08:00 - 31/05/2020
Trong bài phát biểu hôm qua tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì cách xử lý trong đại dịch Covid-19.
Tổng thống Trump khẳng định người dân Mỹ và thế giới đang chịu tổn thất to lớn về người và của vì đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc. Ông cáo buộc chính quyền Trung Quốc che đậy thông tin về dịch Covid-19, gây sức ép lên WHO để “lừa dối thế giới”. Qua đó, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những hành vi sai trái này, theo AFP.
Mới đây, ngày 18.5, Tổng thống Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO và ra tối hậu thư đề nghị cơ quan này phải cải cách trong vòng 30 ngày, nhưng hôm qua khẳng định đề nghị đã không được thực thi.
Hiện chưa rõ quyết định mới nhất của Tổng thống Trump sẽ có hiệu lực khi nào. WHO hôm qua chưa bình luận gì về động thái này. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi WHO được cho là đòn đau đối với cơ quan này vì điều đó đồng nghĩa WHO sẽ mất đi khoản đóng góp của Mỹ cho ngân sách hoạt động, theo trang Vox.
Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO khi đóng góp 893 triệu USD, khoảng 20% ngân sách của cơ quan này trong 2 năm 2018 - 2019. Trong đó, 237 triệu USD là nghĩa vụ chung và 656 triệu USD là đóng góp tự nguyện cho các chương trình cụ thể như xóa bệnh bại liệt, HIV, bệnh lao, ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh... Giới nghiên cứu cho rằng nếu các chương trình này bị ảnh hưởng thì số người chết và chịu thiệt hại vì bệnh tật sẽ gia tăng, theo trang Scientific American.
Tuy nhiên, học giả Amesh Adalja thuộc Trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ) nhận định, quyết định của Tổng thống Trump trên thực tế sẽ không làm thay đổi hoạt động của WHO. Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết tài trợ 2 tỉ USD cho WHO trong 2 năm tới nhằm giúp chống dịch Covid-19. Số tiền nói trên ước tính gần bằng ngân sách hoạt động hằng năm của WHO trong năm 2019, theo Reuters.
Trong khi đó, thượng nghị sĩ Mỹ Lamar Alexander cảnh báo quyết định rút khỏi WHO có thể gây ảnh hưởng đến các cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin thiết yếu trên toàn cầu, đặc biệt là vắc xin Covid-19.
Tờ The Straits Times cũng trích dẫn bình luận của 5 chuyên gia y tế toàn cầu trên chuyên san The Lancet cho biết WHO là cơ quan chủ chốt trong việc điều phối việc ứng phó toàn cầu, nếu các nước cắt đứt quan hệ với cơ quan này sẽ gây ảnh hưởng đến việc chia sẻ các nghiên cứu và thiết bị y tế liên quan đến việc chống dịch và nhiều vấn đề khác.
Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn WHO dù chỉ đóng góp 40 triệu USD mỗi năm so với xấp xỉ 450 triệu USD mỗi năm của Mỹ”, Tổng thống Trump phát biểu và nhấn mạnh sẽ chuyển nguồn tài trợ này cho các tổ chức y tế công cộng toàn cầu khác xứng đáng hơn, ví dụ cho VN chẳng hạn vì đã làm tốt việc chống dịch cúm Tàu/.
Trả lờiXóa