Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn thăm xưởng dệt vải dùng để sản xuất khẩu trang y tế, Đào Viên, Đài Loan, ngày 30/03/2020. REUTERS - ANN WANG
Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc,
Bắc Kinh nổi đóa
RFI
02/05/2020
Washington và Bắc Kinh không thiếu lĩnh vực để đối đầu nhau: Đài Loan là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ song phương. Hôm qua, 01/05/2020, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định ủng hộ Đài Bắc tham gia các hoạt động tại Liên Hiệp Quốc, và ca ngợi Đài Loan chống dịch thành công. Ngay lập tức, người phát ngôn của phái bộ Bắc Kinh tại New York phản đối dữ dội.
Hãng tin AP cho hay, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đưa lên mạng dòng Tweet, nhấn mạnh: « Cản
trở Đài Loan đặt chân đến Liên Hiệp Quốc là không chỉ chống lại nhân
dân Đài Loan, mà còn chống lại chính các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc ». Theo phái bộ Mỹ, đối với định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng « phục vụ cho mọi tiếng nói », đón nhận « các quan điểm đa dạng » và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
Phát ngôn viên phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đáp trả với khẳng định: dòng Tweet của phía Mỹ « can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, xúc phạm sâu sắc đến tình cảm của 1,4 tỉ người dân Trung Quốc », cũng như « xâm phạm nghiêm trọng đến nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc »,
thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã chấp
nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa, và Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ
của Trung Quốc.
Tấm gương Đài Loan và thực trạng Trung Quốc
Cũng
ngày hôm qua, phái bộ Mỹ lại đưa lên Twitter nhiều thông điệp nhấn mạnh
đến sự thành công của Đài Loan trong chiến lược ngăn chặn đại dịch, cần
phải coi đây là « một hình mẫu cho thế giới », và hòn đảo này
hoàn toàn xứng đáng có một vị trí tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Trước
đó, năm 2016, Đài Loan đã bị loại khỏi tư cách quan sát viên tại WHO.
Năm 2016 là năm bà Thái Anh Văn, người từ chối thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa », trở thành tổng thống Đài Loan.
Đài
Loan phải rời khỏi vị trí thành viên Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, để
Trung Quốc thế chỗ. Kể từ đó, Bắc Kinh tìm mọi cách gạt Đài Loan ra khỏi
các định chế quốc tế, trong đó có Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, mà Đài
Bắc từng được chấp nhận là quan sát viên.
Các thông điệp ủng hộ
mạnh mẽ Đài Loan của đại diện Mỹ tại Liên Hiệp Quốc hôm qua ắt hẳn không
phải là ngẫu nhiên. Trong những tuần gần đây, chính quyền Mỹ liên tục
cáo buộc Bắc Kinh che giấu thông tin, khiến đại dịch gây tổn hại vô cùng
lớn cho phần còn lại của thế giới. Theo các nhà quan sát, một hình mẫu
thành công trong việc chống dịch của Đài Loan càng được công luận quốc
tế biết đến thì tình trạng bưng bít thông tin, lối cai trị độc tài, toàn
trị của Trung Quốc càng lộ rõ.
Trọng Thành
Năm 1971, Mỹ đóng vai trò quyết định cho việc đưa Trung Quốc vào thay thế vị trí của Đài Loan ở Liên Hiệp Quốc, để rồi 39 năm sau (tức năm 2020) lại vất vả quay lại 180 độ . Đúng là " SAI 1 LY ĐI 1 DẶM " quả không sai.
Trả lờiXóalỗi do người tiền nhiệm
XóaĐÀI LOAN ĐÃ LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ CHỦ QUYỀN. MỘT NỀN KINH TẾ MẠNH CỦA THẾ GIỚI. VỚI DÂN SỐ TƯƠNG ĐƯƠNG NƯỚC ÚC KHOẢNG 25 TRIỆU. NHƯNG GDP HƠN 1100 TY USD. THẬT ĐÁNG NGƯỠNG MỘ. ĐẤT NƯỚC NÀY XỨNG ĐÁNG CÓ TIẾNG NÓI MẠNH MẼ HƠN TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ. CHO DÙ BẮC KINH DÙ MỌI THỦ ĐOẠN ĐỂ NGĂN CẢN. NHƯNG BÀI HỌC HONG KONG ĐÃ THỨC TỈNH NGƯỜI ĐÀI LOAN. HỌ ĐÃ BẦU CHO ĐẢNG DÂN TIẾN VÀ BÀ THÁI ANH VĂN MÀ KHÔNG BẦU CHO QUÓC DÂN ĐẢNG THÂN ĐẠI LỤC.
Trả lờiXóa