Việt Nam phản đối mạnh mẽ cái gọi là "thành phố Tam Sa" của Trung Quốc. Ảnh AMTI
Việt Nam phản đối mạnh mẽ cái gọi là
'thành phố Tam Sa' của Trung Quốc
Thanh Niên
19:07 - 19/04/2020
Việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam không có giá trị và không được công nhận, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Ngày 19.4, trước việc Trung Quốc ngày 18.4 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu:
Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó, và không có những việc làm tương tự trong tương lai.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 18.4 ngang nhiên đưa tin, theo phê chuẩn của Chính phủ Trung Quốc, cái gọi là "thành phố Tam Sa" thành lập 2 quận quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo CGTN, 2 quận này được gọi là Tây Sa và Nam Sa. Tây Sa và Nam Sa là tên Trung Quốc dùng lần lượt để gọi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Cũng theo CGTN, quận Tây Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa cùng các vùng biển xung quanh và chính quyền huyện đặt ở đảo Phú Lâm. Còn quận Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh và chính quyền đặt ở đá Chữ Thập. Đây là một trong 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp.
Hồi năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên lập cái gọi là thành phố Tam Sa để tự cho mình có quyền quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Hôm 26.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”.
Cũng theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực; tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Vũ Hân
Lần này mới giám ' yêu cầu' , mấy lần trước chỉ giám ' đề nghị', nếu phía VN không có biện pháp mạnh mẽ hơn mấy lời phát biểu của BNG thì chúng nghe cũng chỉ như ' chó Tàu nghe kèn thôi'
Trả lờiXóaHì hì, lại bài ca "phản đối, phản đối" ở trong nhà nhưng không dám đem câu chuyện ra đình làng!!!
Trả lờiXóaChiến thuật của Trung Quốc là mềm nắn, rắn buông và lơi dụng thời cơ. Viêc quốc tế và các nước lân cận đang lúng túng đối phó dịch cúm Covid-19 trong khi mối đe dọa dịch cúm giảm đi ở Trung Quốc, cùng môt lúc với sự kiện 4 tầu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bị tê liệt vì Covid-19 và việc cách chức vụng về, vội vã vị tư lệnh hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt gây bất mãn trong hải quân Mỹ đã tạo ra cơ hội ấy.
Trả lờiXóaMỀM NẮN, RẮN BUÔNG LÀ CHIẾN THUẬT CỦA TQ, THẾ CÒN VN SẼ RẮN BẰNG CÁCH NÀO??? hay là vẫn là bài ca muôn thuở của người phát ngôn bộ NG và lần này thì có khá hơn là gửi công hàm lên LHQ. Bộ NG nói: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”, nhưng TQ có xin phép đâu mà cho phép, TQ cứ ngang nhiên hành động mà VN chỉ nói qua người phát ngôn thì rõ ràng là VN đang "MỀM" rồi. TQ biết là VN chẳng dám làm gì "RẮN" cả nên chúng cười ruồi và cứ ngang nhiên đi lại, khảo sát ở Biển đông!!!
Khi Trung Quốc vào tháng 3 trở thành quốc gia đầu tiên phục hồi sau sự bùng phát của COVID-19 tại tâm dịch Vũ Hán, các quan chức nước này đã khởi động một chiến dịch khác nhằm xây dựng lại hình ảnh quốc tế cũng như góp phần xóa bỏ định kiến "virus Vũ Hán”.
Trả lờiXóaVới lợi thế là quốc gia đầu tiên kiềm chế thành công COVID-19 trong khi các nước khác đang vật lộn với dịch bệnh, Bắc Kinh đã tranh thủ cơ hội để thúc đẩy ảnh hưởng và hình ảnh của nước này bên ngoài, xóa đi những hình ảnh ban đầu là nơi khởi phát dịch bệnh và làm mầm bệnh lan rộng.
Tập Cận Bình đã thực hiện hàng loạt cuộc điện đàm với các lãnh đạo thế giới và đưa ra những lời đề nghị viện trợ “hào phóng”. Những tuyên bố về việc Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ cùng với những chuyến hàng và cả các chuyên gia y tế của Trung Quốc được cử đến hỗ trợ các nước trong cuộc chiến chống COVID-19 được đưa rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thế nhưng những chuyến hàng y tế dỏm, những phát ngôn trái chiều, những phát hiện về nguồn gốc virus ở Vũ Hán, nhưng hành động của Trung quốc ở Biển Đông và Hoa đông đã làm thất bại và hình ảnh của Trung quốc đối với thế giới chỉ là một tên lừa đảo, độc tài, gian manh và nham hiểm mà thôi.
Từ "nước lạ " đến "Trung Quốc " phải mất gần 10 năm (từ 2011 đến 2020) . Từ "quan ngại " đến "phản đối, yêu cầu " cũng mất chừng ấy thời gian . Có lẽ từ "yêu cầu " đến "kiện " thì mất hoàn toàn biển Đông?
Trả lờiXóa