Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt, 25/5/2020
Việc bắt giữ các nhà báo, bloggers hay nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam hiện nay, mà mới đây nhất là vụ bắt các ông Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy, tiếp tục được giới hoạt động và quan sát thời sự, chính trị ở Việt Nam quan tâm.
Qua bút đàm, trước hết các ý kiến bình luận về nguyên nhân của các vụ bắt giữ trên quan điểm riêng của mình:
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách ISDS đã tự giải thể): Xu hướng đàn áp gia tăng ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong thời gian Covid-19. Vụ bắt các ông Phạm Thành và Nguyễn Tường Thuỵ cũng trong xu hướng chung đó.
Với anh Nguyễn Tường Thuỵ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) còn có liên quan đến vụ bắt anh Phạm Chí Dũng chủ tịch HNBĐLVN trước đây, hồi cuối tháng 11/2019.
Nhà báo, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh (Hội nhà báo độc lập Việt Nam, từ Hà Nội): Việc trong một tháng (từ 23/4 đến 23/5/2020) diễn ra liên tiếp ba vụ bắt bớ những người cầm bút tại Việt Nam, gồm Trần Đức Thạch, Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy, cho thấy có sự gia tăng đàn áp những tiếng nói đối lập tại Việt Nam trước những vấn đề mà đảng, nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt.
Tình hình xã hội hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là sau đại dịch Covid-19, mà những khó khăn xã hội sẽ dẫn đến những tiếng nói bất đồng ngày càng nhiều trong xã hội.
Thứ hai là tình hình trên Biển Đông có nhiều vụ việc hết sức bất lợi cho Việt Nam, trong đó có việc Trung Quốc ngày càng ngang ngược lấn tới trong chính sách xâm lược.
Thứ ba, cần đặc biệt chú ý là Đại hội lần thứ 13 của Đảng CSVN sắp nhóm họp. Đây là sự kiện mà Đảng CS muốn được tiến hành trong yên ổn, trong bối cảnh đấu đá nội bộ đang diễn ra âm thầm nhưng căng thẳng.
Họ không muốn những cây bút đối lập được tự do lên tiếng về những khó khăn của đời sống xã hội, chỉ ra những nguyên nhân bất cập cũng như nói về hiểm họa bành trướng từ Trung Quốc.
Bởi những người này là những người thường xuyên đề cập đến những vấn đề nói trên. Những cuộc bắt bớ, đàn áp những người đòi quyền tự do dân chủ của người dân là điều vẫn thường xảy ra trước những kỳ đại hội đảng CSVN.
Nhà báo Mạc Việt Hồng (Chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online, từ Warsaw, Ba Lan): Việc bắt giam các cây bút hay các nhà hoạt động từ trước tới nay là phù hợp với bản chất của chế độ cộng sản, một chế độ luôn đàn áp các tiếng nói đối lập, các ý kiến khác biệt.
Nói về nguyên nhân, tôi nghĩ rằng họ luôn có nguyên nhân để bắt giữ, nhất là khi Luật An ninh mạng đã được thông qua hồi năm ngoái.
Bất cứ ai lên tiếng về những vấn đề chính trị, xã hội hay những đòi hỏi dân sự ở Việt Nam đều là các tù nhân lương tâm dự khuyết hết, mặc dù rất xót thương cho nhựng người bị bắt, nhưng tôi không hề ngạc nhiên.
Nguyên nhân xa là như vậy, nguyên nhân trực tiếp tôi cho rằng trong vụ ông Phạm Thành, đó là do quyển sách mới xuất bản về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; còn vụ ông Nguyễn Tường Thụy thì liên quan tới hội Nhà báo Độc lập mà ông làm Phó chủ tịch.
BBC: Cách thức tiến hành các vụ bắt bớ này có gì đặc biệt đáng chú ý, có hợp hiến, hợp pháp, hay thấu tình đạt lý không?
TSKH Nguyễn Quang A: Về trường hợp anh Phạm Thành, theo vợ anh thì việc bắt không quá ồn ào.
Còn theo gia đình anh Thuỵ thì cách thức tiến hành bắt anh Thuỵ cũng giống cách bắt các nhà hoạt động khác, họ dùng các biện pháp rất thô bạo.
Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh: Những người này là những người hoạt động ôn hòa, hoàn toàn không ủng hộ bạo lực hoặc lật đổ.
Những căn cứ để bắt bớ họ như "lật đổ chính quyền nhân dân" hoặc là "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam" là những sự khiên cưỡng và bịa đặt không có cơ sở trên thực tế.
Nhưng vụ bắt giữ ông Nguyễn Tường Thụy - qua lời kể của gia đình - thì thậm chí không đạt chuẩn mực của những cư xử bình thường trong xã hội, khi mà cơ quan công quyền thay vì đàng hoàng vào nhà đọc lệnh bắt lại 'lừa' cả người phụ nữ đi tập thể dục về, rồi dùng những lời lẽ thì thô tục.
Chẳng hạn như theo lời kể của phu nhân ông Thụy, thì họ đã chờ sẵn đâu đó, khi bà đi tập thể dục về mở cửa nhà thì họ xông vào; rồi nói với con trai bà là "Đ.M mày ngồi yên!"
Là 'chiến dịch' hay không?
BBC: Liệu đây có phải là dấu hiệu của hay cho một "chiến dịch" mới nào đó? Và nếu đúng là như thế, thì mục đích, mục tiêu là gì, triển vọng ra sao, tính khả thi, hiệu quả hay hệ lụy thế nào?
TSKH Nguyễn Quang A: Nếu nói đến chiến dịch thì chí ít từ hơn 3 năm nay luôn luôn có các "chiến dịch" đàn áp như vậy. Mục đích là nhổ tận gốc các tổ chức độc lập không làm theo ý của đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), cái này họ nói công khai. Tôi e là họ tiếp tục làm thế ít nhất trong một năm tới.
Tôi không tin ĐCSVN có thể tiêu diệt được những tiếng nói khác với ý của ĐCSVN. Nó có thể làm cho một số người sợ, nhưng như thực tế cho thấy càng bắt bớ thì lại càng đông người hơn thấy sự thật và họ càng cất lên tiếng nói khác nhau của họ.
Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh: Rõ ràng đây là phần tiếp theo của một chiến dịch diễn ra từ mấy năm nay: Ngăn chặn mọi người dân đòi quyền tự do của mình như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội.
Rất nhiều những người đấu tranh cho dân chủ, cho những quyền tự do nói trên đã bị bắt từ vài năm nay.
Mục đích là nhằm ngăn chặn, đe dọa người dân có tiếng nói riêng của mình không theo sự hướng dẫn hoặc sự chi phối của đảng nhằm tô vẽ cho chính quyền một cách mị dân, chỉ ra những mảng tối của xã hội và chính quyền.
Tuy nhiên, người dân và những người bị bắt có sợ hãi không là câu chuyện khác. Và mục đích của nhà cầm quyền có đạt hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Hệ lụy của nó thì chắc chắn là không nhỏ, trước hết là ở lòng dân và cách nhìn, sự đánh giá của cộng đồng quốc tế về chính quyền Việt Nam.
Nhà báo Mạc Việt Hồng: Tôi không nghĩ là có chiến dịch nào cả. Việc bắt bớ các nhà hoạt động trong những năm qua diễn ra gần như đều đều. Cứ lâu lâu họ lại làm một 'mẻ', xử tù hết 'mẻ' đó; hoặc đổi chác, phóng thích ra nước ngoài một số người 'nặng ký' thì họ lại bắt tiếp những người khác thế vào.
Việc bắt bớ này sẽ vẫn tiếp tục một khi chế độ cộng sản còn tồn tại.
Rất tiếc, phải đưa ra nhận định như vậy, nnhưng qua trao đổi với một số người, tôi nghĩ, hầu hết các nhà hoạt động có chút tên tuổi ở Việt Nam hiện nay đều xác định trước chuyện sẽ bị bị bắt một ngày nào đó và sẵn sàng đương đầu với thử thách này.
Liên quan Đại hội Đảng?
BBC: Cuối cùng, về tính chất thời điểm của các vụ bắt giữ, liệu chúng có liên quan gì tới quá trình chuẩn bị cho Đại hội 13 dự kiến nhóm vào năm 2021 của ĐCSVN? Có liên hệ gì tới các khía cạnh nội bộ, hay đối nội, đối ngoại của ban lãnh đạo, đảng và chính quyền hay không?
