Vụ tử tù Hồ Duy Hải:
Thứ Bảy 07/12/2019 - 08:04
Theo hồ sơ vụ án, khi thiếu một số vật chứng trong vụ án như
con dao, cái thớt, cái ghế thì cơ quan điều tra đã yêu cầu một số người
ra chợ mua con dao, cái thới khác để thay vào.
>>Hàng nghìn đêm thức trắng của mẹ tử tù đặc biệt Hồ Duy Hải
>>Viện KSND kháng nghị, yêu cầu điều tra lại vụ Hồ Duy Hải
>>Vụ án Hồ Duy Hải: Đủ cả 4 căn cứ để kháng nghị
Theo hồ sơ, sáng 14/1/2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Sau đó, bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn số 1639/TB-VPCP thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao chỉ đạo, xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước.
Ngày 5/6/2018, Văn phòng thường trực ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ có công văn đề nghị Viện KSND tối cao cung cấp thông tin để trả lời kháng thư của Liên Hiệp Quốc về trường hợp của Hồ Duy Hải.
Ngày 23/7/2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết dứt điểm vụ án.
Sau đó 1 ngày, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.
Sau thời gian nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, Viện Trưởng Viện KSND Tối cao đã quyết định kháng nghị đề nghị hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An, bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử và tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người và cướp tài sản để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, Viện trưởng Viện KSND Tối cao cũng quyết định tạm đình chỉ thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Theo kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, trong hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải, cáo trạng xác định khoảng sau 20h30 ngày 13/1/2008, Hải dùng thớt đánh vào mặt; dùng dao giết nạn nhân N.T.A.H; dùng ghế xếp bằng inox, dao giết nạn nhân N.T.T.V. Như vậy, thớt, dao, ghế là vật chứng quan trọng, mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh những vật chứng này nhưng không được thu giữ để truy nguyên, và sau đó cơ quan điều tra có động thái cho người mua mới những vật chứng này để bổ sung, đưa vào hồ sơ vụ án.
Cụ thể, dựa trên lời khai của một số người dọn dẹp hiện trường là các ông Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Tuấn Ngọc, ngày 14/1/2008, trong lúc tham gia dọn dẹp hiện trường những người này đã phát hiện một con dao rất mới và sạch, không có dấu vết, được đút vào sau tấm bảng treo đối diện cầu thang nhà bếp, gần chỗ 2 nạn nhân bị giết. Sự việc được báo cho công an xã và huyện nhưng công an bảo rằng “chắc không có gì đâu, bỏ đi”. Vì vậy họ đã dùng con dao đó để cạo vết máu còn dính trên nền gạch rồi đem dao đi đốt bỏ. Ngày hôm sau, công an cho tìm lại con dao này nhưng không tìm được, kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.
Theo hồ sơ vụ án, khi được cơ quan điều tra yêu cầu, ông Nguyễn Văn Thu ra chợ mua một con dao khác để thay vào. Ông này từng khẳng định: “Tôi xác định con dao này là do tôi mua, giao nộp cho công an”. Biên bản và bản vẽ mô phỏng con dao do ông Thu mua mới, giao nộp cho cơ quan điều tra được lập ngày 21/3/2008.
Về chi tiết này, kháng nghị của Viện KSND Tối cao chỉ rõ: Bản vẽ con dao cũng do cơ quan điều tra vẽ trước và không phải do chính những người trên vẽ ra. Quá trình điều tra, Hải cũng không tự vẽ con dao; việc nhận dạng con dao là do điều tra viên vẽ trước rồi đưa Hải nhận dạng.
Tương tự, cái thớt được cho là vật chứng mà Hồ Duy Hải dùng để đập đầu nạn nhân N.T.A.H, cũng không được cơ quan điều tra thu giữ khi khám nghiệm hiện trường. Hơn 5 tháng sau, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, ngày 24/6/2008, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của 2 nạn nhân) mới đi mua 1 cái thớt gỗ khác về nộp cho cơ quan điều tra để làm vật mô phỏng.
Bên cạnh đó, theo kháng nghị của Viện KSND Tối cao, đối với chiếc ghế xếp bằng inox, Hải khai dùng đập vào đầu nạn nhân N.T.T.V, biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận ghế có mã số HPN2 447052. Nhưng thời điểm đó, cơ quan điều tra cũng không thu giữ vật chứng này. Mãi hơn 2 tháng sau, cơ quan điều tra thu giữ một chiếc ghế inox hiệu Hòa Phát có mã số hoàn toàn khác, là HPM2 44705.
