Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

NHẬP Ồ ẠT HÀNG TÀU, GIỜ PHẢI TÍNH SAO ĐÂY?

Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo... bị liệt vào danh mục các loại điện thoại bị kiểm tra vì nguy cơ cài cắm đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc vào Việt Nam

Ồ ạt nhập khẩu hàng Trung Quốc,
nay "sốt vó" tìm cách chặn “đường lưỡi bò”!


Dân trí
Thứ Bảy 09/11/2019 - 13:00

Sắp tới, lực lượng hải quan sẽ kiểm tra 100% các loại điện thoại, ô tô nhập từ Trung Quốc có nghi ngờ cài bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp. Tuy nhiên, việc này không đơn giản vì lượng hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam quá lớn và phần mềm vi phạm chỉ được phát hiện khi "đập hộp".

>>Phát hiện “đường lưỡi bò” phi pháp trên thiết bị điện mặt trời ở phía Nam
>>Sẽ kiểm tra 100% xe hơi, điện thoại Trung Quốc nghi có “đường lưỡi bò”
>>4.000 ô tô Trung Quốc nhập 9 tháng qua, bao nhiêu chiếc gắn bản đồ "đường lưỡi bò"?

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi lượng lớn tiền để nhập các loại điện thoại, máy tính điện tử về nước sử dụng.

Tổng trị giá các loại hàng này là hơn 14,6 tỷ USD, trong đó điện thoại và linh kiện điện thoại từ Trung Quốc chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng của Việt Nam.
Nhấn để phóng to ảnh

Hiện nay, các loại điện thoại mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm cả điện thoại các hãng toàn cầu như Nokia, iPhone (Apple), cùng các hãng điện thoại nội địa của Trung Quốc như Oppo, Huawei, Xiaomi, Vivo…

Các dòng máy tính bảng, máy tính xách tay hiện nay ở Việt Nam hầu hết nhập khẩu từ Trung Quốc như Macbook, HP, Dell, Lenovo, Acer… Các dòng máy này hiện sử dụng các hệ điều hành Intel, một số máy dùng hệ điều hành mã nguồn mở Linux có nguy cơ cao chứa phần mềm và bản đồ độc hại.

Trong khi đó, một số hãng điện thoại đang lắp ráp, sản xuất ở Việt Nam cũng nhập linh kiện từ Trung Quốc, vậy nên giá trị nhập khẩu các mặt hàng điện thoại, linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam luôn cao và chiếm một nửa so với tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ các đối tác nhập khẩu khác.

Ngoài điện thoại, máy tính, Việt Nam cũng nhập nhiều máy trò chơi của trẻ em ở các trung tâm vui chơi, khu thương mại như máy bắn súng, máy đua xe ô tô, xe máy trong không gian thực tế ảo 3D, máy bay mô phỏng quân sự hay trò chơi khám phá cùng thiết bị kính thực tế ảo 3D…

Theo một số người trong giới kinh doanh thiết bị nói trên, các thiết bị trò chơi đều sử dụng phần mềm riêng của nhà cung cấp, đi theo máy. Các loại, phần mềm này cũng có nguy cơ bị cài cắm phần mềm hoặc bản đồ 3D, không ngoại trừ bị cài cắm bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc.

Bản đồ đường lưỡi bò bị phát hiện trong thiết bị theo dõi điện mặt trời trên mái nhà
ở các tỉnh phía nam ở Việt Nam

Hôm qua (8/11), Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông báo phát hiện phần mềm đường lưỡi bò trong thiết bị theo dõi điện mặt trời ở các tỉnh phía Nam. Quy mô và tính chất tuyên truyền của “đường lưỡi bò” đang cực kỳ phức tạp và nguy hiểm, rất cần các cơ quan chức năng tổng lực kiểm tra, xử lý.

Theo thông tin từ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, hải quan sẽ ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra 100% các loại ô tô, điện thoại nghi vấn có "đường lưỡi bò" phi pháp.

Với điện thoại, các thương hiệu như Huawei, Oppo, Xiaomi có lẽ không nằm ngoài danh sách sản phẩm bị kiểm tra. Tuy nhiên, “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc nằm cả ở xe ô tô nội địa Trung Quốc là Zotye và Baic lẫn chiếc xe của thương hiệu toàn cầu của Đức lắp ráp tại Trung Quốc là Volkswagen.

Điều này cho thấy không chỉ các thương hiệu có nguồn gốc Trung Quốc có nguy cơ cài cắm đường lưỡi bò phi pháp mà ngay cả các sản phẩm toàn cầu sản xuất tại nước này cũng dễ dàng bị cài cắm.

Chính vì thế, việc kiểm tra, ngăn chặn “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc không chỉ nằm ở các thiết bị, sản phẩm nội địa Trung Quốc mà cả các thiết bị, sản phẩm toàn cầu sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc.

Tuy niên, trên thực tế, hải quan chỉ có thể kiểm tra hàng hoá về chủng loại, thuế, C/O mà không có thiết bị, máy móc để kiểm tra các loại phần mềm cài trong từng chiếc điện thoại, máy tính, máy tính bảng hay các thiết bị trò chơi khác nhau.

Cần phải nói thêm rằng, các dòng điện thoại, máy tính nhập khẩu vào Việt Nam đều ở dạng nguyên niêm phong (seal hoặc fullbox), chỉ khi người dùng khui hộp, khởi động nguồn thiết bị mới có thể kiểm tra, phát hiện được phần mềm độc hại trong sản phẩm. Hiện tượng này đã được chứng minh ở các vụ sai phạm của ô tô Volkswagen, Zotye, Baic ở Việt Nam vừa qua.

Nguyễn Tuyền

5 nhận xét :

  1. Thế này như trứng chọi đá rồi. Chống từ gốc chứ kiểm tra như bây giờ chỉ là ngọn thôi, làm sao mà kiểm tra hết?

    Trả lờiXóa
  2. Bằng mọi cách , nhà nước phải có mọi biện pháp ngăn chặn ,dù cho trước đây có lơ là thì hôm nay phải khắc phục .Cái gì liên quan đến chủ quyền quốc gia đều phải đưa vào danh mục công việc quan trọng hàng đầu .

    Trả lờiXóa
  3. chẳng có gì phải lo, vì từ lâu lắm rồi tuyệt đối không dùng hàng tàu.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà nhập khẩu phải ki với đối tác là sản phẩm không có đường lưỡi bò.
    Đây có thể xem là một hàng rào để hạn chế nhập khẩu hàng Tàu mà Tàu không kiên đuợc

    Trả lờiXóa
  5. Hàng ngày có hàng vạn, hàng chục vạn người tàu nghênh ngang lận hộ chiếu mang hình lưỡi bò đi mua sắm, thuê khách sạn, đang ký kết hôn, ký đủ loại hợp đồng...trước mũi dân ta và các cơ quan chức năng, đành chịu bó tay sao? Phải trị cho tới nơi bằng nhiều biện pháp công khai cho cả thế giới biết chứ?

    Trả lờiXóa