TSKH Nguyễn Quang A: Chắc chắn có liên quan đến việc chuẩn bị Đại hội 13 của ĐCSVN. Nó cũng có thể liên quan đến EVFTA bây giờ coi như đã xong và họ có thể rảnh tay hơn.
Một hình mẫu khá quen thuộc: gần đến những sự kiện lớn (Đại hội Đảng CSVN, vụ án nổi cộm, các cuộc viếng thăm cấp cao,.., gần đến các vụ án nổi cộm, Đồng Tâm chẳng hạn, và nhiều sự kiện khác) an ninh Việt Nam luôn có các vụ bắt bớ như vậy nhân danh "giữ an ninh". Chắc chắn liên quan đến sự đối nội.
Đối ngoại thì có thể trong hoàn cảnh cả thế giới bận bịu với dịch Covid-19 và có lẽ ít lên tiếng hơn (hay EVFTA đã xong) làm cho ĐCSVN thấy thời cơ thuận tiện hơn để đàn áp mà không có hậu quả quốc tế gì mấy.
Nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh: Như trên đã nói, vấn đề chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ 13 của ĐCSVN cũng là vấn đề được coi là quan trọng nhất chi phối cho chiến dịch bắt bớ này.
Đặc biệt là qua đó nhằm đe dọa những người dân khác muốn cất tiếng nói của mình về hiện tình xã hội và đất nước.
Nhà báo Mạc Việt Hồng: Từ nay tới Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam còn những một năm nữa, nên tôi nghĩ hai vụ bắt giữ vừa rồi không liên quan trực tiếp tới đại hội đâu. Quyền hành, súng ống trong tay nhà cầm quyền, họ thích bắt là bắt thôi.
Và nói chung những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam - theo tôi - có lẽ nằm ngoài các đấu đá của chính trường vì họ dường như là kẻ thù của mọi phe phái chính trị, nơi người ta thống nhất quan điểm giữ vững chế độ mà chỉ giành nhau những cái ghế. Tất nhiên, đây là quan điểm cá nhân của tôi, nó có thể đúng hoặc sai.
Truyền thông nhà nước nói gì?
Báo chí chính thống Việt Nam hôm 24/5 cho hay ông Nguyễn Tường Thụy, 70 tuổi, quê Nam Định, bị cáo buộc tuyên truyền tài liệu chống phá Nhà nước Việt Nam.
"Ông Thụy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM khởi tố, bắt tạm giam về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, hôm 23/5," báo mạng VnExpress hôm Chủ Nhật nói.
"Các quyết định, lệnh khám xét nhà ông Thụy trong chung cư ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã được Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM phê chuẩn. Cơ quan điều tra cho biết thu được nhiều tài liệu, vật chứng."
Trước đó, truyền thông mạng xã hội đưa tin hôm 21/5, ông Phạm Thành (tức Blogger Bà đầm xòe) đã bị Công an TP Hà Nội bắt tại nhà riêng.
"Ông Phạm Thành sinh ngày 02/8/1952 tại xã Định Bình, Thiệu Yên, Thanh Hóa; đăng kí hộ khẩu thường trú tại số 121/128C/27 Đại La, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, đã nghỉ hưu từ tháng 6/2012," theo truyền thông từ Việt Nam.
Một số tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế và khu vực gần đây lên tiếng quan ngại về việc điều được cho là chính quyền Việt Nam có các hành động 'trấn áp' nhân quyền với các vụ bắt bớ tù nhân lương tâm gia tăng trong lúc cần trả tự do theo chiều hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, trong một diễn biến cùng thời điểm này, hôm 25/5, trang mạng Quân đội Nhân dân Online trong chuyên mục liên quan chống diễn biến hòa bình có bài viết với tựa đề "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm", có đoạn viết:
"Không phải tới bây giờ, mà nhiều năm qua, các thế lực thù địch dường như không biết bấu víu vào vấn đề gì hơn là lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền… để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Mũi nhọn mà họ tập trung vào là vấn đề nhân quyền với nhiều hình thức tinh vi, thâm độc, xảo trá...
"Cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là 'tù nhân lương tâm' mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật," bài báo trên Quân đội Nhân dân nêu quan điểm.
