(PLO)- Tác giả bức tượng Vua Lý Thái Tông: “Tôi năm nay ngoài 70 rồi. Làm việc này
thì là vì vui và trách nhiệm mà làm, còn nếu bị sức ép quá khéo bị… tăng xông”.
Chỉ dựng 1 tượng vua Lý Thái Tông
tại trụ sở TAND Tối cao
Pháp luật TP HCM
Thứ Ba, ngày 28/4/2020 - 15:25
Tin liên quan
Biểu tượng công lý tại tòa: Chưa nên thực hiện
Băn khoăn việc dựng tượng vua làm biểu tượng công lý
Chiều 28-4, TAND Tối cao tổ chức phiên họp Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông và cố chánh án TAND Tối cao qua các thời kỳ.
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao chủ trì phiên họp.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của ngành tòa án và hoạt động xét xử đã được tiến hành từ lâu.
Quá trình lấy ý kiến rất công phu và có tới 85% ý kiến đồng thuận chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng ngành tòa án. Mấy hôm nay công luận, dư luận cũng rất nhiều ý kiến phong phú, đa dạng.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói mọi ý kiến đều thiện chí và cần được lắng nghe. Hội đồng nghệ thuật sẽ lắng nghe các ý kiến, sau đó báo cáo cấp có thẩm quyền. Ảnh: CHÂN LUẬN
“Tất cả các ý kiến đều thiện chí, và chúng ta phải lắng nghe. Hôm nay, chúng ta nghe ý kiến các nhà chuyên môn, tham khảo ý kiến các thành viên hội đồng, các nhà sử học. Sau đó, sẽ có báo cáo cấp có thẩm quyền để quyết định”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Ông Bình cũng thừa nhận dư luận hết sức quan tâm đến vấn đề dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng ngành tòa án và hoạt động xét xử, nên cần phải hết sức lắng nghe.
“Phải làm sao thuyết phục được người dân. Chúng ta cố gắng làm những việc để có tác dụng cao nhất. Nếu không có tác dụng thì cũng không nên”- Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Báo cáo về quá trình đề xuất, lấy ý kiến việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông, ông Ngô Tiến Hùng, Chánh văn phòng TAND Tối cao cho rằng việc này đã được lấy ý kiến rộng rãi trong ngành tòa án, các nhà chuyên môn, sử học, văn hóa…
Việc lựa chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng hoạt động xét xử là hết sức chặt chẽ, đạt được sự nhất trí cao.
Báo cáo do ông Nguyễn Tiến Hùng đọc còn cho rằng việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông còn để tôn vinh các bậc tiền nhân, nhất là công trạng của các vị trong lập pháp và tư pháp.
Về số lượng, ông Hùng đọc trong báo cáo: “Chỉ xây dựng một tượng vua Lý Thái Tông, đặt tại trụ sở TAND Tối cao, không xây dựng ở các nơi khác. Việc thiết kế và kinh phí xây dựng nằm trong gói xây dựng trụ sở TAND Tối cao mới, đã được phê duyệt không xây dựng ở các nơi khác”.
Ông Ngô Tiến Hùng sau đó cũng liệt kê nhiều ý kiến, kể cả các ý kiến trái chiều trên các phương tiện truyền thông những ngày qua.
Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, tác giả bức tượng vua Lý Thái Tông, biểu tượng ngành tòa án trước khi trình bày, thuyết minh các mẫu phác thảo vua Lý Thái Tông chia sẻ tâm tư của mình. Ông Cường nói ông cũng rất bất ngờ vì dư luận quan tâm lớn đến việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông như vậy.
Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, tác giả mẫu tượng vua Lý Thái Tông nói ông chịu nhiều áp lực và chưa bao giờ thấy áp lực lớn như vậy. Ảnh: CHÂN LUẬN
“Bình thường làm nghệ thuật điêu khắc thì cũng chỉ trong nội bộ ý kiến thôi. Nhưng lần này cả thế giới bàn. Điều đó làm tôi thực sự… choáng”- ông Cường nói.
Ông Cường thừa nhận, tất cả các ý kiến làm cho ông thấy rất áp lực. Bởi ý kiến ủng hộ cũng nhiều, ý kiến phản ứng cũng lắm, ý kiến lề trái, lề phải cũng có, nên đây là một sức ép với ông.
