13-4-2020
Tối 13/4/2020, nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin: Tàu Hải Dương 8 rời Tam Á, tiến xuống phía nam.
Sáng cùng ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã khởi hành từ cảng
Tam Á ở đảo Hải Nam, di chuyển xuống phía nam. Trước đó, Hải Dương Địa
Chất 8 đã cùng nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc thực hiện chiến dịch “khảo
sát’ kéo dài gần 4 tháng, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Ông Duân lưu ý, có một số tàu hải
cảnh TQ đóng ở Tam Á đã tắt tín hiệu định vị với hệ thống vệ tinh dân
sự, cho thấy khả năng chúng sẽ theo hộ tống tàu Hải Dương 8. Ông Duân
cho biết, khoảng 6 giờ tối 13/4, Hải Dương 8 đã “đến vị trí 16.96N/110.06E, ngang tỉnh Quảng Trị. Hiện nó di chuyển theo hướng nam với vận tốc 12,9 hải lý/giờ và dự kiến sẽ đi vào vùng biển Việt Nam trong vài tiếng tới”.
Trên Twitter, ông Duân chia sẻ hình ảnh
cho thấy, vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào thời điểm 10:44 UTC,
tức là khoảng 17:44 giờ VN. Khu vực phía Bắc trên hình được chú thích
“Sanya”, tức là TP Tam Á ở đảo Hải Nam. Còn khu vực phía Đông được chú
thích “Sansha” là TP Tam Sa, đơn vị hành chính được TQ lập ra nhằm quản
lý các vùng lãnh hải mà nước này cưỡng chiếm ở Biển Đông, gồm quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa. Mũi tên trong hình chính là Hải Dương 8:
Đến khoảng 7 giờ tối cùng ngày, ông Đặng Sơn Duân cập nhật một diễn biến khác: “Tàu sân bay Liêu Ninh đã vào Biển Đông.
Phát ngôn viên hải quân Trung Cộng Cao Tú Thành chiều nay xác nhận,
nhóm tàu chiến do tàu sân bay Liêu Ninh đã băng qua eo biển Ba Sỹ để vào
Biển Đông triển khai huấn luyện”.
Báo Thanh Niên có bài: Điều tàu sân bay tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc đe dọa các nước.
Bài báo dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, hộ tống tàu
Liêu Ninh tiến vào Biển Đông là đội hình gồm: Tàu khu trục Tây Ninh
(117) và Quý Dương (119) cùng loại Type-052D, thuộc lớp Lữ Dương 3, hai
tàu hộ tống Tảo Trang (542) và Nhật Chiếu (598) cùng loại Type-054A,
thuộc lớp Giang Khải 2 và tàu hậu cần Hồ Hô Luân (965) loại Type-901.
PGS Stephen Robert Nagy, từ ĐH Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản phân tích, “khi
cho tàu sân bay tập trận ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng gửi thông điệp đe
dọa đến các nước ASEAN liên quan tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.
Bởi dù đưa ra tuyên bố chủ quyền phi pháp, nhưng Trung Quốc vẫn tự cho
rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của nước này”.
Từ trên xuống: Tàu sân bay Liêu Ninh, tàu hộ tống Tảo Trang (542), tàu hậu cần Hồ Hô Luân (965), thuộc nhóm tàu sân bay TQ đi qua eo biển Miyako, ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật công bố tối 11/4, báo Thanh Niên dẫn lại.
Đi kèm chiến dịch gây hấn trên biển là trò “gắp lửa bỏ tay người” trên truyền thông của TQ: Báo của Trung Quốc bóp méo sự thật về biển Đông, theo báo Pháp Luật TP HCM. Bài báo nhắc lại bài viết xuyên tạc sự thật trên Hoàn Cầu thời báo, tờ báo diều hâu khét tiếng của đảng CSTQ, đăng ngày 11/4, với nhan đề: “Tại sao Việt Nam (VN) xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?” Chiêu trò “gắp lửa” được tung ra ngay thời điểm đội tàu Liêu Ninh nói trên chỉ vừa qua eo biển Miyako.
Đi kèm chiến dịch gây hấn trên biển là trò “gắp lửa bỏ tay người” trên truyền thông của TQ: Báo của Trung Quốc bóp méo sự thật về biển Đông, theo báo Pháp Luật TP HCM. Bài báo nhắc lại bài viết xuyên tạc sự thật trên Hoàn Cầu thời báo, tờ báo diều hâu khét tiếng của đảng CSTQ, đăng ngày 11/4, với nhan đề: “Tại sao Việt Nam (VN) xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?” Chiêu trò “gắp lửa” được tung ra ngay thời điểm đội tàu Liêu Ninh nói trên chỉ vừa qua eo biển Miyako.
