Bà Nguyễn Thị Lam (74 tuổi, Hà Nội) có hoàn cảnh rất khó khăn mong gói hỗ trợ
được triển khai nhanh Ảnh: Xuân Tùng
.
.
Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng:
Dân vẫn ngóng chờ
Tiền Phong
20/04/2020 06:50
TP - Theo lãnh đạo nhiều Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), sau 3 tháng dịch bệnh diễn ra, nhiều lao động mất việc đang rất cần được hỗ trợ. Nghị quyết hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19, Chính phủ đã ban hành gần 10 ngày, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn chi tiết để triển khai.
Tiền Phong
20/04/2020 06:50
TP - Theo lãnh đạo nhiều Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), sau 3 tháng dịch bệnh diễn ra, nhiều lao động mất việc đang rất cần được hỗ trợ. Nghị quyết hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19, Chính phủ đã ban hành gần 10 ngày, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn chi tiết để triển khai.
Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo quyết định về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, trong dự thảo lần này, Bộ LĐ-TB&XH đã có một số thay đổi mới quan trọng so với dự thảo cách đó 5 ngày mà Tiền Phong đã phản ánh trong số báo ngày 15/4.
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH rút ngắn thời gian thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng lao động. Chẳng hạn, nhóm đối tượng có hợp đồng lao động nghỉ việc không lương, quá trình giải quyết hồ sơ rút gọn còn 10 ngày làm việc thay vì 25 ngày như trước đó, các đối tượng khác như hộ kinh doanh cá thể, lao động bị chấm dứt hợp đồng chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp…thời gian được rút gọn từ 4-6 ngày làm việc.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất siết thêm điều kiện đối với doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ như: DN đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn tiền để trả lương ngừng việc cho NLĐ, và đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương (đối với DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Ngoài ra, DN phải trả trước đó 50% tiền lương tối thiểu ngừng việc cho NLĐ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Đáng chú ý, Bộ LĐ-TB&XH chuyển thẩm quyền quyết định tất cả các đối tượng nhận hỗ trợ của gói an sinh xã hội về cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, thay vì có cấp Phòng và Sở LĐ-TB&XH như trước đó.
Hiện, Bộ LĐ-TB&XH đã mở rộng thêm ngành nghề đối với đối tượng lao động tự do gồm lao động bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa, lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách, bán lẻ vé số lưu động, tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao, giải trí. Các điều kiện của đối tượng này đơn giản hơn, chỉ cần cư trú hợp pháp tại địa phương, và giảm sâu thu nhập. Dự thảo lần này cũng đã loại bỏ, hoặc sửa đổi đối với những điều kiện như hộ khẩu thường trú, tạm trú, không sở hữu đất nông nghiệp... (Tiền Phong phản ánh trước đó).
Không đủ sức cầm cự
Trong khi Bộ LĐ-TB&XH đang loay hoay với dự thảo để trình Chính phủ, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo nhiều Sở LĐ-TB&XH cho biết, quá trình triển khai gói hỗ trợ ở các cấp địa phương vẫn đang tắc do chờ hướng dẫn cụ thể. Nhiều lao động rơi vào tình cảnh khó khăn, khó cầm cự thêm được nữa.
Ông Đinh Văn Duân, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cho biết, Sở mới nhận được tờ trình dự thảo của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân.
Theo đó, đối với các đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo, người có công, ông Duân cho biết, các đơn vị đã tiến hành rà soát và có danh sách, chỉ chờ Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn nữa là triển khai nên các hồ sơ vẫn đang “ngâm”.
Đặc biệt, sau khi Bộ LĐ-TB&XH gửi dự thảo mới, việc bổ sung các quy định đối với DN vay vốn để trả lương cho lao động, ông Duân cho rằng, sẽ khiến việc thẩm định gặp nhiều khó khăn và có thể kéo dài thời gian hỗ trợ cho DN và NLĐ.
“Sáng nay, các lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Tài chính, Bảo hiểm xã hội… của tỉnh ngồi họp với nhau và thấy rằng trong 5-10 ngày, với các điều kiện này không thể xử lý hết được. Doanh nghiệp đưa lên, Sở Tài chính không dám thẩm định. Chưa kể, việc hướng dẫn không rõ sẽ khiến tình trạng mỗi nơi làm một kiểu”, ông Duân nói.
Theo ông Duân, trong bối cảnh này, Nghị quyết hướng dẫn triển khai cần phải cụ thể, khả thi và đơn giản các thủ tục. Ngoài ra, cần quy định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, giám đốc doanh nghiệp nếu để ra sai sót, đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch.
Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, sau khi Thủ tướng quyết định gói hỗ trợ an sinh xã hội, TP Hà Nội đã tiến hành rà soát các đối tượng. Tất cả các xã, phường trên địa bàn thành phố hiện đã phát tờ khai, mẫu văn bản.
Trước mắt, nếu Chính phủ có Nghị quyết hướng dẫn, ngay trong tháng 4 này, những đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo, người có công, diện bảo trợ xã hội có thể sẽ được nhận hỗ trợ ngay. Còn nhóm đối tượng có hợp đồng lao động, việc rà soát, lên danh sách phụ thuộc vào các doanh nghiệp.
Đối với nhóm lao động tự do, theo ông Dân, mặc dù đã có các tiêu chí nhưng qua rà soát, các địa phương còn hơi lúng túng. Do đó, Bộ LĐ-TB&XH sau khi tham mưu Chính phủ ra Nghị quyết, cần có hướng dẫn cụ thể thêm. Đối với nhóm này, sang tháng mới có thể nhận được hỗ trợ.
“Đến bây giờ, sau gần 3 tháng tình hình dịch bệnh diễn ra, nhiều lao động mất việc đã bắt đầu không đủ sức cầm cự được nữa. Nghị quyết của Chính phủ ban hành gần 10 ngày rồi, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn chi tiết để triển khai gói hỗ trợ. Người dân và các cơ quan ở dưới đang rất sốt ruột”, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội nói.
Ngoài ra, theo ông Dân, Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo có chính sách đặc thù cho một số đối tượng như giáo viên mầm non ngoài trường công lập, đối tượng không bảo hiểm y tế…nằm ngoài gói an sinh xã hội để có hỗ trợ riêng.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nam cho biết, theo kết quả rà soát, thống kê ban đầu, tỉnh có khoảng 90.000 người thuộc đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Dự toán tổng số tiền chi trả cho các đối tượng là 105 tỷ đồng. Hiện, đơn vị đã thống nhất với Sở Tài chính thực hiện chi trả trước cho 3 nhóm đối tượng trên tháng 4. Còn những đối tượng khác, đang chờ hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành.
.
Gói cứu trợ kỷ lục 2.200 tỷ USD của chính phủ Mỹ, bao gồm các khoản hỗ trợ tiền mặt cho hầu hết những người dân Mỹ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thực phẩm, trong đó 27% dành để trả trực tiếp cho 175 triệu người, các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện bị quá tải và những ngành chịu ảnh hưởng lớn như hàng không.
Trả lờiXóaTrước tiên chính phủ (luật), đưa ra tiêu chuẩn. Một người lớn có mức thu nhập AGI (Adjusted Gross Income) 75 ngàn đô la một năm hay ít hơn sẽ nhận được 1.200 đô la. AGI là số tiền đem về sau khi trừ các khoản thuế, hưu liễm, bảo hiểm y tế, nợ học phí... Mỗi đứa con dưới 17 tuổi được 500 đô la. Như vậy một gia đình 2 vợ chồng 4 đứa con sẽ nhận được 4.400 đô la. Nếu AGI cao hơn 75 ngàn và ít hơn 99 ngàn, thì số tiền nhận được sẽ ít đi 5 đô cho mỗi 100 đô cao hơn 75 ngàn.
Máy điện toán của ngân hàng liên bang cứ theo công thức như trên mà tính ra số tiền, rồi tự động gởi thẳng vào trương mục ngân hàng của từng gia đình, không thông qua bất cứ cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương nào, cũng không có đơn từ xin xỏ, chờ xét duyệt gì cả... Tất cả được điện toán hóa nhanh, gọn hiệu quả, không “rơi rớt” một xu nào. Trong vòng có vài ngày, hơn 60 triệu gia đình đã nhận được tiền.
Cách chi "điện toán hóa" của Mỹ rất nhanh và không có thủ tục xin cho, không cần làm đơn... vì tất cả thông tin của người dân Mỹ đều có sẵn trong các số liệu của các cấp chính quyền Mỹ và các tiểu bang. Cứ theo quy định mà chính phủ Mỹ chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng cần trợ cấp.
Còn ở Việt Nam, vì chính phủ trung ương, nhất là bộ LĐTBXH không có số liệu, các cấp chính quyền không có số liệu chính xác hoặc có nhưng không muốn phát không qua đơn xin nên tất cả những ai cảm thấy mình trong nhóm được trợ cấp đều phải làm đơn xin, mà đã xin thì phải có người xét, từ đó mà thời gian kéo dài và sinh ra tiêu cực "chạy trợ cấp cúm tàu" và những chuyện cười như dê, bò đi lạc vào nhà các quan...
Chung quy cũng là do quản lý xã hội của VN quá yếu kém mà chính phủ không dám đụng vào các chính quyền cơ sở nên bọn này càng tác oái tác quái, ăn chặn, ăn bẩn của dân không từ một thứ gì. Nay chúng thấy cái gói 62.000 tỷ như mèo thấy mỡ vậy!!!
Chờ, chờ, chờ. Chắc dân sẽ chết vì đói và chờ trước khi chết vì dịch. Đợi hết dịch xong cũng chưa thấy tiền hỗ trợ đâu
Trả lờiXóaDân thì đói còn quan thì thế này đây:
Trả lờiXóaMười hai cựu quan chức đã được Chính phủ giao nhà ở công vụ khi đang đương chức, nhưng nay các quan chức này đã nghỉ hưu, theo quy định họ phải trả lại nhà công vụ cho nhà nước.
Đáng lưu ý thông báo đòi nhà đã được Bộ Xây dựng gửi tới 12 cựu quan chức này từ 2-3 lần nhưng chưa ai trả lại nhà công vụ.
Bộ Xây dựng yêu cầu 12 cựu quan chức trả lại nhà công vụ của Chính phủ tại chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cụ thể, danh sách 12 quan chức chưa trả nhà công vụ gồm: ông Đ. V. C. nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông P.V.V. nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông TVL, nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; ông N.V.N, nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; bà N.T.TH.H, nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; bà N.H.L, nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông L.V.Đ, nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Bà B.T.TH, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Đ.Q.H, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông H. V. A,nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông H.S.TH, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; ông Đ.N.D, nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản.