Luân Lê
NHỮNG CÂU HỎI QUYẾT ĐỊNH TỚI
NHỮNG CÂU HỎI QUYẾT ĐỊNH TỚI
VÀ LÀM NÊN DIỆN MẠO MỘT NỀN TƯ PHÁP
Với các sai phạm nghiêm trọng về chứng cứ, tức việc chứng minh, sự việc đã bị thay đổi tới mức nào?
Vi phạm nghiêm trọng về chứng cứ có chắc chắn dẫn tới các đánh giá sai lầm hoặc có làm biến dạng cách nhìn nhận vấn đề không?
Có sự thật nào được xác lập dựa trên sự sai trái hay nguỵ tạo chứng cứ không?
“Bản chất của vụ án” là gì mà “không thay đổi” kể cả khi việc chứng minh đã bị vi phạm?
Nếu sai phạm trong việc chứng minh không làm thay đổi bản chất vụ án thì nghĩa là luật tố tụng đã trở nên bị vô hiệu và không còn cần phải chứng minh trong các vụ án nữa vì sự “không thay đổi bản chất” của nó bất kể các sự vi phạm?
Nếu các sai phạm tố tụng không là cơ sở để gỡ tội thì đó có phải là tước bỏ quyền được hưởng nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, được xét xử công bằng không?
Luật pháp có nguyên tắc nào cho phép toà án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định kết tội dựa trên một thủ tục mà bỏ qua những sai phạm về chứng cứ và chứng minh không?
Việc chứng minh theo thủ tục luật định có là một yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong mọi trường hợp không hay là có thể dựa trên một thủ tục có sự vi phạm hoặc nhờ vào sự nguỵ tạo?
Những chứng cứ và các hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền mà đã nguỵ tạo chứng cứ có giá trị pháp lý không, hay bị đặt vào sự vô hiệu do phẩm chất và hiệu lực của chủ thể đã bị vô hiệu do phạm vào điều cấm của luật?
Sự thật có thể được tìm thấy là khách quan như nó phải là, nếu người có nghĩa vụ tôn trọng sự thật lại dùng sự gian dối để chứng minh?
Tính hợp pháp quyết định tới sự thật và cần thiết để bảo vệ công lý hay “sự thật” có thể ưu tiên hơn sự hợp pháp và cũng không cần tới sự hợp pháp để nhạn diện?
Nếu không có sự hợp pháp, chẳng phải chúng ta đang là tội phạm thực sự của sự thật ư?
Với các sai phạm nghiêm trọng về chứng cứ, tức việc chứng minh, sự việc đã bị thay đổi tới mức nào?
Vi phạm nghiêm trọng về chứng cứ có chắc chắn dẫn tới các đánh giá sai lầm hoặc có làm biến dạng cách nhìn nhận vấn đề không?
Có sự thật nào được xác lập dựa trên sự sai trái hay nguỵ tạo chứng cứ không?
“Bản chất của vụ án” là gì mà “không thay đổi” kể cả khi việc chứng minh đã bị vi phạm?
Nếu sai phạm trong việc chứng minh không làm thay đổi bản chất vụ án thì nghĩa là luật tố tụng đã trở nên bị vô hiệu và không còn cần phải chứng minh trong các vụ án nữa vì sự “không thay đổi bản chất” của nó bất kể các sự vi phạm?
Nếu các sai phạm tố tụng không là cơ sở để gỡ tội thì đó có phải là tước bỏ quyền được hưởng nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, được xét xử công bằng không?
Luật pháp có nguyên tắc nào cho phép toà án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định kết tội dựa trên một thủ tục mà bỏ qua những sai phạm về chứng cứ và chứng minh không?
Việc chứng minh theo thủ tục luật định có là một yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong mọi trường hợp không hay là có thể dựa trên một thủ tục có sự vi phạm hoặc nhờ vào sự nguỵ tạo?
