Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

CÁC CỔ TỤC TRONG TẾT ĐOAN NGỌ


Đặng Phương Mai

TẾT ĐOAN NGỌ - TIẾT ĐOAN DƯƠNG

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ quan trọng chỉ đứng sau tết Nguyên Đán, vì thế mới có câu "mùng 5 ngày tết". Theo văn hóa phương Đông, ngày tết Đoan Ngọ này khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là gần nhất. Vì thế, khí dương cực thịnh, đỉnh điểm mạnh nhất là giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) nên còn gọi là tiết Đoan Dương. Con người và vạn vật hấp thụ được khí dương. Biết cách thì sẽ bồi dưỡng được cơ thể, nâng cao được thể chất, tinh thần; làm phong phú thêm đời sống văn hóa tâm linh.

Đông y cho rằng vào ngày này, nhằm giờ Ngọ mà thu hái thuốc nam thì sẽ rất tốt vì lúc đó cây thuốc đã hấp được vượng khí cực dương để cho chất thuốc tự nhiên tốt nhất.

Dân gian cho rằng vào lúc chính Ngọ ra khảo cây xin bói quả thì sang năm cây sẽ ra trái trĩu trịt.

Tục giết sâu bọ thực hiện sáng sớm mồng 5. Sau khi thắp hương gia tiên và dâng lễ ở đình đền cảm tạ trời đất , các nhà ăn cái rượu khi mờ sáng để trừ giun sán...

Các tập tục:

- Tục biếu tặng quà
- Tục khảo cây
- Tục đổ bệnh cho cây
- Tục xâu lỗ tai
- Tục nhuộm móng tay
- Tục hái thuốc
- Tục làm bánh tro.
- Tục bôi rượu hùng hoàng lên ngực và thóp thở trẻ em...

Ngày nay các tục trong tết Đoan Ngọ này mai một nhiều, còn rất ít địa phương và gia đình lưu giữ được. Tuy nhiên nhiều địa phương vẫn còn giữ tục hái đủ 12 loại lá cây để sắc uống trong ngày và những ngày tiếp theo để trị rôm sảy, sẩn ngứa, an thần, mát gan, lợi tiểu: Bồ công anh, ngải cứu, cà gai, kim ngân, lá vối, cây vòi voi, mã đề, lá dâu, dây tầm bốp, dây lạc tiên.

(Nguồn ảnh tư liệu)
 






 
 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét