là đã xâm lấn vùng biển Trung Quốc
Trọng Nghĩa
RFI 08-11-2019
Chính quyền Bắc Kinh ngày 08/11/2019 tố cáo là Việt Nam xâm chiếm biển của Trung Quốc và kêu gọi nước này không nên “làm phức tạp” vấn đề Biển Đông.
Lời tố cáo ngược này được đưa ra ngay sau khi một quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam hàm ý cho rằng Hà Nội không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại một hội nghị khoa học bàn về Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở Hà Nội hôm thứ Tư 06/11, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho biết Việt Nam chủ trương đàm phán để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng có những phương án khác, trong đó có cả biện pháp trọng tài và kiện tụng.
Khi được
hỏi về ý kiến nói trên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh
Sảng hôm 08/11 khẳng định rằng cốt lõi của vấn đề Biển Đông là việc Việt
Nam và các nước có yêu sách khác đã “xâm chiếm và chiếm đóng” các hòn đảo của Trung Quốc.
Theo ông Cảnh Sảng, “Việt Nam cần phải đối mặt với thực tế lịch sử và tuân thủ sự đồng thuận ở cấp cao mà hai nước đã đạt được, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và tham vấn, đồng thời tránh những hành động có thể làm phức tạp vấn đề, xáo trộn đại cục hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ song phương”.
Vấn đề Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc kể từ tháng 7/2019 khi Trung Quốc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời đưa tàu hải cảnh quấy phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính.
Bất chấp các phản đối liên tiếp của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho tàu của họ ngang nhiên đi lại trong vùng biển Việt Nam, và tàu khảo sát Trung Quốc chỉ rời khỏi vùng biển Việt Nam ngày 24/10/2019.
Theo ông Cảnh Sảng, “Việt Nam cần phải đối mặt với thực tế lịch sử và tuân thủ sự đồng thuận ở cấp cao mà hai nước đã đạt được, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và tham vấn, đồng thời tránh những hành động có thể làm phức tạp vấn đề, xáo trộn đại cục hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ song phương”.
Vấn đề Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc kể từ tháng 7/2019 khi Trung Quốc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời đưa tàu hải cảnh quấy phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính.
Bất chấp các phản đối liên tiếp của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho tàu của họ ngang nhiên đi lại trong vùng biển Việt Nam, và tàu khảo sát Trung Quốc chỉ rời khỏi vùng biển Việt Nam ngày 24/10/2019.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (P) hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Thạch Du 981,
cách bờ biển Việt Nam 130 dặm, ngày 13/06/2019.
REUTERS/Nguyen Minh
Vừa ăn cướp vừa la làng, thế mà đòi là bá chủ thế giới, không biết dơ.
Trả lờiXóaMời các bạn cùng đọc trích đoạn LỜI DI CHÚC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG : " Chính nước lớn / Làm những điều bậy bạ / Trái đạo làm người / Bất nghĩa bất nhân /Ỷ nước lớn / Tự cho mình cái quyền ăn nói / Nói 1 đường làm 1 nẻo vô luân ... / HỌA TRUNG HOA / TỰ LÂU ĐỜI TRUYỀN KIẾP ..."
Trả lờiXóaTruyền thống của tàu là bành trướng, luôn tìm cách ăn hiếp, cướp bóc láng giềng bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, xảo trá. Đất nước mà lãnh đạo yếu hèn thì sớm muộn cũng sẽ bị thôn tính.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCảnh Sảng: “Việt Nam cần phải đối mặt với thực tế lịch sử và tuân thủ sự đồng thuận ở cấp cao mà hai nước đã đạt được...''Cha này ngụ ý gì khi nói câu này? Những đồng thuận gì? lúc nào? những ai ở cấp cao đã động thuận…?!?
Thân cho lắm vào! Tin cho lắm vào! Sao lại cùng hệ ý thức với thằng ăn cướp chứ? Thật xấu hổ!
Trả lờiXóaNgười xưa đã nói:"Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu" rồi mà!
Xóa