“Tôi năm nay ngoài 70 rồi. Làm việc này thì là vì vui và trách nhiệm mà làm, còn nếu bị sức ép quá khéo bị… tăng xông”- ông Cường nói.
Ông Dương Trung Quốc, nhà sử học, ĐBQH khi phát biểu cũng chia sẻ cảm giác với nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường. Ông Quốc nói cần phải lắng nghe, tiếp thu các ý kiến để việc dựng tượng vua Lý Thái Tông không bị khiên cưỡng.
Phiên họp vẫn đang tiếp tục diễn ra
Chân Luận
Tôi thấy ý tưởng của Tòa án tối cao rất hay, rất nên làm, âu cũng là một dấu ấn của thời đại, sao lại bàn lùi? Nếu không làm, sau này có cái gì bằng vật chất để biết được tòa án của một thời đại rực rỡ?
Trả lờiXóaBằng vật chất ư? Cái mà ngành tòa án cần để lại cho đời là các bản án công minh, không có oan sai. Đó là phần thưởng lớn nhất. Hơn những tượng đồng phơi những lối mòn.
XóaCông Lý xứ này tìm đâu có khó khăn gì, cứ hỏi cô Thảo Vân vợ cũ của anh ấy sẽ biết ngay thôi mà.
XóaHải Phòng thì "tri ân người dân" bằng ấm- CHÉN, nay TATC dựng "tượng ngành" bằng ông Vua phong kiến- chế độ mà ta đã "đạp xuống bùn đen vạn kiếp"...Hay(!)
XóaRồi, không dùng tiền ngân sách mà dùng tiền đại gia thì còn chết dân nữa, con oan sai nữa!
Trả lờiXóaTôi tính không nói gì, ngại mang tiếng té nước theo mưa, nhưng rồi cũng phải có vài lời thế này, vì khó chịu quá. Việc chọn nhân vật với ý nghĩa như tòa án thuyết giải không thuyết phục được tôi. Thế gian này không thiếu gì minh quân, nhưng thiên hạ họ không làm như chúng ta đâu. Đất nước không thiếu gì việc đang cần bàn thảo, lửa rát trên đầu không lo, đi lo chuyện bao đồng và xin lỗi là cực vớ vẩn. Về ý nghĩa, lý do, nhiều vị đã can ngăn hợp lý tôi xin không nói nữa. Riêng hình mẫu tôi thấy hết sức không ổn. Người Tàu xem mấy cái này họ sẽ ủng hộ đấy, rồi họ quy lưng bịt mũi họ cười. Từ ngày xem phim cổ trang Trung quốc đến nay, các tượng vua Lý ở đền Đô, các vua khác của ta nhất loạt lên đời áo mũ y hệt các vua Tàu; gương mặt các tượng cũng từa tựa nhau vô cùng nhàm chán. Thứ nữa, theo quan niệm xưa, chân mệnh đế vương đứng trước đám đông, không bao giờ chống gươm như thế, thò tay ra khỏi ống tay áo thụng cầm quyển sách quyển vở như thế ... Việc ấy có người khác làm, không phải việc của Hoàng đế, thiên tử. Nhất là lại bắt cụ cầm cái cân giơ lên như vậy. Các vị hãy tưởng tượng xem ..., giống nhân vật nào. (Nhân vật thần thoại thì khác nhé, đừng vơ vào). Tôi nghiệp tổ tiên. Con cháu kính mà không biết lối thì kính chẳng bỏ phiền, yêu nhau chẳng bõ bằng mười hại nhau. Ai làm mẫu và ai tán đồng, cổ động, hãy tìm hiểu xem vì sao vua Tàu đội cái mũ được thiết kế như thế? Lại còn hàng tua ngọc phía trước như tấm mành nhỏ, thưa nhưng đủ che mặt. Vì sao biết không ? Có lý do đấy. Không phải để trang trí, làm đẹp đâu. Chịu khó tìm hiểu đi thì rõ. Đừng chủ quan. Nói tóm lại là xếp việc này lại. Đừng lập lý rằng Nhà nước phê duỵệt trong dự án xây dựng tòa rồi thì làm, không có lãng phí. Khoan đặt vấn đề tiền và phí. Nếu làm đúng và cần làm thì không có gì là lãng phí cả. Vấn đề là có đáng làm hay không? có đáng làm không?
Trả lờiXóaVăn Minh thua xa phương Tây nếu chọn con người làm biểu tượng công lý!