Ngoài ra, kháng nghị còn nêu ra hàng loạt mâu thuẫn, sai sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình tố tụng.
Ngày 5/6/2018, Văn phòng thường trực ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ có công văn đề nghị Viện KSND tối cao cung cấp thông tin để trả lời kháng thư của Liên Hiệp Quốc về trường hợp của Hồ Duy Hải.
Ngày 23/7/2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết dứt điểm vụ án.
Sau đó 1 ngày, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.
Sau thời gian nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, Viện Trưởng Viện KSND Tối cao đã quyết định kháng nghị đề nghị hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An, bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử và tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người và cướp tài sản để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, Viện trưởng Viện KSND Tối cao cũng quyết định tạm đình chỉ thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Theo kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, trong hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải, cáo trạng xác định khoảng sau 20h30 ngày 13/1/2008, Hải dùng thớt đánh vào mặt; dùng dao giết nạn nhân N.T.A.H; dùng ghế xếp bằng inox, dao giết nạn nhân N.T.T.V. Như vậy, thớt, dao, ghế là vật chứng quan trọng, mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh những vật chứng này nhưng không được thu giữ để truy nguyên, và sau đó cơ quan điều tra có động thái cho người mua mới những vật chứng này để bổ sung, đưa vào hồ sơ vụ án.
Cụ thể, dựa trên lời khai của một số người dọn dẹp hiện trường là các ông Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Tuấn Ngọc, ngày 14/1/2008, trong lúc tham gia dọn dẹp hiện trường những người này đã phát hiện một con dao rất mới và sạch, không có dấu vết, được đút vào sau tấm bảng treo đối diện cầu thang nhà bếp, gần chỗ 2 nạn nhân bị giết. Sự việc được báo cho công an xã và huyện nhưng công an bảo rằng “chắc không có gì đâu, bỏ đi”. Vì vậy họ đã dùng con dao đó để cạo vết máu còn dính trên nền gạch rồi đem dao đi đốt bỏ. Ngày hôm sau, công an cho tìm lại con dao này nhưng không tìm được, kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.
Theo hồ sơ vụ án, khi được cơ quan điều tra yêu cầu, ông Nguyễn Văn Thu ra chợ mua một con dao khác để thay vào. Ông này từng khẳng định: “Tôi xác định con dao này là do tôi mua, giao nộp cho công an”. Biên bản và bản vẽ mô phỏng con dao do ông Thu mua mới, giao nộp cho cơ quan điều tra được lập ngày 21/3/2008.
Về chi tiết này, kháng nghị của Viện KSND Tối cao chỉ rõ: Bản vẽ con dao cũng do cơ quan điều tra vẽ trước và không phải do chính những người trên vẽ ra. Quá trình điều tra, Hải cũng không tự vẽ con dao; việc nhận dạng con dao là do điều tra viên vẽ trước rồi đưa Hải nhận dạng.
Tương tự, cái thớt được cho là vật chứng mà Hồ Duy Hải dùng để đập đầu nạn nhân N.T.A.H, cũng không được cơ quan điều tra thu giữ khi khám nghiệm hiện trường. Hơn 5 tháng sau, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, ngày 24/6/2008, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của 2 nạn nhân) mới đi mua 1 cái thớt gỗ khác về nộp cho cơ quan điều tra để làm vật mô phỏng.
Bên cạnh đó, theo kháng nghị của Viện KSND Tối cao, đối với chiếc ghế xếp bằng inox, Hải khai dùng đập vào đầu nạn nhân N.T.T.V, biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận ghế có mã số HPN2 447052. Nhưng thời điểm đó, cơ quan điều tra cũng không thu giữ vật chứng này. Mãi hơn 2 tháng sau, cơ quan điều tra thu giữ một chiếc ghế inox hiệu Hòa Phát có mã số hoàn toàn khác, là HPM2 44705.
Ngoài ra, kháng nghị còn nêu ra hàng loạt mâu thuẫn, sai sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình tố tụng.
Xuân Duy
Nếu những ai hiểu pháp luật nhất là luật tố tụng hình sự Việt nam sẽ không yên tâm với giàn đồng ca của HĐ thẩm phán xét xử vụ Hồ Duy Hải.
Trả lờiXóaOan hồn của 2 cô gái quyết phải bắt kẻ sát nhân thực sự phải đền tội! Nên họ không cho bọn âm mưu dễ dàng giết Hồ Duy Hải. Dù Hải có thể bị sát hại, tên hung thủ thật sự có ngày phải bị chết!