"Ông Thụy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM khởi tố, bắt tạm giam về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, hôm 23/5," báo mạng VnExpress hôm Chủ Nhật nói.
"Các quyết định, lệnh khám xét nhà ông Thụy trong chung cư ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã được Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM phê chuẩn. Cơ quan điều tra cho biết thu được nhiều tài liệu, vật chứng."
Trước đó, truyền thông mạng xã hội đưa tin hôm 21/5, ông Phạm Thành (tức Blogger Bà đầm xòe) đã bị Công an TP Hà Nội bắt tại nhà riêng.
"Ông Phạm Thành sinh ngày 02/8/1952 tại xã Định Bình, Thiệu Yên, Thanh Hóa; đăng kí hộ khẩu thường trú tại số 121/128C/27 Đại La, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, đã nghỉ hưu từ tháng 6/2012," theo truyền thông từ Việt Nam.
Một số tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế và khu vực gần đây lên tiếng quan ngại về việc điều được cho là chính quyền Việt Nam có các hành động 'trấn áp' nhân quyền với các vụ bắt bớ tù nhân lương tâm gia tăng trong lúc cần trả tự do theo chiều hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, trong một diễn biến cùng thời điểm này, hôm 25/5, trang mạng Quân đội Nhân dân Online trong chuyên mục liên quan chống diễn biến hòa bình có bài viết với tựa đề "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm", có đoạn viết:
"Không phải tới bây giờ, mà nhiều năm qua, các thế lực thù địch dường như không biết bấu víu vào vấn đề gì hơn là lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền… để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Mũi nhọn mà họ tập trung vào là vấn đề nhân quyền với nhiều hình thức tinh vi, thâm độc, xảo trá...
"Cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là 'tù nhân lương tâm' mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật," bài báo trên Quân đội Nhân dân nêu quan điểm.
Đừng sử dụng chiêu bài "ổn định chính trị" để bắt bớ những người bất đồng quan điểm. Một đất nước, một xã hội mà không có phản biện là một xã hội chết, một hệ thống lạc hậu và lỗi thời.
Trả lờiXóaPhong kiến và độc tài
Bao nhiêu tù nhân lương tâm, lẽ ra không có ở một thể chế tự do, dân chủ, thì ở ta lại ngày càng nhiều, càng khốc liệt. Người ta còn muốn đoạ đày, tàn ác bằng cách bắt đi giam giữ ở những nơi xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, khó khăn đi lại, để gia đình phải khốn khổ, khốn nạn mỗi lần đi “thăm nuôi”. Nhiều người ở Hà Nội như bà Cấn thị Thêu thì bị đưa vào nhà tù tận Gia Lai; ông Nguyễn Hữu Vinh thì đưa vào mãi Thanh Hoá…
Trả lờiXóaBây giờ, người ta bắt ông Nguyễn Tường Thuỵ ở Hà Nội thì đưa vào Sài Gòn giam giữ… để bà Lân vợ ông lại phải khăn gói từ Hà Nội vào thăm chồng với bao gian nan, vất vả, tốn kém.
Thế đấy, với đồng bào mình thì phải tìm mọi thủ đoạn, làm sao đày đoạ cho thật tàn nhẫn, khổ cực, cay đắng, khốn khổ, khốn nạn… mới “hả lòng” chăng?. Người chết trong tù người nhà xin về mai táng cũng không được, phải đợi 3 năm sau mới được bốc hài cốt về…
Đất nước hoà bình 45 năm rồi, tại sao vẫn cứ phải tàn ác với nhau? Còn gì là con người XHCN nữa? Hay là VN đang ở thời kỳ quá độ, TƯ BẢN HOANG DÃ VÀ MAN RỢ CHỦ NGHĨA???
Chẳng hạn như theo lời kể của phu nhân ông Thụy, thì họ đã chờ sẵn đâu đó, khi bà đi tập thể dục về mở cửa nhà thì họ xông vào; rồi nói với con trai bà là "Đ.M mày ngồi yên!"(hết trích)
Trả lờiXóaĐấy!Tính chất ưu việt của nhà nước pháp quyền XHCN nó thế!
Lại bắt bớ và bắt bớ . Cứ như thời Pháp thuộc !
Trả lờiXóa