Tàu của Trung Quốc các loại 'quấy nhiễu' tại vùng biển bãi Tư Chính trong mấy tháng qua, kể từ đầu tháng Sáu 2019, theo giới quan sát
Bãi Tư Chính:
Tàu Trung Quốc "tiếp tục quần đảo"
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
11-10-2019
Hàng chục tàu của Trung Quốc, trong
đó có lực lượng hải cảnh vừa tiếp tục 'quấy' giàn khoan của nước ngoài
hợp tác với Việt Nam ở vùng biển Bãi Tư Chính, đồng thời ngăn cản hoạt
động của các tàu dịch vụ thuộc ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam,
một nhà phân tích chính trị và an ninh khu vực nói với BBC News Tiếng
Việt.
Đã xuất hiện khả năng là Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc,
vẫn nguồn quan sát này chia sẻ ngay trước một chương trình hội luận thời
sự hàng tuần của BBC.
"Cho đến hôm nay, ở khu vực Bãi Tư Chính
vẫn có mấy sự kiện như thế này. Thứ nhất là tàu Hải Dương Địa chất 8 sau
một thời gian mấy hôm chạy dọc Bắc - Nam, thì bây giờ bắt đầu chạy Đông
- Tây," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore) trả lời Chương trình
Bàn tròn thứ Năm hôm 10/10/2019 từ Hà Nội.
"Thế rồi tàu này 'đan
lưới' ở chỗ mà mấy hôm trước, nó chạy Bắc - Nam. Việc gần nhất với Việt
Nam, như chúng ta đều biết, nó vào khoảng hơn 100 km, 150 km. Đó là
chuyện của cái tàu.
"Còn
chuyện khác là các tàu hải cảnh có hơn 30 chiếc, nó quấy giàn khoan
Hakuryu số 5 của Nhật Bản ở chỗ Lô 06-1, quấy trực tiếp vào giàn khoan
và nó ngăn cản hai tàu dịch vụ dầu khí của PTSC (Tổng công ty Cổ phần
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam). Chuyện này nó làm liên tục từ
06/6/2019 cho đến bây giờ.
"Ngắt quãng thì nó có một vài ngày
không quấy, nhưng kể như là từ đó là nó quấy suốt. Hôm 09/10, có một tàu
Hải cảnh là tàu 37111 đã xông thẳng vào Giàn khoan nhưng vào cách
khoảng hơn 30 hải lý thì phía Cảnh sát Biển Việt Nam đã đẩy ra.
"Số
lượng tàu hải cảnh cũng như là tàu dân binh của Trung Quốc đổ vào vùng
quanh bãi Tư Chính, vùng có Lô 06-1, và cả vùng có những lô từ 130 cho
đến 137... rất đông, trên 200 chiếc. Vùng mà có bảy lô đó cộng với hai
lô nữa hiện nay đúng là trung với khu vực mà tàu Hải Dương Địa chất 08
đang 'đan lưới' ở đấy. Đấy là sự kiện."
Ứng phó và đối sách của Việt Nam?
Hiện tại, từ ngày 7/10 đến ngày 13/10/2019, đang
diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 11 khóa 12 của Đảng
Cộng sản Việt Nam, khi được hỏi về phản ứng và ứng phó của phía Việt Nam
trước các sự kiện, diễn biến trên, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói:
"Cho
đến nay đối sách của Việt Nam vẫn là điều tàu ra để xua họ đi thôi,
nhưng mà không xua được. Họ chặn, họ không cho vào sát tàu Hải Dương 08.
Với việc quấy phá xung quanh giàn khoan của Nhật Bản, phía Việt Nam
chặn được, không để cho tàu Hải cảnh của Trung Quốc đến gần và họ cũng
phá được sự khiêu khích từ các tàu hải cảnh và tàu dân binh của Trung
Quốc.
"Còn về mặt bên ngoài thực địa, như chúng ta biết, căng
thẳng căng nhất và mạnh mẽ là mấy lần nói thẳng tên Trung Quốc ra và yêu
cầu Trung Quốc phải rút. Nhưng Trung Quốc không rút. Rồi nhân chuyện có
họp Hội đồng Liên Hợp quốc, thì Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đặt
vấn đề ở Biển Đông, Bãi Tư Chính, nhưng không nói tên là Trung Quốc.