Những chứng cứ và các hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền mà đã nguỵ tạo chứng cứ có giá trị pháp lý không, hay bị đặt vào sự vô hiệu do phẩm chất và hiệu lực của chủ thể đã bị vô hiệu do phạm vào điều cấm của luật?
Sự thật có thể được tìm thấy là khách quan như nó phải là, nếu người có nghĩa vụ tôn trọng sự thật lại dùng sự gian dối để chứng minh?
Tính hợp pháp quyết định tới sự thật và cần thiết để bảo vệ công lý hay “sự thật” có thể ưu tiên hơn sự hợp pháp và cũng không cần tới sự hợp pháp để nhạn diện?
Nếu không có sự hợp pháp, chẳng phải chúng ta đang là tội phạm thực sự của sự thật ư?
Một sự bất công với Hồ Duy Hải là sự đe doạ toàn thể người dân! Hôm nay là Hồ Duy Hải thì ngày khác sẽ đến lượt chúng ta. Dân đen liệu cái thần hồn!
Trả lờiXóaNGÔ NHÂN DỤNG
Trả lờiXóaTrong sách Ly Lâu Thượng,
Mạnh Tử đã luận bàn
Những dấu hiệu cho thấy
Một chế độ sắp tàn.
“Trên không có đạo lý,
Dưới pháp luật bất minh.
Vua chúa phạm luật nghĩa.
Quan chức phạm luật hình”.
Cứ theo đó mà xét,
Thì Trung Quốc và ta
Cái kết của chế độ
Có vẻ cũng không xa. Thái Bá Tân
CẦN HUỶ BẢN ÁN NGAY!
Trả lờiXóaMười hai năm tù ngục
Để đổi lấy một ngày
Phiên toà giám đốc thẩm
Quá vô pháp- Đắng cay!
Tử tù Hồ Duy Hải
Ngay tại tỉnh Long An
Đang từ người vô tội
Bỗng biến thành bị can!
Vụ án hai thiếu nữ
Rúng động khắp trăm miền
Hồ sơ đầy nguỵ tạo
Gây bao nỗi oan khiên…
Vật chứng như: dao, thớt
Ra chợ mua, gán vào
Dấu vân tay không khớp
Khiến dư luận xôn xao…
Lời khai người làm chứng
Không đưa vào hồ sơ
Nghi can Nguyễn Văn Nghị
Che dấu rồi làm ngơ…
17 vị thẩm phán
Đã đồng thuận giơ tay
Cùng nhau ra biểu quyết
Tội ác thêm chất đầy!
Sao không huỷ bản án
Để điều tra lại đi?
Mà ngang nhiên chà đạp
Lên công lý, lương tri?!!
Sự lưu manh, dối trá
Vô pháp và bất nhân
Cùng 17 thẩm phán
Một phiên toà vô luân!
Các vị hãy nhớ lấy
Những ân oán tội đồ
Nhân dân đầy khinh bỉ
Bia miệng mãi trơ trơ!
Người thực thi công lý
Vấy máu lên dân lành
Lòng tin đã cạn kiệt
Trước phiên toà lưu manh!
Cả một nền tư pháp
Đầy rẫy những thối tha
Vụ án Hồ Duy Hải
Càng ngẫm càng xót xa!
Lòng tin của công luận
Giờ đây đã xói mòn
Thương bà mẹ khốn khổ
Hết một đời vì con!
Hãy thực thi công lý
Huỷ ngay bản án này
Trả tự do cho Hải
Việc cần phải làm ngay!
Hỡi lương tri dân chúng
Đừng vô cảm, thờ ơ
Thấy bất công, sai trái
Đừng nhắm mắt làm ngơ…
Rồi một ngày, gần lắm
Bạn- làm dê tế thần
Ai là người bênh vực
Bạn- cũng sẽ thiệt thân!Nguồn Đoàn Bảo Châu
Thù muôn đời muôn kiếp không tan
Trả lờiXóa"...............................
Bão ngày mai là gió nổi hôm nay"!
Trời chớp giật, tất đến ngày sét đánh!Nguồn: Tố Hữu