Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

PHẢN ĐỐI DỰ LUẬT AN NINH QUỐC GIA TẠI HONGKONG CỦA TQ

Người Hong Kong tham gia biểu tình phản đối dự luật an ninh quốc gia mới hôm 23-5 -
Gần 200 chính trị gia phản đối dự luật an ninh quốc gia tại Hong Kong của Trung Quốc 
 
Tuổi trẻ
24/05/2020 06:11 GMT+7

TTO - Gần 200 chính trị gia trên toàn thế giới ngày 23-5 đã ký tuyên bố chung phê phán dự luật an ninh quốc gia tại Hong Kong của Bắc Kinh.

Luật an ninh 'đốt nóng' Hong Kong
7 điều trong dự thảo luật an ninh cho Hong Kong là gì?
Hong Kong sôi sục kêu gọi biểu tình chống luật an ninh của Bắc Kinh
 
Tuyên bố chung này do cựu thống đốc Hong Kong thời thuộc Anh, ông Christopher Patten, và cựu ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind đứng ra thực hiện. 17 thành viên Quốc hội Mỹ cũng tham gia ký tên.

Tổng cộng có 186 lãnh đạo chính sách và luật đã tham gia tuyên bố trên, chỉ trích dự luật mới của Trung Quốc là "sự tấn công toàn diện vào tính tự trị của thành phố, luật pháp và các quyền tự do cơ bản", cũng như "vi phạm trắng trợn" Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1997 về việc trao trả Hong Kong.

"Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin Bắc Kinh giữ lời về vấn đề Hong Kong, mọi người sẽ không còn nghiêm túc cân nhắc lời nói từ họ (Chính phủ Trung Quốc) trong các vấn đề khác", bản tuyên bố chung viết.

Dự luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong ra đời trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục chỉ trích Trung Quốc về cách xử lý đại dịch COVID-19 từ virus corona chủng mới từ thời điểm ban đầu.

Các quan chức Mỹ cho biết dự luật mới sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho cả nền kinh tế của Hong Kong và Trung Quốc đại lục, đồng thời ảnh hưởng cơ chế đặc biệt của Mỹ dành cho đặc khu này.

Tuy nhiên, phía Bắc Kinh đã bác bỏ chỉ trích từ các quốc gia khác và xem đấy là can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Một số thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã ký tuyên bố trên, bao gồm quyền chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, ông Marco Rubio, và thượng nghị sĩ Ted Cruz. Những gương mặt của Đảng Dân chủ Mỹ tham gia bao gồm chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff.

48 nghị sĩ thuộc Quốc hội Anh cũng góp mặt trong bản tuyên bố chung cùng nhiều nhân vật khác đến từ khắp châu Âu, châu Á, Úc và Bắc Mỹ.

Nguyên Hạnh

2 nhận xét :

  1. Những năm tới Trung Quốc sẽ sống chật vật hơn với cộng đồng thế giới. Một quốc ga có tập thể lãnh đạo thiếu trách nhiệm với thế giới.

    Trả lờiXóa
  2. Người TQ sắp bị tan đàn xẻ nghé khắp thế giới!
    Đà Nẵng cần nhất là cơ chế hình thành ngay Hành lang đông tây 2 đường sắt từ biển Đông qua cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam) - Lào - Thái - Myanmar ra Ấn Độ Dương. Chú ý từ biên giới Lào - Thái đã có hệ thống đường sắt đi khắp Thái và từ biên giới Thái - Myanmar người Nhật đang làm đường sắt đi ra cảng Dawei ra Ấn Độ Dương.
    Trump đã nhận diện Singapore là mối nguy tiềm tàng với phương Tây vì tính chất sắc tộc không thể từ bỏ TQ và lợi ích gắn liền lớn với TQ. Nếu hình thành ngay hành lang đông tây 2 này thì eo Malacca không còn độc đạo, Singapore sẽ nhường bớt vai trò logistics cho VN!

    Trả lờiXóa