"Nhưng sắp tới định làm gì, thì chúng ta chưa biết, nhưng cũng có khả năng là sẽ khởi kiện Trung Quốc."
Trả lời câu hỏi về kịch bản cụ thể và khả dĩ trong trường hợp Việt Nam quyết định và khởi kiện Trung Quốc, ông Hà Hoàng Hợp nói:
"Nếu
mà người ta cứ như bây giờ, chần chừ, chưa khởi kiện vội, thì nếu Giàn
khoan 982 hay một giàn khoan nào đó của Trung Quốc kéo vào khoan ở chỗ
bẩy lô kia c với hai lô vừa nói, hoặc là ở phía gần sát bãi Tư Chính,
thì lúc ấy bắt buộc là sẽ phải kiện.
"Và có thể sẽ xảy ra chuyện
đụng chạm vì giàn khoan ấy vào, lúc ấy là lúc tạo ra một cái cớ để họ
gây rủi ro lớn, gây ra xung đột, nên Việt Nam bắt buộc phải khởi kiện.
Còn nếu không có chuyện ấy thì cũng vẫn phải khởi kiện, vẫn nên, người
ta vẫn có ý định khởi kiện.
"Bởi vì chuyện nghiêm trọng nhất là ngày 18/9/2019,
Trung Quốc tuyên bố, gần như là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố, rằng
bãi Tư Chính là của họ. Đó là một chuyện chưa bao giờ họ nói cả. Cái đấy
rất nghiêm vì nó phá bỏ mọi nền tảng pháp lý quốc tế ở đó, nó là một
chuyện nghiêm trọng và họ yêu cầu Việt Nam phải rút.
"Thì đấy là
chuyện nghiêm trọng sẽ dẫn đến chuyện kia, tức là chuyện kiện, nếu như
để họ khẳng định trên thực địa mạnh mẽ hơn, bằng các biện pháp không
phải như bây giờ nữa, mà khoan, hoặc đưa tàu chiến vào, lúc ấy bắt buộc,
chẳng có cách nào khác là phải kiện."
Trách nhiệm của người lãnh đạo?
Ngay
tại Bàn tròn thứ Năm, hôm 10/10, nhà văn Võ Thị Hảo, khách mời đến từ
Berlin, CHLB Đức và tham dự tại Studio London của chương trình, bình
luận ý kiến của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp:
"Ý kiến của Tiến sỹ Hà Hoàng
Hợp, tôi nghĩ là đã nói lên tất cả sự nguy ngập đến mức nào và rõ ràng
tôi không rõ rằng nhà cầm quyền Việt Nam có rất nhiều quan chức được đào
tạo từ Trung Quốc về, họ đã thỏa thuận với Trung Quốc những gì, nhưng
rõ ràng về mặt nội dung và hình thức, cũng như hành động của Trung Quốc
hiện nay, rõ ràng là 'một cuộc xâm lấn', không còn có thể nói một từ nào
khác được.
"Và chúng ta (Việt Nam) cũng đừng chỉ chú ý đến Biển
Đông, mà cần chú ý đến hành động của Trung Quốc 'xâm lấn' dọc vùng biên
giới với Việt Nam và xâm lấn về kinh tế, xâm lấn về thương mại, cũng là
độc hại về môi trường.
"Tất cả những cái đó tạo nên một cuộc xâm lấn, thực
ra đó là một cuộc 'chiến tranh' rồi, nhưng bây giờ vấn đề là giải pháp
của Việt Nam như thế nào? Tôi nghĩ hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng có một
trách nhiệm hết sức nặng nề, ông ấy không những là một Tổng Bí thư của
Đảng mà cầm quyền duy nhất ở Việt Nam, mà ông còn là một Chủ tịch nước,
khi ông đã kiêm hai chức đó sau cái chết bất ngờ của ông Trần Đại Quang,
thì ông phải, nhất là Chủ tịch nước, cần phải lên tiếng.
"Ông
cần phải lên tiếng vì Chủ tịch nước là người đứng ra bảo vệ đất nước và
có những tuyên bố chiến tranh hay là không chiến tranh, hành xử của quân
đội. Ông ấy nắm lực lượng quân đội, rồi lực lượng an ninh và mọi thứ,
thì ông cần phải có, nếu ông không hành động đúng và kịp thời, thì rõ
ràng là ông ấy sẽ bị người dân Việt Nam phản ứng.
