Thầy giáo Tây bỏ qua sỉ diện để tồn tại. Ảnh: Phong Lê
Thầy giáo Tây cầm bảng 'giúp tiền mua thức ăn':
Tôi cảm kích tấm lòng người Việt
Trịnh Thanh
Thanh Niên
14:29 - 13/04/2020
Sau bài viết về thầy giáo Tây dạy tiếng Anh J.D (58 tuổi), nhiều bạn đọc Báo Thanh Niên liên hệ giúp ông J. Điện thoại liên tục reo, ông J. cảm thấy cảm kích tấm lòng của người Việt giữa khó khăn vì dịch Covid-19.
Những cuộc gọi nghĩa tình
Tôi cảm kích tấm lòng người Việt
Trịnh Thanh
Thanh Niên
14:29 - 13/04/2020
Sau bài viết về thầy giáo Tây dạy tiếng Anh J.D (58 tuổi), nhiều bạn đọc Báo Thanh Niên liên hệ giúp ông J. Điện thoại liên tục reo, ông J. cảm thấy cảm kích tấm lòng của người Việt giữa khó khăn vì dịch Covid-19.
Những cuộc gọi nghĩa tình
Câu chuyện xót xa của thầy giáo Tây phải gạt bỏ sĩ diện để ra đường cầu sự xin sự giúp đỡ đã lay động trái tim nhiều người. Chúng tôi liên tục nhận được cuộc gọi đề nghị giúp đỡ ông J. về nơi ở, lương thực, tiền và cả công việc.
Chia sẻ cảm xúc của mình, thầy giáo Tây nói: “Buổi sáng hôm nay thật sự bận rộn. Rất nhiều người gọi điện cho tôi, cũng phải từ 50 - 100 cuộc gọi. Tôi thật sự cảm kích về điều này. Họ đề nghị giúp đỡ tôi và điều đó tôi rất biết ơn”.
“Vấn đề thực phẩm của tôi giờ đã ổn. Mọi người mang đến cho tôi rất nhiều. Một bao gạo lớn, mì gói và các loại khác”, ông chia sẻ thêm.
Sau khi bài báo được chia sẻ, ông J. nhận được nhiều sự hỗ trợ
Ảnh: Trịnh Thanh
Nhiều người liên hệ với ông muốn ông đến dạy kèm cho con, cháu của họ. Các cuộc gọi đến nhiều và ông rất mừng. Hiện tại, ông đang phải sắp xếp và lên kế hoạch nhận lớp, chuẩn bị bài giảng.
“Bạn của tôi nói rằng các trường học, trung tâm có thể mở cửa vào giữa tháng 5. Do vậy, tôi quyết định không trở về nước vào ngày mai. Tôi sẽ tiếp tục ở lại, chờ đến tháng 5 và nhận dạy các lớp gia sư tại nhà. Tuần này sẽ là một tuần bận rộn nhất từ khi nghỉ việc. Tôi phải tổ chức lại mọi thứ, nhận lớp nào vì có một số ở quá xa tôi khó có thể đi được”, ông J. cho biết. Một số trung tâm giáo dục ngoại ngữ đã liên hệ và tạo điều kiện để ông trở thành nhân viên của họ nhằm giúp ông vượt qua thời gian khó khăn.
Ông J cũng đã lớn tuổi, việc trở về Anh lúc này cũng làm ông lo lắng. Tình hình dịch bệnh ở Anh đang rất tệ, nhiều ca nhiễm Covid-19 và người tử vong tăng mỗi ngày. Điều tốt nhất bây giờ là ông ở lại Việt Nam và tìm việc làm.
'Muốn cưu mang thầy qua lúc khó khăn'
Bà Lê Thị Nghiêm (70 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh, TP.HCM) liên hệ với Báo Thanh Niên với mong muốn được giúp đỡ thầy J.. Bà chia sẻ: “Chị em trong khu phố chúng tôi muốn giúp đỡ thầy vì thấy tội nghiệp. Chúng tôi tính hỗ trợ trước mắt là 4 triệu đồng để thầy trang trải sinh hoạt. Về sau này, nếu thầy muốn ở lại Việt Nam thì chúng tôi sẽ hỗ trợ 2 tháng tiền nhà. Còn thầy muốn trở về Anh, chúng tôi sẽ huy động quyên góp mua vé cho thầy”.
Ông J.D rất vui mừng và cảm thấy biết ơn trước sự giúp đỡ nhiệt tình của người Việt Nam
Ảnh: Trịnh Thanh
Anh Huỳnh Tuấn Huy (ngụ Q.6, TP.HCM) bày tỏ: “Ngay khi đọc bài viết, tôi và gia đình có suy nghĩ muốn cưu mang thầy, một người đang gặp khó khăn như vậy. Tôi còn dư một chỗ ở nên thầy có thể đến đây ở miễn phí. Về chuyện ăn uống, gia đình rất sẵn sàng, nhà có gì ăn nấy nếu thầy không chê. Dịch bệnh qua đi, thầy ở lại hay không còn tùy duyên. Nhưng trước mắt là tôi rất muốn giúp thầy”.
“Tôi không cần ra đường đứng nữa vì bây giờ có rất nhiều người đang giúp đỡ tôi. Hiện tại, tôi cũng đã có một số tiền để trang trải cuộc sống và kế hoạch cho công việc sắp tới. Có thể thời gian tiếp theo, tôi sẽ dạy học 10 tiếng/ngày. Thật sự cảm ơn mọi người”, ông cảm kích nói.
Ông J.D. đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM 6 năm rồi trở về nước. Năm 2015, ông quay lại Việt Nam tiếp tục công việc giáo viên Anh ngữ cho các trung tâm, nhưng dịch Covid-19 đã khiến ông khốn khó. Các trường lớp ở TP.HCM đóng cửa từ sau tết, gần 3 tháng nay, ông phải nghỉ dạy. Không việc, không lương, ông phải ra đường xin sự giúp đỡ từ người xa lạ ở TP.HCM.
Cách hành xử của người phương Tây dù ở hoàn cảnh nào cũng luôn đàng hoàng.
Trả lờiXóa