Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

TRẦN LONG ẨN - ĐÁNG THƯƠNG, ĐÁNG GIẬN, ĐÁNG KHINH


Lê Thiếu Nhơn

TUỔI GIÀ HAM HỐ...

Tại cuộc họp giao ban Hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật TPHCM, nhân dịp có mặt Bí thư Thành ủy TPHCM - Nguyễn Thiện Nhân, ông Trần Long Ẩn đã tranh thủ cơ hội để phô diễn lập trường. Khổ, khi báo chí tường thuật lại, thì ông Trần Long Ẩn bị ném đá tơi bời.

Đặc biệt, trên Facebook Trần Đình Thu liên tục có ba "tút" chửi ông Trần Long Ẩn lên bờ xuống ruộng. Có thêm sự phụ họa của đội ngũ comment, thì ông Trần Long Ẩn te tua xác pháo. Tội nghiệp thân già lâm nạn!

Xưa nay, miếng thịt vẫn là miếng nhục! Xưa nay, mấy ai muốn nuôi loại chó không biết sủa! (Nếu chó không biết sủa thì nuôi mèo cho lành!).

Từ một anh biên tập băng đĩa loàng xoàng, chuyên móc nối viết tỉnh ca và huyện ca để kiếm ăn, không hiểu ông Trần Long Ẩn đã được ai khai quật để đưa lên làm lãnh đạo văn nghệ. Vốn quen nghề lấy cái véo von để che đậy cái nông cạn, đầu tiên ông Trần Long Ẩn về Hội Âm nhạc TPHCM cũng xung đột dữ đội với ông Nguyễn Văn Hiên. Không còn cây cao bóng cả như Xuân Hồng, Hoàng Hiệp hay Trịnh Công Sơn, hai gã nhạc sĩ cá mè một lứa quyết trận sống mái. Đã muốn đứng ở hiên thì đừng cố ẩn, mà đã muốn ẩn thì đừng ra hiên. Kết quả, biết ẩn thì đớp được miếng to, mà nghênh ngang ngoài hiên thì chỉ ba hoa uống rượu và nói lái.

Từ chức Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM, ông Trần Long Ẩn ngồi luôn chức Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TPHCM. Cái ghế ấy, người tiền nhiệm Ca Lê Thuần hầu như không có hoạt động gì tích cực, nhưng cũng có nét sang trọng của dòng dõi Ca Văn Thỉnh - Ca Lê Hiến. Ông Trần Long Ẩn chễm chệ ở đấy, trông rất lởm khởm. Ca khúc của Trần Long Ẩn chủ yếu loảng xoảng cao giọng lý sự sáo rỗng, chứ tiết tấu và khúc thức thì hơi tầm thường. (Trên chính chương trình "Giai điệu tự hào" - VTV1, đã có khách mời thẳng thừng chê bài hát nổi tiếng bậc nhất của Trần Long Ẩn là "Một đời người, một rừng cây" nếu không nghe phần lời thì chả có gì đọng lại!).

Cũng vì tóc bạc vớ được vận may, nên ông Trần Long Ẩn không có cái tư chất văn hóa của lãnh đạo văn nghệ. Đỉnh cao của sự tham lam đến mức trâng tráo và lố bịch, là ông Trần Long Ẩn tự trao cho mình giải thưởng cao nhất của Giải thưởng VHNT TPHCM (cái giải thưởng do ông Trần Long Ẩn dựa vào cái ghế Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Liên hiệp VHNT TPHCM để được làm Phó trưởng ban thường trực Ban tổ chức kiêm Chủ tịch Hội đồng giám khảo!).

Giải thưởng không chỉ được 100 triệu đồng, mà còn bổ sung hồ sơ để ông Trần Long Ẩn nhắm đến Giải thưởng Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho tham vọng này, ông Trần Long Ẩn đã không che giấu sự hẹp hòi và ích kỷ khi lợi dụng chút quyền lực bỏ phiếu để loại ông Phạm Minh Tuấn tài năng âm nhạc gấp 10 lần mình, ra khỏi danh sách ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cỡ ông Trần Long Ẩn, thì trao Giải thưởng Nhà Nước đã là chiếu cố công lao tham gia cách mạng!

Ở tuổi 76 mà vẫn ham hố như ông Trần Long Ẩn, nghĩ kỹ cũng thấy đáng thương hại hơn đáng trách giận!

5 nhận xét :

  1. Đến cái tuổi này ông Ẩn đúng là lú lẫn thật. Nếu cứ ẩn ẩn thì có chút danh mỏng manh để về với đát đho yên.

    Trả lờiXóa
  2. Già mất nết. Cũng là cái bệnh chung của những kẻ không có những trang bị tối thiểu của một con người là Nhân cách!

    Trả lờiXóa
  3. Tuổi trẻ bây giờ cứ việc tụng nhạc của ông Ẩn như ngày xưa tụng thơ Tố Hữu là ... "khỏe"!

    Trả lờiXóa
  4. Lâu ngày mới nghe lại ông này. Ngày xưa có bài "Tình đất đỏ miền Đông", hay "Có những chiều nghe rất lạ", nghe cũng được . Không ngờ đã lớn tuổi lắm rồi. Mà tư cách thì cũng xấp xỉ Hữu Thỉnh ? Lại có thêm 1 biến hình trùng. Tư cách xuống tận đáy ! Đúng là nghệ nhân của đảng !

    Trả lờiXóa
  5. Già rồi! Bưng bô làm gì nữa! Một cái não Hồng vệ binh trong hình hài một kẻ già nhìn phản cảm lắm!

    Trả lờiXóa