27-10-2019
Đọc bản tin trả lời phỏng vấn Reuters của cha Anton Đặng Hữu Nam, tôi
phải dừng từng chặp vì nhói tim và nhức bưng cả đầu. Ông nói: Đợt này,
hơn 100 người đang trên đường để đi tìm sự sống cho mình. Người chủ chăn
chắc không mong muốn những cuộc ra đi đó nhưng … phải chăng (xin lỗi)
niềm tin tôn giáo không đủ ngăn sự mất niềm tin ở tương lai?
Tại
sao trong những lời trối trăn tuyệt vọng, Trà My cứ mãi nói thương bố
mẹ và xin lỗi. Lời xin lỗi thực thà nhất trong triệu triệu lời xin lỗi
tôi đã biết đã nghe (và thường tự nhủ thầm, sao xin lỗi dễ dàng thế?).
Thật đau thương khi đọc phân tích mà tôi thấy đáng tin, em xin lỗi vì
biết chắc chắn bố mẹ sẽ cực kỳ lao đao để trả món nợ chuyến đi đắt đỏ
của em, không biết lấy nguồn nào mà bù trả, sau khi em ra đi lần 2, vĩnh
viễn.
Cám ơn anh Hoàng Huy, người đã làm phiên dịch cho Cảnh sát và Bộ nội
vụ Anh về các vụ nhập cư của người Việt, đã viết về họ, những “người rơm
– sống không ai biết, chết chẳng ai hay” như sau:
“Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu… nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời.
Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô, ngưng dạy bảo những người đã khuất sao không làm thế này thế kia… hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương.
Dù là người Việt Nam – người Trung Quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn – hoảng loạn lúc cuối đời.
Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.
Nỗi đau này của họ hay của tất cả chúng ta, một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc? Thương lắm, Việt Nam ơi…” (hết trích).
Bình tĩnh nghĩ lại, mỗi ngày chúng ta câm lặng cho qua tình trạng hàng trăm thanh niên con nhà có tiền, có thế đã ngang nhiên cướp chỗ học của những thanh niên đủ điểm vào Đại học mà bị đẩy ra bên lề hay vô số những cảnh đời bất công, bị cướp hết cơ hội vì không có thân thế và tiền của.
Nhiều năm qua, hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân từ các vùng quê xa xôi mà sản phẩm bị “giải cứu” liên miên đã ly hương, đổ về các thành phố, chạy xe ôm (nhìn đội quân “xe ôm công nghệ” nhuộm xanh thành phố mà chạnh lòng), phụ hồ, đứng đường và… Trong dòng người đó, người dân Nghệ Tĩnh cũng ra đi và sau vụ Formosa mấy năm qua, họ càng ra đi nhiều hơn, cố thoát khỏi bế – tắc – mưu – sinh vì biển trời bị làm bẩn, ô nhiễm mà những đồng bạc bồi thường ai cũng biết rất thường bị bốc hơi, là không đủ tiền mua thuốc.
Kể sao cho hết mà tìm cách đổ thừa trách nhiệm cho ai khác, cái gì khác không phải là mình?
Vâng, không có ai trong chúng ta là ngoại phạm, là vô can. Càng tìm cách phân bua, biện minh thì chỉ càng cho thấy sự vô trách nhiệm, vô cảm và từ đó, sẽ không giải quyết được tận gốc thảm cảnh mang số 39 ám ảnh nảy (Xin lỗi là phải viết, chỉ viết vì đau đớn quá, dù biết là nhàm?).
“Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu… nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời.
Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô, ngưng dạy bảo những người đã khuất sao không làm thế này thế kia… hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương.
Dù là người Việt Nam – người Trung Quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn – hoảng loạn lúc cuối đời.
Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.
Nỗi đau này của họ hay của tất cả chúng ta, một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc? Thương lắm, Việt Nam ơi…” (hết trích).
Bình tĩnh nghĩ lại, mỗi ngày chúng ta câm lặng cho qua tình trạng hàng trăm thanh niên con nhà có tiền, có thế đã ngang nhiên cướp chỗ học của những thanh niên đủ điểm vào Đại học mà bị đẩy ra bên lề hay vô số những cảnh đời bất công, bị cướp hết cơ hội vì không có thân thế và tiền của.
Nhiều năm qua, hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân từ các vùng quê xa xôi mà sản phẩm bị “giải cứu” liên miên đã ly hương, đổ về các thành phố, chạy xe ôm (nhìn đội quân “xe ôm công nghệ” nhuộm xanh thành phố mà chạnh lòng), phụ hồ, đứng đường và… Trong dòng người đó, người dân Nghệ Tĩnh cũng ra đi và sau vụ Formosa mấy năm qua, họ càng ra đi nhiều hơn, cố thoát khỏi bế – tắc – mưu – sinh vì biển trời bị làm bẩn, ô nhiễm mà những đồng bạc bồi thường ai cũng biết rất thường bị bốc hơi, là không đủ tiền mua thuốc.
Kể sao cho hết mà tìm cách đổ thừa trách nhiệm cho ai khác, cái gì khác không phải là mình?
Vâng, không có ai trong chúng ta là ngoại phạm, là vô can. Càng tìm cách phân bua, biện minh thì chỉ càng cho thấy sự vô trách nhiệm, vô cảm và từ đó, sẽ không giải quyết được tận gốc thảm cảnh mang số 39 ám ảnh nảy (Xin lỗi là phải viết, chỉ viết vì đau đớn quá, dù biết là nhàm?).
Nội dung tin nhắn của cô Phạm Thị Trà My. Photo Courtesy
Đau lắm! Chị Kim Hạnh ơi! Một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc.
Trả lờiXóa