không được, nhờ 1 sinh viên đại học làm dùm, đến khi nhận bài này về, tay cán bộ huyện thấy ký hiệu +- vô cùng như hình số 8 ở tư thế nằm, hắn bèn sửa lại thành hình số 8 hết, lại còn trách sinh viên kia sao lại viết sai "tao thấy mày làm ngã số 8 hết, tao phải dựng dậy hết cho đúng đó"!!!
Đúng là chuyện thường ngày ở huyện của Thái Bình.
Trường hợp này cũng như tay phó toà TC Phạm Hồng Phong ở Hậu giang năm xưa, chỉ có bằng trung cấp nông nghiệp và "bằng lụi" tại chức mà cũng đã leo dần lên đến phó toàn TC dưới sự nâng đỡ "trong sáng" của Nguyễn hòa bình!
"vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện phải đạt chuyên viên chính trở lên, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp chính trị hệ tập trung. Tuy nhiên, lúc đó, ông Thận 37 tuổi, chỉ có bẳng chuyên môn Cao đẳng Kiểm sát và Cử nhân Luật hệ chuyên tu, không đáp ứng tiêu chuẩn “tốt nghiệp đại học hệ chính quy”.
Trả lờiXóaThảo nào luật GD mới quy định BẰNG TỐT NGHIỆP ĐH TỪ NAY KHÔNG GHI HỆ ĐÀO TẠO, CÓ NGHĨA ĐÁNH ĐỒNG HỆ CHÍNH QUY VỚI TẠI CHỨC, CHUYÊN TU. HÒA CẢ LÀNG RỒI!
Ban Tổ chức Tỉnh Thái Bình làm việc kiểu gì khi biết Nguyễn Khắc Thận không đủ tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn bổ nhiệm? Cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh mà không giữ theo các quy định của ngành chuyên môn trong khi làm việc thì có gì khuất tất ở đây? không có khả năng chuyên môn hay có động cơ quan hệ bè nhóm lợi ích hay do hối lộ? Trong mọi trường hợp thì các cán bộ Ban Tổ Chức phải bị truy tố và nên nghỉ việc đi.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn không tin là hệ thống chính trị hiện thời trong sạch và minh bạch. Trong hệ thống chính trị này tôi chỉ thấy có 2 loại cán bộ đảng viên, loại "bị lộ" (nhẹ thì rút kinh nghiệm hay được cảnh cáo nhắc nhỡ, nặng thì xộ khám) và loại "chưa bị lộ" (thì ba hoa mồm miệng hay viết sách dạy bảo người khác).