Hệ thống lãnh
đạo sẽ bị chỉ trích nặng nề và chịu trách nhiệm với lịch sử 'nếu không
làm một điều gì để bảo vệ đất nước", nhà văn Võ Thị Hảo nói thêm:
"Không
phê phán thì mới là điều lạ, nếu thực là công dân Việt Nam, không ai
không đau lòng vì xảy ra những chuyện này mà chúng ta không phản ứng gì
cả. Bởi vậy tôi nghĩ một hành động mà kiện Trung Quốc ra tòa thì đáng lẽ
phải làm lâu rồi và bây giờ vẫn cần phải làm. Thứ hai nữa là những giải
pháp, chúng ta quan tâm đến giải pháp nào để bảo vệ Việt Nam hiện nay
mà không đổ máu.
"Tôi nghĩ là có giải pháp. Giải pháp ấy luôn
luôn để ngỏ, mà tại sao lại không làm? Vấn đề là những người lãnh đạo,
những người đứng đầu đất nước hiện nay họ đang suy tính điều gì?"
Nguồn gốc không khởi kiện?
Từ Houston, Texas, Hoa Kỳ, blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bình
luận vấn đề khiếu kiện này và đề cập một tọa đàm mới đây, hôm
06/10/2019 ở Hà Nội về vùng Biển bãi Tư Chính và pháp luật quốc tế:
"Thực
ra thì chuyện kiện hay không kiện đã được đem ra bàn từ năm 2014, chứ
không phải là mới đây. Và khi nói về chuyện kiện hay không kiện, thì tôi
chính là một trong những người làm việc với an ninh Việt Nam.
"Và
ở thời đó, họ dỗ những người lên tiếng về Trung Quốc từ năm 2014 rằng
là sẽ kiện, nhưng đến đây 5 năm rồi, chúng ta vẫn chưa thấy kết quả mà
mình muốn thấy.
"Trong khi đó một điều mà tôi rất quan tâm, chính là chia sẻ trong Hội thảo về Biển Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương,
cựu Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an, có nói sau phán quyết
PCA (Tòa trọng tài thường trực quốc tế) về Philippines công nhận là
Philippines thắng, thì Trung Quốc đã cử người sang phía Việt Nam để đưa
ra 5 không, trong đó có yêu cầu, Việt Nam không được đưa ra phán quyết
về PCA và điều thứ năm là 'các đồng chí' không được kiện Trung Quốc.
"Nhìn
lại những chia sẻ từ hội thảo này về bãi Tư Chính, chúng ta có thể
thấy, đặc bi tôi thấy rất rõ, nó giải thích cho tôi thấy là tại làm sao
mà an ninh Việt Nam trong năm 2014 và báo chí bắt đầu tuyên truyền rằng
phán quyết PCA là 'bất lợi' cho Việt Nam, để từ đó tránh dần con đường
đưa vụ biển Đông ra, trước sự kiện bãi Tư Chính.
"Và thực ra, nếu
như ai đó nói rằng ủng hộ chính phủ kiện từ năm 2014 mà chúng ta đến giờ
vẫn còn chờ đợi, ở thời điểm hiện tại, điều mà chúng ta có thể thấy là
chính phủ Việt Nam đang đi trên thế 'đu dây', đu dây trong đối ngoại với
các nước và đu dây với cả người dân.
"Quan sát tất cả các việc,
thì tôi thấy ngoài việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước,
xuất hiện, thì phát ngôn đầu tiên không liên quan gì tới chủ quyền hết,
mà phát ngôn đầu tiên là phải yêu cầu không được để cho các thế lực thù
địch lợi dụng lòng yêu nước.
"Nếu nhìn tất cả các tuyên bố và
phản ứng, sẽ thấy cái mà Đảng Cộng sản lo sợ trước thềm Đại hội, đó
chính là ổn định nhân sự và chủ quyền không phải là vấn đề quan trọng ở
thời điểm này," blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với BBC.
Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc, cựu Trung tá quân đội Việt Nam, Nguyễn Nguyên Bình đưa ra ý kiến:
"Thực
ra tôi thấy từ năm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn làm, thì cũng đã có
dư luận nói đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả hồ sơ để có thể đưa vấn đề Biển
Đông của Việt Nam ra quốc tế.
"Thế nhưng từ hồi đó đến bây giờ,
bao nhiêu năm rồi vẫn rục rịch như thế và tôi nghe đài VOV5 nói tiếng
Trung Quốc, thì gần như tuần nào cũng có cái họ thông báo rằng có những
cuộc triển lãm về chứng cứ chủ quyền biển đảo Việt Nam ở tỉnh này, tỉnh
kia.
"Việc ấy bao nhiêu năm nay, tôi thấy vẫn làm, nhưng tất cả
những cái đấy chỉ để cho nhân dân Việt Nam xem thôi, chứ còn chính thức
đưa ra quốc tế thì chưa, mà như theo tôi biết, thì nhà nghiên cứu Hoàng
Ngọc Giao có nói rằng, đã kiện thì có rất nhiều nội dung có thể kiện,
chứ không phải có một nội dung là kiện về chủ quyền biển đảo của Việt
Nam, tức là hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
"Cái đấy nhiều người trong dư luận, những người hay sợ
hãi thì cứ nói là mình không kiện được đâu, cái đấy là phải để con cháu
mình giải quyết. Nhưng chưa cần phải kiện đến cái đấy, ngay hiện diện
Trung Quốc ở bãi Tư Chính này, thì có kiện họ về chuyện mà họ xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, mà vi phạm Công ước về Luật
biển Quốc tế (UNCLOS) 1982.
"Thế thì những việc ngay trước mắt và
cũng không có gì trở ngại khó khăn, nhưng mà vẫn cứ không dám kiện, mà
nếu theo tinh thần của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói, mình
không dùng vũ lực, mình dùng biện pháp hòa bình để giải quyết, thì tôi
nghĩ kiện cũng là một biện pháp hòa bình chứ đâu có gì mà vũ lực.
"Có
lẽ là sự hay nói lớn và hay đe dọa của Trung Quốc, hình như nó cũng có
tác động đến các vị lãnh đạo của Việt Nam hay sao đó. Ở đây tôi có tài
liệu là lá thư của Chủ tịch Hội luật Quốc tế của Trung Quốc trả lời Chủ
tịch Hội luật quốc tế của Việt Nam là ông Nguyễn Bá Sơn, trong này họ
nhấn mạnh là tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã "luôn luôn hoạt
động tại vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và
tuân thủ tuyệt đối luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS."
"Họ nói như
thế, nhưng mà tài sao họ lại sợ kiện? Như chị Như Quỳnh vừa nói, ông Lê
Văn Cương nói Trung Quốc "đe dọa" Việt Nam 5 điểm ấy, họ nói là không
được kiện, tại sao một mặt Trung Quốc nói là tuân thủ tuyệt đối luật
pháp quốc tế và không có gì vi phạm UNCLOS cả, thế nhưng cuối cùng lại
bảo Việt Nam không được kiện.
"Như thế, thực chất là Trung Quốc
rất đuối lý! Thế nhưng âm mưu của họ là họ muốn độc chiếm Biển Đông, cho
nên họ cứ nói đại ngôn như thế, rồi họ dọa là sẽ nổ súng, chiến tranh,
bao nhiêu việc khác, rồi họ mang máy bay và bao nhiêu tàu chiến. Vừa rồi
duyệt binh kỷ niệm quốc khánh nước của họ, họ đem ra bao nhiêu vũ khí,
rồi họ nói là có thể bắn đến tận nước Mỹ v.v..., thế thì tức là Trung
Quốc hay đe dọa dùng vũ lực.
"Và việc đe dọa dùng vũ lực cũng là
cái ta (Việt Nam) phải kiện mới đúng," nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên Bình
nêu bình luận với hội luận của BBC từ Hà Nội.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn cuộc hội luận tại Bàn tròn Thứ Năm từ London của BBC Tiếng Việt hôm 10/10/2019 về bãi Tư Chính, hội nghị TƯ11 và ứng phó, đối sách.
Đã có đảng lo, các bác cứ lên mạng đọc cướp-giết-hiếp rồi đi bão bóng đá cho ...vui.
Trả lờiXóa