Trả lờiXóaCông lý không bao giờ có thể là con người bằng xương bằng thịt mà không ai có thể tuyệt đối công minh. Con người KHÔNG BAO GIỜ là biểu tượng công lý.
Ong bà nào thích dựng tượng thì dựng tượng tại nhà riêng ông bà đó.
Trả lờiXóaKhuôn viên toa án tối cao là tài sản nhà nước. Các vị không được dựng tượng ở đó, dù là bằng tiền túi của các vị.
Đúng vậy.
XóaNếu lấy ý kiến nhân dân sẽ chiếm đa số đề nghị dừng lại.
Trả lờiXóaNgười ta đã bàn đến thế là đủ rôi ông chánh án ạ. Thôi đi cho nó yên. Không thì khó nhắm mắt lắm ông ạ. Cố đám ăn xôi làm gì. Không nên nghĩ rằng mình đề ra mà "chúng nó" bác, mình nghe theo thì hóa ra "mình thua". Đừng nghĩ vậy, nó không người lớn và thiếu cái trí của kẻ thức giả.
Trả lờiXóaCông bằng mà nói từ khi VN thực hiện chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nhìn chung bộ mặt quốc gia có được sự thay đổi đáng kể, cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện, nhiều nhà cao tầng, khách sạn sang trọng được mọc lên khắp cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện, xóa bỏ được đói rách, mọi nhà có cơm ăn áo mặc, không còn cảnh cơm độn áo vá. Nhiều gia đình có xe hơi nhà lầu tivi tủ lạch máy giặt, điều hòa không khí, máy vi tính nối mạng internet, điện thoại di đồng thông minh...
Trả lờiXóaTuy nhiên ngoài mặt tích cực còn nhiều tiêu cực đáng lo ngại, đạo đức xã hội xuống cấp, suy đồi. Bất công nhiều, chênh lệch giàu nghèo gia tăng, phát sinh giai cấp địa chủ bóc lột và giai cấp Bần cố Nông bị bóc lột, tạo ra giới chủ và thợ thuyền.
Các nguyên tắc sống không còn được tôn trọng các giá trị sống bị đảo lộn...Trẻ không kính già, cha phải sợ con, trò coi thường thầy. Quan chức tham nhũng nhiều vô kể "ăn không từ thứ gì". Giáo sư tiến sỹ chỗ nào cũng có, học hàm học vị cao siêu là những đỉnh cao trí tuệ, bằng cấp đủ thứ đủ loại, nhưng kết quả nghiên cứu Khoa học rất ít, không có phát minh sáng chế gì đáng giá. Nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân...nhan nhản nhưng không có được tác phẩm VHNT nào cho ra hồn. Tôi để ý cả thời gian dài hàng chục năm nay chưa thấy có bài hát nào hay được đông đảo khán giả yêu thích, rõ ràng kém xa các nghệ sỹ nhạc sỹ trong những thập niên trước của thế kỷ 20 họ có những bài ca bản nhạc bất hủ đi cùng năm tháng, thấm đậm vào lòng người.
CÁN BỘ lÃNH ĐẠO các cấp được đào tạo đủ các trình độ bằng cấp danh hiệu học vị đầy mình, nhưng suy nghĩ thiển cận đầu óc u tối phẩm chất đạo đức suy đồi vợ nọ con kia, làm việc không vì dân vì nước, chỉ lo cho bản thân và gia đình. (Vinh thân phì gia) không còn là tấm gương cho quần chúng noi theo. Quan tòa xét xử thiếu công bằng vô tư khách quan công tâm, oan sai nhiều vô kể. Cơ quan điều tra truy tố thì bao che bảo kê tiếp tay cho tội phạm, cố tình làm sai lệch hồ sơ thay đổi tội danh, sống cộng sinh với tội phạm với xã hội đen.
Cứ xem các vụ án đã đưa ra xét xử trong thời gian qua là ví dụ.
Vì vậy TAND tối cao nên có cuộc cách mạng thay đổi về chất hơn là xây tượng đài biểu trưng hình thức bề ngoài oai phong nhưng bên trong rỗng tuếch.
