DÙ MUỘN CHÚNG TÔI VẪN LÊN TIẾNG
LS Nguyễn Hà Luân: Cho dù không có nhiều hy vọng, những chúng tôi vẫn kiến nghị trước việc Luật sư Trần Hồng Phong tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2020.
ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP
(Về việc: Tạo điều kiện cho Luật sư tiếp tục tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
(Về việc: Tạo điều kiện cho Luật sư tiếp tục tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
vụ án Hồ Duy Hải theo quy định tại điều 386 Bộ luật TTHS)
Kính gửi:................
Chúng tôi, những Luật sư tham gia bản kiến nghị này, xin trình bày và có ý kiến như sau:
Trước việc Viện KSND tối cao ban hành kháng nghị để yêu cầu xem xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với Hồ Duy Hải theo thủ tục Giám đốc thẩm, các Luật sư chúng tôi rất quan tâm, đồng thời hy vọng phiên tòa do Hội đồng thẩm phán TAND tối cao được mở ra để xét kháng nghị này được thực hiện công khai, dân chủ và tranh tụng bình đẳng, nhằm tìm ra sự thật của vụ án một cách khách quan và đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Thế nhưng, ngay từ ngày đầu tiên (06/5/2020) của phiên tòa Giám đốc thẩm, các Luật sư chúng tôi hết sức bất ngờ và thất vọng trước sự kiện: Luật sư Trần Hồng Phong – người được gia đình Hồ Duy Hải tin cậy và yêu cầu bảo vệ cho bị án trong giai đoạn giám đốc thẩm của vụ án – chỉ được có mặt trong phần thủ tục đầu tiên của phiên tòa là nghe ý kiến của đại diện Viện KSND tối cao trình bày về kháng nghị, và trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng Thẩm phán trong khoảng thời gian 20 phút.
Đến cuối buổi làm việc sáng ngày 06/5/2020, theo thông báo của Chủ tọa phiên tòa, thì Luật sư Trần Hồng Phong đã hoàn thành việc trình bày các ý kiến và chứng cứ mới và đã được ghi nhận, do vậy Hội đồng Thẩm phán xét thấy Luật sư không cần thiết phải có mặt tại phiên tòa nữa, nên từ buổi làm việc chiều ngày 06/5/2020 trở đi, Luật sư Trần Hồng Phong không cần tiếp tục có mặt tại phiên tòa này nữa. Sau khi có thông báo này, Luật sư và đại diện Viện KSND tối cao cùng có đề nghị Luật sư tiếp tục tham gia đầy đủ tại phiên tòa theo như nội dung giấy mời của TAND tối cao (Từ ngày 06/5/2020 đến ngày 08/5/2020) nhưng không được Chủ tọa phiên tòa chấp thuận.
Sự kiện vừa nêu trên cho thấy, ngay tại phiên tòa giám đốc thẩm được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, các thủ tục tố tụng hình sự, vốn được quy định rõ ràng và chặt chẽ đã bị vi phạm một cách nghiêm trọng và công khai, làm mất đi cơ hội và điều kiện giúp cho phiên tòa tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đặc biệt là tước bỏ quyền của Luật sư.
Tại khoản 2 điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: " Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án".
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã xét thấy sự có mặt của người bào chữa là cần thiết, nên đã có giấy mời (Triệu tập) Luật sư Trần Hồng Phong tới phiên tòa. Điều đó mặc định rằng, vị Luật sư này có nghĩa vụ và có quyền của người tham gia tố tụng được Tranh Tụng dân chủ, bình đẳng trong phiên tòa giám đốc thẩm.
Đáng lẽ, Luật sư Trần Hồng Phong phải được nghe đầy đủ ý kiến và trình bày của những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm này, ví dụ như ý kiến, trình bày của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã tiến hành tố tụng ở cấp Sơ thẩm, Phúc thẩm đang tham gia phiên tòa. Nếu Luật sư Trần Hồng Phong không đồng ý với những ý kiến trình bày đó, hoặc phát hiện những vấn đề cần làm rõ thì có quyền và nghĩa vụ tranh tụng đến cùng và Chủ tọa có nghĩa vụ tạo điều kiện cho Luật sư trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng với những người tham gia phiên tòa khác. Tuy nhiên, việc ông Chủ tọa không cho Luật sư tiếp tục phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mà chúng tôi vừa trích dẫn trên.
Khi Luật sư Trần Hồng Phong mất đi quyền có mặt và thực hiện nghĩa vụ, quyền tranh tụng của mình tại phần tiếp theo của phiên tòa, có nghĩa là bị án Hồ Duy Hải đã bị tước đi cơ hội cuối cùng, hy vọng cuối cùng được xem xét công bằng theo quy định.
Chúng tôi được biết, phiên tòa này vẫn đang tiếp tục, vẫn còn cơ hội để khắc phục vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đã nêu trên. Vì vậy, chúng tôi trân trọng đề nghị:
Ông Chánh án TAND tối cao – Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm mời Luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục tham gia phiên tòa, nếu cần thiết có thể kéo dài thêm thời gian để tạo điều kiện cho Luật sư thực hiện việc tranh tụng, trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng theo đúng quy định tại khoản 2 điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự đã nêu trên.
Chúng tôi rất mong ông Chánh án TAND tối cao, các cơ quan, đoàn thể liên quan xem xét khẩn cấp kiến nghị này của chúng tôi, nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân và giới Luật sư đối với cơ quan Tư pháp tối cao của Việt Nam.
Trân trọng cảm ơn.
Việc LS Trần Hồng Phong chỉ được tham dự phiên tòa 1 buổi sáng hôm qua 06/5, và bị đuổi khỏi phiên tòa do"hết phận sự", mặc dù giấy mời LS tham dự phiên tòa 3 ngày Giám đốc thẩm làm người ta nghi ngại rằng họ đang có những toan tính hay âm mưu nào đó không có lợi cho họ nếu LS có mặt. Và như vậy rất nguy cơ là y án hoặc có trả hồ sơ về điều tra lại cũng chỉ là cách vá víu lấp cho đầy những sự bất hợ lý của 2 phiên tòa trước mà thôi. Lẽ nao công lý tại VN chỉ là một anh hề?
Trả lờiXóaChẳng ăn thua gì đâu. Chánh án Nguyễn Hòa Bình chủ tọa phiên GĐT vẫn phát biểu theo hướng buộc tội Hồ Duy Hải cho dù ông vẫn công nhận toàn bộ chứng cứ cơ quan điều tra thu thập đều là chứng cứ gián tiếp.Vật chứng là dao, thớt dù mua ngoài chợ vẫn được lưu trong hồ sơ vụ án. Thương cho Hồ Duy Hải, dù có thoát tội cũng chẳng sống được bao lâu nữa. Sau bao năm sống trong thân phận tử tù.
Trả lờiXóa