Tranh chấp đất Đồng Tâm: Ứng xử của chính quyền là 'sai lầm về chính sách'?
BBC
BBC
09-01-2020
Đồng Tâm lại đổ máu ngay trước thời điểm trước Tết Nguyên đán. Theo Bộ Công an Việt Nam, đã có 4 người chết, gồm cả cảnh sát và người dân.
Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình nói với BBC News Tiếng Việt rằng, việc chính quyền tổ chức cưỡng chế người dân Đồng Tâm vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán là theo 'truyền thống và như cách lâu nay vẫn áp dụng' trong các vụ việc như thế này.
"Năm ngoái, chính quyền đàn áp cư dân vườn rau Lộc Hưng cũng vào thời điểm trước Tết. Có lẽ, họ cho rằng, thời điểm này tâm trạng của người dân đang dồn hết vào việc lo chuẩn bị Tết, nên sẽ thuận tiện hơn cho họ khi hành động," bà Bình nói.
Theo bà Bình, mục đích chính của họ nhằm vào những người dân dám đứng lên chống đối việc cưỡng chế đất để đè bẹp ý chí của người dân, chứ không hẳn chỉ đơn thuần là với mục tiêu cưỡng chế để đòi đất.
Bà Bình cũng liên hệ sự việc vừa xảy ra ở Đồng Tâm với những động thái mới gần đây như việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và đề nghị xem xét kỷ luật cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Theo bà Bình, sự việc xảy ra ở Đồng Tâm có thể là một trong những phản ứng trước những động thái này. Bởi thế, bà Bình không loại trừ khả năng việc cưỡng chế Đồng Tâm xuất phát từ lợi ích nhóm.
Bà nói: "Người chủ trì của việc này có thể không phải là chủ trương từ Trung ương mà là một bộ phận và có thể có liên quan đến lợi ích nhóm. Mức độ ràng buộc ở mức độ họ không làm không được".
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng, trong nội bộ chính quyền Hà Nội, lâu nay vẫn chưa thống nhất trong cách nhìn nhận và ứng xử với người dân.
Theo ông Thọ, có hai câu hỏi phải đặt ra ở đây. Tại sao sự việc diễn ra từ lâu và đến nay vẫn âm ỉ mà chính quyền không giải quyết dứt điểm, để rồi cứ đến một lúc nào đấy, xảy ra một sự kiện gì đấy thì người ta lại làm cho sự việc nóng lên. Rồi tại sao họ lại chọn để ra tay ngay vào thời điểm này, giữa khi các quan chức cao nhất của Hà Nội đang bị đề nghị xử lý kỷ luật, dẫu lý do liên quan đến những chuyện khác.
"Hai câu hỏi đó là cần tiếp tục suy nghĩ thêm. Hay như việc ai chỉ đạo việc này và sẽ ảnh hưởng như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được. Chúng ta chỉ biết rằng, đấy, nếu đối xử với người dân như thế thì hậu quả sẽ là như thế. Và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền thủ đô không thôi mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề về chính sách và cả với cá nhân các vị lãnh đạo các việc đó," ông Thọ nói.
Đồng Tâm lại đổ máu ngay trước thời điểm trước Tết Nguyên đán. Theo Bộ Công an Việt Nam, đã có 4 người chết, gồm cả cảnh sát và người dân.
Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình nói với BBC News Tiếng Việt rằng, việc chính quyền tổ chức cưỡng chế người dân Đồng Tâm vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán là theo 'truyền thống và như cách lâu nay vẫn áp dụng' trong các vụ việc như thế này.
"Năm ngoái, chính quyền đàn áp cư dân vườn rau Lộc Hưng cũng vào thời điểm trước Tết. Có lẽ, họ cho rằng, thời điểm này tâm trạng của người dân đang dồn hết vào việc lo chuẩn bị Tết, nên sẽ thuận tiện hơn cho họ khi hành động," bà Bình nói.
Theo bà Bình, mục đích chính của họ nhằm vào những người dân dám đứng lên chống đối việc cưỡng chế đất để đè bẹp ý chí của người dân, chứ không hẳn chỉ đơn thuần là với mục tiêu cưỡng chế để đòi đất.
Bà Bình cũng liên hệ sự việc vừa xảy ra ở Đồng Tâm với những động thái mới gần đây như việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và đề nghị xem xét kỷ luật cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Theo bà Bình, sự việc xảy ra ở Đồng Tâm có thể là một trong những phản ứng trước những động thái này. Bởi thế, bà Bình không loại trừ khả năng việc cưỡng chế Đồng Tâm xuất phát từ lợi ích nhóm.
Bà nói: "Người chủ trì của việc này có thể không phải là chủ trương từ Trung ương mà là một bộ phận và có thể có liên quan đến lợi ích nhóm. Mức độ ràng buộc ở mức độ họ không làm không được".
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng, trong nội bộ chính quyền Hà Nội, lâu nay vẫn chưa thống nhất trong cách nhìn nhận và ứng xử với người dân.
Theo ông Thọ, có hai câu hỏi phải đặt ra ở đây. Tại sao sự việc diễn ra từ lâu và đến nay vẫn âm ỉ mà chính quyền không giải quyết dứt điểm, để rồi cứ đến một lúc nào đấy, xảy ra một sự kiện gì đấy thì người ta lại làm cho sự việc nóng lên. Rồi tại sao họ lại chọn để ra tay ngay vào thời điểm này, giữa khi các quan chức cao nhất của Hà Nội đang bị đề nghị xử lý kỷ luật, dẫu lý do liên quan đến những chuyện khác.
"Hai câu hỏi đó là cần tiếp tục suy nghĩ thêm. Hay như việc ai chỉ đạo việc này và sẽ ảnh hưởng như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được. Chúng ta chỉ biết rằng, đấy, nếu đối xử với người dân như thế thì hậu quả sẽ là như thế. Và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền thủ đô không thôi mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề về chính sách và cả với cá nhân các vị lãnh đạo các việc đó," ông Thọ nói.
Sai cả nguyên lý lẫn hành động
Trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt qua điện thoại, đánh giá những gì chính quyền đã làm trong sự kiện Đồng Tâm ở khía cạnh chính sách công, ông Thọ khẳng định ngay rằng, điều đó hoàn toàn sai cả về nguyên lý lẫn hành động.
PGS-TS Phạm Qúy Thọ cho rằng, cần nhất quán trong cách ứng xử vì suy cho cùng tất cả các khía cạnh của chính sách công là phải hướng đến người dân. Trong khi đó, chính quyền Hà Nội đã giải quyết không thỏa đáng, cứ để sự việc âm ỉ, thậm chí không thực hiện những gì đã hứa với người dân, thậm chí có thể là lợi dụng sự việc này vào mục đích khác, làm sai lệch bản chất và hình ảnh của chính sách công.
"Hà Nội đang có rất nhiều vấn đề, khiến chúng ta không thể nói là minh bạch về mặt chính sách cũng như động thái được. Thế rồi ngay gần đây, Bí thư Thành ủy lại bị đề nghị xem xét kỷ luật. Tất cả những cái đó ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là người dân ở dưới chế độ đảng lãnh đạo toàn diện. Người dân đang bàn tán rất nhiều, và trước mắt họ, là cả một hình ảnh không đẹp về chính quyền.
"Do vậy, khi tất cả những vấn đề như vậy còn chưa được giải quyết xong, mà lại còn có những động thái như ở Đồng Tâm, càng khiến cho căng thẳng bị đẩy lên, phản ánh sai lệch về mặt chính sách," PGS-TS Phạm Qúy Thọ nhấn mạnh.
"Người dân sẽ cảnh giác với chính quyền"
Còn Facebooker Trịnh Bá Tư thì so sánh các sự việc đòi đất ở Việt Nam gần đây như vụ Đặng Văn Hiến ở Đăk Nông, vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng và vụ việc ở Đồng Tâm. Ở hai sự việc đầu tiên, tuy những ngwoif trong cuộc bị tù tội thậm chí lãnh án tử hình, nhưng đất cũng được trả lại. Còn vụ Đồng Tâm người dân đứng lên giành đất được hai năm và đến nay tiếp tục bị 'đàn áp.'
"Sau sự việc ngày hôm nay, phản ứng của người dân sẽ rất khác. Họ sẽ cảnh giác trước sự 'tráo trở' của nhà chức trách, Và về lâu về dài, chính quyền sẽ nhận lãnh hậu quả khi không thực hiện những gì đã hứa, không giải quyết sự việc một cách dứt điểm, và thay vì trừng trị những người làm sai thì lại nhắm vào người dân. Phản ứng của người dân sau vụ này sẽ không dừng lại ở mức độ như vụ việc năm 2017," anh Trịnh Bá Tư nói.
Trong khi đó, trong sáng 9/1, Bộ Công an Việt Nam đăng tải trên website về điều mà bộ này gọi là "Thông báo về vụ việc gây rối tại xã Đồng Tâm".
Bộ này cho hay đây là vụ việc "chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội."
Thông báo này cũng viết là một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP. Hà Nội "theo kế hoạch" từ ngày 31/12/2019.
Thông báo xác nhận trong sáng 9/1, đã có một số người ở Đồng Tâm "có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng".
Thông báo của Bộ Công an xác nhận có bốn người chết trong vụ đụng độ tại Đồng Tâm rạng sáng 9/1, trong đó có ba cảnh sát và một dân thường.
"Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch,' thông cáo cho hay.
Đồng Tâm lại đổ máu?
Chủ tịch Chung 'mong Đồng Tâm chấp hành'
Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền
Chính sách đất đai 'tạo bất công'
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
VN: chính sách đất khiến dân phải sống nghèo?
Đoàn Văn Vươn 'sẵn sàng hòa giải vụ Đồng Tâm'
Đoàn Văn Vươn: 'Đặng Văn Hiến sẽ thoát án tử'
Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra vụ Đặng Văn Hiến
VTV chiếu hình ảnh trấn áp ban đêm! Tại sao đang đêm lại gay rối trật tự công cộng nhỉ?
Trả lờiXóaMả cha thằng Nguyễn Đức Chung cướp đất của dân
Trả lờiXóa