Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.
Đại sứ Mỹ: “Mỹ luôn sát cánh cùng Việt Nam đối phó đại dịch Covid-19” |
Đây là lời
khẳng định của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trong cuộc
phỏng vấn với VOV diễn ra chiều 13/4. VOV xin trân trọng giới thiệu nội
dung bài phỏng vấn:
Phóng viên: Đại dịch Covid-19
đang tác động tiêu cực đến hàng triệu người, đến nhiều nền kinh tế và
nhiều xã hội ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Ông đánh giá như thế
nào về công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam thời gian qua?
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chúng
tôi cho rằng, Việt Nam đang làm rất tốt công việc của mình trong việc
ứng phó với Covid-19. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã rất chủ động,
tích cực, hợp tác và minh bạch trong việc này.
Chúng tôi hết sức ấn tượng về cách thức
ứng phó của Việt Nam và rất cảm kích về điều này. Ngay từ ban đầu, Việt
Nam đã triển khai các nỗ lực mang tính quốc gia để xác định những người
mắc bệnh, cách ly những người tiếp xúc với họ và thực hiện xét nghiệm.
Cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác tới cộng đồng. Huy động toàn
bộ nguồn nhân lực và vật lực nhằm hỗ trợ các bệnh viện và cơ sở y tế để
đạt được một kết quả tích cực trong ứng phó với dịch bệnh.
Nếu nhìn vào kết quả hiện tại, chúng ta có
thể nói rằng, những nỗ lực của Việt Nam đang được đền đáp. Việt Nam về
cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, số ca mắc Covid-19 khá thấp và chưa
có ca tử vong. Một lần nữa, tôi muốn khẳng định rằng, Việt Nam đang làm
rất tốt công việc của mình và như tôi đã nói trước đây, chúng tôi rất tự
hào được làm đối tác của Việt Nam và chúng tôi luôn sát cánh cùng Việt
Nam trong công tác ngăn chặn dịch bệnh này.
Phóng viên: Các cơ quan và
chuyên gia y tế hai nước đã có nhiều hình thức trao đổi thông tin, số
liệu để cùng ứng phó với dịch bệnh như thế nào?
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi có
thể tự hào nói rằng, Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ hợp tác y tế lâu dài.
Nhóm công tác lớn nhất làm việc trong các phái bộ của Mỹ chính là nhóm
công tác về y tế với hơn 100 nhân lực hợp tác cùng các đối tác Việt Nam.
Đó là những đại diện từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
(CDC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại
giao cùng nhiều cơ quan khác…
Mục tiêu hợp tác của Mỹ với Việt Nam là
nhằm giúp Việt Nam xây dựng năng lực y tế, bao gồm năng lực theo dõi và
phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi thực hiện việc này trong khuôn khổ
Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu và chúng tôi phải nói lại
rằng, Việt Nam là một đối tác tuyệt vời.
Trong vòng 20 năm qua, Mỹ đã hỗ trợ trên
700 triệu USD cho Việt Nam nhằm xây dựng năng lực y tế. Mới đây nhất,
USAID đã cung cấp thêm 2,9 triệu USD cho Việt Nam để giúp nước này đối
phó với đại dịch Covid-19. Đó là chưa kể sự ủng hộ của Mỹ thông qua Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) và hợp tác giữa Mỹ với Bộ Y tế Việt Nam. Hợp
tác giữa WHO và Bộ Y tế Việt Nam sẽ giúp triển khai việc giám sát, xét
nghiệm y tế, ứng phó với đại dịch, đào tạo nhân lực trong kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh.
Tuy nhiên, quan điểm của Mỹ là chúng tôi
không chỉ hỗ trợ về tài chính để Việt Nam xây dựng năng lực y tế mà còn
cả hỗ trợ về kỹ thuật. CDC Mỹ có một đội ngũ chuyên gia rất mạnh đang
làm việc trực tiếp với Bộ Y tế Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực. Chúng
tôi cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật trong việc giám sát dịch bệnh, phân tích
dữ liệu, xét nghiệm và điều tra thực địa, kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh… Sự hợp tác này đã được triển khai tại 20 tỉnh, thành của Việt Nam.
CDC Mỹ đã có mặt tại nhiều bệnh viện, phòng thí nghiệm tại các địa
phương.
Những dòng cảm ơn của Tổng thống Mỹ trên trang Twitter cá nhân
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi muốn
làm rõ hai điểm chính sau. Thứ nhất, chúng tôi rất tự hào được làm việc
với đối tác Việt Nam cũng như hai công ty lớn của Mỹ là DuPont và FedEx
đã triển khai các nỗ lực chung để có thể nhanh chóng chuyển hàng trăm
nghìn thiết bị bảo hộ từ Việt Nam sang Mỹ. Điều này đã đóng góp trực
tiếp cho cuộc chiến chống Covid-19 tại Mỹ và bảo vệ cho các nhân viên y
tế Mỹ.
Chúng tôi cũng rất tự hào vì những trang
phục bảo hộ này được sản xuất tại Việt Nam và nhờ có sự hợp tác của
Chính phủ Việt Nam, FedEx đã có thể chuyển những trang phục bảo hộ của
DuPont sang Mỹ.
Nhưng, quan điểm chính thứ 2 của tôi là,
các bạn đã đề cập đến hợp tác kinh tế. Chúng tôi cho rằng, hợp tác kinh
tế, thương mại chính là trọng tâm trong mối quan hệ đối tác toàn diện
Việt Nam-Hoa Kỳ. Chúng tôi tin tưởng rằng, mối quan hệ kinh tế, thương
mại sẽ vẫn là nền tảng chính trong quan hệ giữa hai nước và mối quan hệ
này sẽ được duy trì và thúc đẩy trong tương lai.
Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt tự hào vì
trong giai đoạn rất khó khăn này, chúng ta vẫn có thể hợp tác để đưa
những bộ trang phục bảo hộ này sang Mỹ. Chúng tôi rất cảm kích trước sự
ủng hộ của Việt Nam về sự hợp tác này.
Phóng viên: Năm 2020 đánh dấu kỷ
niệm 25 năm ngày bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam. Trong thời gian tới cần có những chính sách gì để doanh nghiệp, nhà
đầu tư hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác phát triển, đặc biệt là vượt
qua những khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra?
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Đây là
một câu hỏi rất quan trọng. Chúng tôi rất vui mừng về dấu mốc này. Trong
25 năm qua, Mỹ và Việt Nam đã có mối quan hệ đối tác gần gũi. Việt Nam
là đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực và chúng ta đã hợp tác
trong rất nhiều lĩnh vực rộng lớn như kinh tế, thương mại, an ninh, phát
triển, giáo dục, y tế và năng lượng. Chặng đường 25 năm qua là thật
đáng kinh ngạc.
Các bạn có đề cập cụ thể đến việc chúng ta
cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ thương mại đặc biệt trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Tôi muốn nói rằng, hai nước cần duy trì
những gì đã đạt được hiện nay và tập trung mở rộng hợp tác thương mại
trong những lĩnh vực hai bên có đủ khả năng thực hiện.
Cụ thể, trước những thách thức hiện nay do
dịch bệnh Covid-19 gây ra, tôi nghĩ rằng, lãnh đạo và nhân dân hai nước
cần hợp tác để tìm ra cách thức làm thế nào để “tái khởi động” nền kinh
tế toàn cầu và vượt qua những thách thức của dịch Covid-19.
Tôi tin tưởng rằng, Mỹ và Việt Nam sẽ hợp
tác tích cực trong vấn đề này. Mỹ sẽ tiếp tục là đối tác của Việt Nam và
tôi biết rằng, các đối tác của tôi ở USAID cũng sẽ tiếp tục triển khai
các chương trình của họ để ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong việc chống lại
đại dịch này, đặc biệt là các dự án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!./.
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: Tối 13/4/2020, nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin: Tàu Hải Dương 8 rời Tam Á, tiến xuống phía nam. Sáng cùng ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã khởi hành từ cảng Tam Á ở đảo Hải Nam, di chuyển xuống phía nam. (lưu ý là trước đó, Hải Dương Địa Chất 8 đã cùng nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc thực hiện chiến dịch “khảo sát’ kéo dài gần 4 tháng, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam).
Trả lờiXóaCó một số tàu hải cảnh TQ đóng ở Tam Á đã tắt tín hiệu định vị với hệ thống vệ tinh dân sự, cho thấy khả năng chúng sẽ theo hộ tống tàu Hải Dương 8. Khoảng 6 giờ tối 13/4, Hải Dương 8 đã “đến vị trí 16.96N/110.06E, ngang tỉnh Quảng Trị. Hiện nó di chuyển theo hướng nam với vận tốc 12,9 hải lý/giờ và dự kiến sẽ đi vào vùng biển Việt Nam trong vài tiếng tới”.
SẮP TỚI SẼ RẤT CĂNG THẲNG CHO VIỆT NAM: vừa phải căng mình chống dịch cúm Tàu, lại phải lo đối phó với Tàu trên biển Trường Sa, tụi Tài sẽ nhân cơ hội "nước đục thả câu", chúng sẽ là chuyện đã rồi là chiếm bãi Tư Chính mà VN không kịp trở tay và thế giới không kịp phản ứng!
TQ đã cho tàu thăm dò Hải Dương vào vùng biển Việt Nam ngay tối hôm qua, 13/4/2020. Để chuẩn bị cho việc này, ngày 11/4, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài viết: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”.
Trả lờiXóaTrong bài viết, Cheng Hanping, nghiên cứu viên cao cấp về Biển Đông của Đại học Nam Kinh đã cáo buộc “một tàu đánh cá VN đã đâm vào mũi tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc” ở vùng biển mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) hồi đầu tháng này.
Sắp tới sẽ là cuộc đấu tranh một mất một còn và TQ có thể sẽ chiếm bãi Tư Chính theo lệnh của Tập Cận Bình. Nó giống như năm 1974, lúc Việt Nam cộng hòa đang lo chống quân giải phóng Bắc Việt thì TQ chiếm Hoàng Sa, nay VN và thế giới đang lo chống cúm Tàu thì TQ sẽ ra tay chiếm bãi Tư Chính và có thể là một vài hòn đảo Trường Sa quanh đó!
Thế giới ghi nhận hơn hai triệu ca nhiễm nCoV và hơn 119.000 người chết, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ và châu Âu. Chiến trang sinh học tầm thế giới mà Trung cộng nhằm vào Mỹ đã thành sự thật. Nhiều khả năng Mỹ sẽ thay đổi chính sách quyết liệt đối với Trung cộng. Một thử thách thật sự sống còn cho sự lựa chọn của Việt Nam.
Trả lờiXóa