Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC LÊN TIẾNG VỀ VỤ 39 THI THỂ

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres tại Thượng đỉnh UN- ASEAN
ở Bangkok ngày 3/11/2019 


Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói về vụ 
39 thi thể người Việt

RFA
11-03-2019


Tại cuộc họp báo trong khuôn khổ thượng đỉnh ASEAN-Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hôm 3/11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres lên tiếng về vụ 39 thi thể người Việt trong xe container ở hạt Essex và nạn buôn người mà ông mô tả là “tội ác còn ghê tởm hơn buôn ma túy”.

Trả lời câu hỏi: “Ông có bình luận gì về vụ hàng chục người Việt Nam chết trên xe tải ở Anh và các nước đã làm đủ để chống lại những mạng lưới buôn người tinh vi mà ông đề cập dẫn đến những thảm kịch như thế này?”, ông Guterres đáp:

“Vâng, như tôi đã nói, trước hết, chúng tôi cần tổ chức việc di dân vì nếu quý vị tổ chức di dân, nếu việc di dân là hợp pháp, những kẻ buôn người sẽ không thể làm ăn được. Bởi vì không có đủ việc di dân có tổ chức nên những kẻ buôn người làm ăn được và đây là việc làm ăn đem lại lợi nhuận cao. Và vì vậy, chúng ta không chỉ cần tổ chức di dân mà còn tăng cơ hội di dân hợp pháp.”

“Nhưng chúng ta cần phải có một sự hợp tác quốc tế hiệu quả hơn nhiều liên quan đến tình trạng buôn người. Tôi muốn thấy sự cam kết về hợp tác quốc tế của cảnh sát, cơ quan tình báo, cơ quan an ninh các nước. Tôi muốn thấy sự hợp tác quốc tế chống lại việc buôn người tương tự như hợp tác quốc tế chống tình trạng buôn ma túy.” 

Bởi vì buôn người là một tội ác còn ghê tởm hơn buôn ma túy. Nhưng thật không may, tôi thấy cộng đồng quốc tế dành nhiều nỗ lực hơn liên quan đến buôn ma túy và tất nhiên là cần phải duy trì nỗ lực đó. Tiếp đó là nỗ lực cần thiết trong phối hợp quốc tế để trấn áp một cách hiệu quả những kẻ buôn người vì theo tôi, đó là tội ác ghê tởm nhất trong thế giới ngày nay.”

Trả lời một câu hỏi khác về tệ nạn buôn người, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói:

“Buôn người là một trong những vấn đề được thảo luận tại thượng đỉnh lần này. Có một cam kết rất mạnh mẽ từ Liên Hợp Quốc và ASEAN, để chống lại nạn buôn người. Với chúng tôi, phản ứng cho tình trạng này là hợp tác quốc tế. Đó là thỏa thuận về di dân đã được cộng đồng quốc tế thông qua, yêu cầu phối hợp hiệu quả các nỗ lực giữa các quốc gia mà nạn nhân buôn người khởi hành, quá cảnh và điểm đến. Bởi theo tôi, di dân là không thể tránh khỏi, và nó thậm chí là một khía cạnh tích cực của cuộc sống trên thế giới.”

“Tôi có thể cho quý vị một ví dụ về nước Bồ Đào Nha của tôi. Nước tôi có chỉ số sinh và già hóa dân số là 1,3. Bồ Đào Nha không thể tồn tại nếu không tiếp nhận di dân. Tôi luôn lấy ví dụ về mẹ tôi, bà 96 tuổi và bà luôn có người chăm sóc thường trực. Khi tôi đến thăm bà, tôi đã thấy nhiều di dân đang chăm sóc mẹ tôi. Vì vậy, tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc di dân. Thái Lan là một đất nước có hàng triệu di dân.” 

“Và nếu di dân là điều không thể tránh khỏi, thì tốt hơn hết là tổ chức và kiểm soát nó bằng hợp tác quốc tế, bởi vì ngày nay di dân chủ yếu được tổ chức bởi những kẻ buôn người, và đây là điều chúng ta phải tránh bằng mọi giá vì nó kéo theo nạn vi phạm nhân quyền khủng khiếp.” 

“Khía cạnh tồi tệ nhất, tất nhiên là buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em để khai thác và lạm dụng tình dục. Đó có lẽ là tội ác ghê tởm nhất tồn tại trên thế giới ngày nay.”

1 nhận xét :

  1. Quan điểm của chính quyền Việt Nam: Càng nhiều người ra đi càng tốt. Mỗi năm lượng kiều hối chuyển về VN một tăng (lượng Kiều hối trung bình hơn 10 tỷ USD do kiều bào gửi về mỗi năm) không cần biết họ đi bằng cách nào và kiếm tiền như thế nào ?.
    Nhà nước khuyến khich người dân đi lao động xuất khẩu để "Xoá đói giảm ngheo”. Ngân Hàng nhà nước cho vay ưu đãi không lãi xuất hoặc lãi suất thấp...
    Có mấy cái lợi, vừa có tiền, xoá đói giảm nghèo, giảm tội phạm, không còn “thế lực thù địch” Nông dân ra đi ruộng đồng bỏ hoang. Đất được bán chia nhau lợi nhuận.

    Trả lờiXóa