Xung quanh vụ dựng tượng vua Lý Thái Tông, thẩm phán, chánh văn phòng TAND Tối cao Ngô Tiến Hùng lên báo nói: “Tượng chỉ đặt ở trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mới (số 43 Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Một số Tòa án địa phương có đề xuất xây dựng tượng tại trụ sở các Tòa án. Nội dung này Tòa án nhân dân tối cao không có chủ trương”.
Trả lờiXóaNHƯNG: Trong khi đó, văn bản số 14/TANDTC-VP do Phó Chánh án TAND tối cao do Phó Chánh án Lê Hồng Quang ký ngày 23/4 thể hiện: “Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã lựa chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý của TAND. Để chuẩn bị việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở TAND Tối cao và TAND, Toà án quân sự các cấp…”.
Như vậy, hiểu rằng chủ trương dựng tượng là do TAND Tối cao chủ xướng. Để chuẩn bị việc này, họ đã tổ chức hội thảo từ 2 năm trước. Chọn ra 15 vị vua và lấy ý kiến cả ngành toà án để chọn ra vua Lý Thái Tông làm biểu tượng.
ĐÚNG LÀ DẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI, NGAY TRONG CHUYỆN NÀY ĐÃ THẤY KHÔNG CÓ CÔNG LÝ RỒI!!!
Này chánh án TATC Nguyễn Hòa Bình, no cơm ấm cật, không có việc gì làm à? Án xử oan sai cả đống, quan tòa làm tiền trên các nạn nhân đầy rẫy, sao không lo, lại nghĩ ra mấy chuyện tào lao vô tích sự, dẫu ngươi có dựng lên hàng triệu cái tượng thì cái tòa án do ông quản lý chịu trách nhiệm cũng chẳng ra gì. Ngươi hãy làm việc gì có ích đi, giặc Bắc Kinh sắp chiếm trọn Biển Đông, chúng sẽ cắt cổ hết dân Việt Nam trong đó có ông đó.
XóaChúng ta làm việc này rất khác thế giới: Tượng trưng cho CÔNG LÝ là một con người trần tục (dù đó là vua).
Trả lờiXóaTheo tôi, nếu chỉ dựng ở Tòa Án Tối Cao, thì RẤT nên dựng.
Mục đích là ghi vào Lịch Sử một dấu ấn của đồng chí Nguyễn Hòa Bình.
Vẽ chuyện, bộ các ngài không có việc gì làm chăng? Nếu vậy thì về giặt đồ cho vợ.
Trả lờiXóaTôi nói thật tôi không tin khuôn mặt kia là của vua Lý Thái Tông, bởi thực tế có ai nhìn thấy khuôn mặt thật của vua Lý Thái Tông thế nào đâu, các bức tượng kia chỉ dựa vào sáng tác của mấy ông hoạ sỹ, điêu khắc tự vẽ ra thôi, nếu vậy thì chúng ta đang thờ tượng của 1 nhân vật khác mất rồi.Tôi nghĩ nếu chúng ta có chính xác các dị ảnh, tượng được lưu truyền trong lịch sử thì chúng ta lấy đó để đúc tượng sẽ có ý nghĩa hơn. Hoặc nếu không có chúng ta không thiếu gì cách tôn vinh các vị tiền nhân trong lịch sử.
Trả lờiXóaCác ông nói nhiều nước cũng làm tượng vua ở tòa án, xin hỏi ở nước nào? Vua xét xử án thì chỉ có ở Việt Nam và TQ, ngay cả ở TQ vua cũng không xử án mà là các "Khai Phong Phủ" với các "Bao công" xét xử. Còn ở các nước châu Á còn lại như Nhật, Hàn, Thái Lan, Mã Lai, vua không xử án. Ở các nước châu Âu thì lại càng không có chuyện vua xử án. Đúng là các ông ở TANDTC nói càn rỡ, cả vú lấp miệng em, dùng thuật đánh tráo khái niệm để làm một việc không đúng sự thực. Các ông nên xem lại công lý ở đâu trong vụ làm sai trái này. Người dân cũng có quyền kiện các ông về việc vu khống, nói sai sự thật để làm thiệt hại ngân sách nhà nước đó.
Trả lờiXóaCông lý là ước muốn của loài người nhưng chưa thể đạt được ít nhất đến bây giờ ( năm 2020 ). Do đó ko thể lấy biểu tượng của một người cụ thể làm biểu tượng .
Trả lờiXóaTỐT NHẤT LÀ LẤY BIỂU TƯỢNG LÀ MỘT VỊ THẦN !