TS Huỳnh Tâm Sáng, nghiên cứu viên
Trung tâm SCIS bình luận, bài báo trên của TQ rất vô lý khi lên án VN
“dựng chuyện” tại biển Đông “để
chuyển hướng dư luận trong nước khi đã xử lý dịch bệnh không hiệu quả.
Nội dung bài báo không chỉ xuyên tạc sự thật, mà còn dựng lên những góc
nhìn của thuyết âm mưu hoàn toàn phi lý”.
Cần nhắc lại, ngày 11/4, Thượng nghị sĩ Mỹ lên án tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Phản ứng lại việc tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá của ngư dân VN tại
quần đảo Hoàng Sa ngày 2/4/2020, Thượng nghị sĩ Tom Cotton, bang
Arkansas, lên tiếng: “Tàu
Trung Quốc tấn công các ngư dân để thực thi các yêu sách bất hợp pháp
trên biển Đông. Mỹ đứng về phía đồng minh và đối tác của mình tại Đông
Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, trong việc bảo vệ công dân và chủ quyền của
họ khỏi sự hung hăng của Trung Quốc”.
Nhận định về diễn biến mới ở Biển Đông
Hải Dương Địa Chất 8 không còn xa lạ
gì với những người VN ngày đêm lo lắng về tình hình Biển Đông. Trong
suốt gần 4 tháng, tàu “khảo sát” này cùng các tàu hộ tống đã vạch ngang
vẽ dọc trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, phạm vi kéo dài từ Bãi Tư
Chính ngoài khơi TP Vũng Tàu, đến tận vùng biển ngoài ngơi các tỉnh Nam
Trung Bộ, từ Khánh Hòa đến Bình Định.
Lần này, tàu Hải Dương 8 và một số
tàu hải cảnh TQ tiến xuống phía Nam, khả năng rất cao là để thực hiện
một chiến dịch khảo sát mới. Vì với kinh nghiệm có được trong gần 4
tháng nói trên, thủy thủ đoàn của tàu Hải Dương 8 đã thông thạo đường đi
nước bước trong vùng biển sân nhà của VN.
Nhưng vẫn còn một khả năng đáng lo
ngại hơn nữa: Trong tình hình đại dịch COVID-19 hoành hành, phản ứng
chậm trễ của chính quyền Trump khiến Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 2 vạn người thiệt mạng vì bệnh dịch, kinh tế và xã hội bất ổn. Hơn nữa, trước đó, Tổng thống Trump đã có những quyết định khiến NATO suy yếu
và Mỹ dần xa rời các đồng minh ở châu Âu và Đông Bắc Á. Nghĩa là, viễn
cảnh một trật tự thế giới, trong đó Mỹ không còn khả năng dẫn đầu nữa,
đã dần nhích lại gần.
Trong một trật tự như vậy, dĩ nhiên
kẻ được hưởng lợi nhất là TQ, cường quốc chỉ đứng sau Mỹ và hiện vẫn
đang tận dụng mọi thủ đoạn để tăng sức ảnh hưởng. Thực tế, trước khi đại
dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu, đã có một số tín hiệu đáng lo ngại
về ảnh hưởng giảm dần của Mỹ và ảnh hưởng tăng dần của TQ ở khu vực
Đông Nam Á. Cho nên, không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh huy động đội
tàu sân bay Liêu Ninh và đội tàu “khảo sát” Hải Dương 8 tiến xuống Biển
Đông là bước chuẩn bị cho thời khắc thực hiện “Trung Hoa mộng”, giấc
mộng bá quyền để TQ hoàn toàn thay thế Mỹ, trước hết là trong khu vực
Tây Nam Thái Bình Dương.
Đối với người Việt, đại dịch COVID-19
nguy hiểm, nhưng vẫn chưa đáng sợ bằng thủ đoạn của “bạn vàng” phương
Bắc. Trong hoàn cảnh TQ vừa tạm thời gượng dậy sau đại dịch COVID-19,
nước này đã vội “khoe cơ bắp” ở Biển Đông, cho thấy mộng bá quyền của họ
không thể lay chuyển chỉ vì dịch bệnh và kinh tế trì trệ.
____
Mời đọc thêm: Tin quan trọng – Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi Bahao) đã rời cảng Tam Á đi xuống phía Nam (FB Phạm Thắng Nam). – Trung Quốc bất ngờ dàn chiến hạm thị uy “người nhà” (Soha). – Tàu sân bay Liêu Ninh qua eo biển Miyako hướng về Biển Đông? (TN). – Biển Đông: Các nước mất niềm tin vào Trung Quốc (PLTP). – Đài Loan cảnh giác đội tàu sân bay Trung Quốc tập trận sát sườn (TQ). – Hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông là đáng lo ngại và đáng trách (LĐ). – Thượng Viện Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (NV).
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét