Cảnh sát Hong Kong đứng chặn một con đường để ngăn người biểu tình
tại quận Mong Kok hôm 27/5. Ảnh: AFP.
Bốn nước tố Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ với Hong Kong
VNE
Thứ năm, 28/5/2020, 21:07 (GMT+7)
Kế hoạch áp luật an ninh của Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế với Hong Kong, theo tuyên bố chung của Mỹ, Anh, Canada và Australia.
Mỹ, Anh, Canada và Australia hôm nay ra tuyên bố chung "bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hong Kong. "Hong Kong từng phát triển mạnh mẽ như một pháo đài tự do", tuyên bố nêu.
Theo tuyên bố, luật mới sẽ "cắt giảm quyền tự do của người Hong Kong, làm xói mòn đáng kể quyền tự trị của Hong Kong cũng như chế độ khiến thành phố trở nên phồn thịnh". "Quyết định áp luật an ninh mới với Hong Kong của Trung Quốc đại lục mâu thuẫn trực tiếp với các nghĩa vụ quốc tế của nước này theo các nguyên tắc mang tính ràng buộc pháp lý trong Tuyên bố chung Trung - Anh đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc. Dự luật an ninh sẽ làm suy yếu mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", tuyên bố chung cho hay.
4 quốc gia này cho rằng trong lúc thế giới tập trung vào đại dịch toàn cầu, đòi hỏi phải tăng cường niềm tin vào chính phủ và hợp tác quốc tế, động thái rủi ro chưa từng có của Bắc Kinh gây tác động ngược lại.
"Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại rằng hành động này sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xã hội Hong Kong", tuyên bố nêu thêm. "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc hợp tác với chính quyền đặc khu và người dân Hong Kong để tìm ra dàn xếp thỏa đáng, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung - Anh".
Tuyên bố chung được 4 quốc gia phương Tây đưa ra sau khi quốc hội Trung Quốc (NPC) hôm nay thông qua "Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh". Nghị quyết mở đường cho việc ban hành luật an ninh ở Hong Kong, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu.
Thứ năm, 28/5/2020, 21:07 (GMT+7)
Kế hoạch áp luật an ninh của Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế với Hong Kong, theo tuyên bố chung của Mỹ, Anh, Canada và Australia.
Mỹ, Anh, Canada và Australia hôm nay ra tuyên bố chung "bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hong Kong. "Hong Kong từng phát triển mạnh mẽ như một pháo đài tự do", tuyên bố nêu.
Theo tuyên bố, luật mới sẽ "cắt giảm quyền tự do của người Hong Kong, làm xói mòn đáng kể quyền tự trị của Hong Kong cũng như chế độ khiến thành phố trở nên phồn thịnh". "Quyết định áp luật an ninh mới với Hong Kong của Trung Quốc đại lục mâu thuẫn trực tiếp với các nghĩa vụ quốc tế của nước này theo các nguyên tắc mang tính ràng buộc pháp lý trong Tuyên bố chung Trung - Anh đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc. Dự luật an ninh sẽ làm suy yếu mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", tuyên bố chung cho hay.
4 quốc gia này cho rằng trong lúc thế giới tập trung vào đại dịch toàn cầu, đòi hỏi phải tăng cường niềm tin vào chính phủ và hợp tác quốc tế, động thái rủi ro chưa từng có của Bắc Kinh gây tác động ngược lại.
"Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại rằng hành động này sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xã hội Hong Kong", tuyên bố nêu thêm. "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc hợp tác với chính quyền đặc khu và người dân Hong Kong để tìm ra dàn xếp thỏa đáng, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung - Anh".
Tuyên bố chung được 4 quốc gia phương Tây đưa ra sau khi quốc hội Trung Quốc (NPC) hôm nay thông qua "Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh". Nghị quyết mở đường cho việc ban hành luật an ninh ở Hong Kong, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu.
Chính phủ Anh hôm nay cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về dự luật an ninh Hong Kong. "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về dự luật an ninh của Trung Quốc. Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng dự luật an ninh này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc 'một quốc gia hai chế độ'", người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay cho hay, thêm rằng Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về vấn đề này tối 27/5.
Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc được ủy quyền soạn thảo các điều khoản chi tiết của dự luật an ninh. Dự luật có thể được ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp của Hong Kong.
Việc dự luật được mở rộng phạm vi điều chỉnh cả cá nhân và tổ chức ở Hong Kong làm dấy lên mối lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cũng như vị thế thương mại đặc biệt mà Mỹ trao cho thành phố này. Hàng nghìn người Hong Kong hôm 24/5 đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật và cảnh sát đã dùng vòi rồng, hơi cay để giải tán đám đông.
"Các bước do chính phủ Trung Quốc thực hiện đe dọa trực tiếp đến tuyên bố chung Trung - Anh", người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói thêm, đề cập thỏa thuận năm 1984 giữa Anh và Trung Quốc rằng mức độ tự trị cao của Hong Kong sẽ được duy trì trong 50 năm, kể từ khi thành phố được trao trả năm 1997.
Mỹ, Anh, Nhật, Canada, Australia, và EU trước đó cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh Hong Kong, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong.
Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)
Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc được ủy quyền soạn thảo các điều khoản chi tiết của dự luật an ninh. Dự luật có thể được ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp của Hong Kong.
Việc dự luật được mở rộng phạm vi điều chỉnh cả cá nhân và tổ chức ở Hong Kong làm dấy lên mối lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cũng như vị thế thương mại đặc biệt mà Mỹ trao cho thành phố này. Hàng nghìn người Hong Kong hôm 24/5 đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật và cảnh sát đã dùng vòi rồng, hơi cay để giải tán đám đông.
"Các bước do chính phủ Trung Quốc thực hiện đe dọa trực tiếp đến tuyên bố chung Trung - Anh", người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói thêm, đề cập thỏa thuận năm 1984 giữa Anh và Trung Quốc rằng mức độ tự trị cao của Hong Kong sẽ được duy trì trong 50 năm, kể từ khi thành phố được trao trả năm 1997.
Mỹ, Anh, Nhật, Canada, Australia, và EU trước đó cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh Hong Kong, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong.
Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)
Người Hồng Kông nên từ bỏ tình trạng dân tộc Hán mà bị gán ghép đồng hóa, khôi phục tình trạng dân tộc "Bách Việt", để tính tới thành lập nhà nước Bách Việt phía nam sông Dương Tử như xưa.
Trả lờiXóaBách Việt là 100 dân tộc Việt sống phía Nam sông Trường Giang của TQ. Phía bắc là bọn đại hán.
XóaNay Bách Việt đã bị Hán hóa hết, còn lại mỗi Nam Việt là một phần của Việt Nam bây giờ.
Có thể nói, chưa khi nào Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như trong thời buổi dịch bệnh này. Cùng với virus, khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, máy trợ thở… ĐCSTQ tung hoành ngang dọc thế giới, từ cố “xỏ" vai một nhà “ngoại giao khẩu trang", đã dần lộ nguyên hình là nhà “ngoại giao chó sói".
Trả lờiXóaNhưng càng hung hăng bao nhiêu, Trung Quốc càng tỏ ra yếu thế bấy nhiêu trước uy lực của Hoa Kỳ cùng liên minh các cường quốc thế giới. Với nội tình đầy rối ren, xem chừng Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình đang ở nơi xa lắm...
Đối với ĐCSTQ, thảm hoạ chưa bao giờ là điều tồi tệ, nói chính xác hơn, thể chế tàn bạo này luôn lợi dụng cơ hội trong các thảm họa. Liệu Tập Cận Bình sẽ “phiêu lưu" xa đến đâu khi vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài Biển Đông, hăm doạ Đài Loan, tiếp tục đàn áp phong trào dân chủ tại Hồng Kong, thì nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.