Trả lờiXóaMua dao và thớt ngoài chợ về làm tang chứng vụ án , điều "tuyệt vời " này chỉ có ở ngành hành pháp VN. Vậy mỗi tòa án VN nên dựng tượng ông Nguyễn Hòa Bình một tay cầm dao, còn tay kia cầm thớt + 16 ls đứng xung quanh là tuyệt nhất .
Trả lờiXóaCơ quan điều tra tùy tiện làm sai luật, Tòa án lại căn cứ vào những điều tra sai luật rõ ràng như vậy để xử oan người dân, thật là việc làm lạ lùng. Điều tra sai, xử sai bao nhiêu vụ rồi mà vẫn không thay đổi lại càng lạ!
Trả lờiXóaCơ quan Pháp luật của nhà nước để sảy ra bao nhiêu vụ dân oan như vậy TƯ Đảng không biết sao? Liệu như vậy uy tín của Đảng không bị ảnh hưởng sao? Vậy mà thấy Bộ CT và TBT, CTQH vẫn không thấy ai lên tiếng? Liệu Dân còn tin vào Đảng sáng suốt nữa không, còn tin vào nhà nước nữa không?
Trả lờiXóaTrong sách Ly Lâu Thượng,
Mạnh Tử đã luận bàn
Những dấu hiệu cho thấy
Một chế độ sắp tàn.
“Trên không có đạo lý,
Dưới pháp luật bất minh.
Vua chúa phạm luật nghĩa.
Quan chức phạm luật hình”.
Cứ theo đó mà xét,
Thì Trung Quốc và ta
Cái kết của chế độ
Có vẻ cũng không xa. Thái Bá Tân
CẦN HUỶ BẢN ÁN NGAY!
Trả lờiXóaMười hai năm tù ngục
Để đổi lấy một ngày
Phiên toà giám đốc thẩm
Quá vô pháp- Đắng cay!
Tử tù Hồ Duy Hải
Ngay tại tỉnh Long An
Đang từ người vô tội
Bỗng biến thành bị can!
Vụ án hai thiếu nữ
Rúng động khắp trăm miền
Hồ sơ đầy nguỵ tạo
Gây bao nỗi oan khiên…
Vật chứng như: dao, thớt
Ra chợ mua, gán vào
Dấu vân tay không khớp
Khiến dư luận xôn xao…
Lời khai người làm chứng
Không đưa vào hồ sơ
Nghi can Nguyễn Văn Nghị
Che dấu rồi làm ngơ…
17 vị thẩm phán
Đã đồng thuận giơ tay
Cùng nhau ra biểu quyết
Tội ác thêm chất đầy!
Sao không huỷ bản án
Để điều tra lại đi?
Mà ngang nhiên chà đạp
Lên công lý, lương tri?!!
Sự lưu manh, dối trá
Vô pháp và bất nhân
Cùng 17 thẩm phán
Một phiên toà vô luân!
Các vị hãy nhớ lấy
Những ân oán tội đồ
Nhân dân đầy khinh bỉ
Bia miệng mãi trơ trơ!
Người thực thi công lý
Vấy máu lên dân lành
Lòng tin đã cạn kiệt
Trước phiên toà lưu manh!
Cả một nền tư pháp
Đầy rẫy những thối tha
Vụ án Hồ Duy Hải
Càng ngẫm càng xót xa!
Lòng tin của công luận
Giờ đây đã xói mòn
Thương bà mẹ khốn khổ
Hết một đời vì con!
Hãy thực thi công lý
Huỷ ngay bản án này
Trả tự do cho Hải
Việc cần phải làm ngay!
Hỡi lương tri dân chúng
Đừng vô cảm, thờ ơ
Thấy bất công, sai trái
Đừng nhắm mắt làm ngơ…
Rồi một ngày, gần lắm
Bạn- làm dê tế thần
Ai là người bênh vực
Bạn- cũng sẽ thiệt thân!Nguồn Đoàn Bảo Châu
Tất cả bọn chúng sẽ phải trả giá cho tội ác " Trời không dung ; Đất không tha " này . Để rồi chiêm nghiệm xem .
XóaThù muôn đời muôn kiếp không tan
Trả lờiXóa"...............................
Bão ngày mai là gió nổi hôm nay"!
Trời chớp giật, tất đến ngày sét đánh!Nguồn: Tố Hữu