Chiều 3/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng lần thứ 4 trong vòng 3 tháng qua lên tiếng phản đối hoạt động của tàu Trung Quốc ở vùng nước của Việt Nam.
Căng thẳng Bãi Tư Chính và cộng đồng quốc tế
Carl Thayer
RFA
2019-10-21
Đã 3 tháng rưỡi trôi qua kể từ khi tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc cùng đội tàu hộ tống vào trái phép vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam để thực hiện khảo sát. Hải Dương 8 và đội tàu hộ tống đến lúc này đã mở rộng phạm vi hoạt động ra xa hơn về phía bắc dọc theo bờ biển Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục phản ứng lại hành động xâm lấn của Trung Quốc một cách kiềm chế. Đầu tiên, Việt Nam giữ im lặng trong suốt gần 2 tuần lễ sau khi Hải Dương 8 vào vùng EEZ. Đến ngày 17/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng kêu gọi “các nước liên quan và cộng đồng quốc tế làm việc cùng nhau để cùng bảo vệ và duy trì trật tự, hòa bình và an ninh trên Biển Đông”.
Bài viết này nhìn lại phản ứng của cộng đồng quốc tế trước lời kêu gọi của Việt Nam.
RFA
2019-10-21
Đã 3 tháng rưỡi trôi qua kể từ khi tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc cùng đội tàu hộ tống vào trái phép vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam để thực hiện khảo sát. Hải Dương 8 và đội tàu hộ tống đến lúc này đã mở rộng phạm vi hoạt động ra xa hơn về phía bắc dọc theo bờ biển Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục phản ứng lại hành động xâm lấn của Trung Quốc một cách kiềm chế. Đầu tiên, Việt Nam giữ im lặng trong suốt gần 2 tuần lễ sau khi Hải Dương 8 vào vùng EEZ. Đến ngày 17/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng kêu gọi “các nước liên quan và cộng đồng quốc tế làm việc cùng nhau để cùng bảo vệ và duy trì trật tự, hòa bình và an ninh trên Biển Đông”.
Bài viết này nhìn lại phản ứng của cộng đồng quốc tế trước lời kêu gọi của Việt Nam.
Vào tháng 7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra một báo cáo ngắn 6 trang
về căng thẳng ở Bãi Tư Chính. Báo cáo này cho biết “Việt Nam đã gửi công
hàm ngoại giao và nhiều lần liên hệ” với Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà
Nội và Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cùng các giới chức Trung Quốc có liên
quan ở Bắc Kinh, bao gồm cả Ủy ban Trung ương Đảng về đối ngoại phụ
trách an ninh và quốc phòng. Đến giữa tháng 10, truyền thông Việt Nam
cho biết đã có 40 liên lạc như vậy được gửi tới phía Trung Quốc.
Báo cáo của phía Việt Nam yêu cầu các cơ quan ngoại giao của Việt
Nam phải đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính đến các đối tác ở Mỹ, Nhật
Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nam Hàn, Pháp, Đức, Anh và Liên
minh Châu Âu ở New York.
Hoa Kỳ là nước đầu tiên lên tiếng về căng thẳng Bãi Tư Chính. Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra các thông cáo báo chí với lời lẽ mạnh mẽ. Vào
ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc “lặp lại các hành động gây hấn” nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí và làm ảnh hưởng tới thị trường năng lượng thế giới. Hoa Kỳ yêu cầu “Trung Quốc phải ngừng thái độ bắt nạt và kiềm chế không có các hành động gây hấn, gây mất ổn định”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo thứ hai vào ngày 22/8. Thông cáo khá cụ thể trong việc chỉ đích danh tên Trung Quốc: “Việc
triển khai tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc, cùng với đội tàu hộ
tống có vũ trang, vào vùng nước ngoài khơi Việt Nam gần Bãi Tư Chính vào
ngày 13/8 là một hành động leo thang từ phía Bắc Kinh trong nỗ lực nhằm
đe dọa các nước đòi chủ quyền khác không được khai thác nguồn tài
nguyên ở Biển Đông”. Thông cáo cũng cáo buộc Trung Quốc đã phá hoại “hòa bình và an ninh trong khu vực”
bằng việc ngăn cản các quốc gia Đông Nam Á tiếp cận với nguồn tài
nguyên dầu khí được ước tính lên đến 2,5 nghìn tỷ đô la. Cuối cùng,
tuyên bố kết luận là “Hoa Kỳ cam kết đảm bảo việc sản xuất dầu khí không bị gián đoạn cho thị trường toàn cầu”.
Quan ngại của Hoa Kỳ về hành động bắt nạt và đe dọa của Trung Quốc
đối với Việt Nam cũng nhận được sự chia sẻ từ các đồng minh Nhật Bản,
Australia. Tuy nhiên, các nước này đã tránh nói trực tiếp trong các phát
biểu của mình và không chỉ đích danh tên Trung Quốc. Ví dụ, tuyên bố
của chung các bộ trưởng được công bố sau Đối thoại An Ninh Ba bên Mỹ,
Australia, Nhật Bản ở Bangkok hôm 2/8 đã dành 3 trong 6 đoạn nói về Biển
Đông mà không nhắc tên Trung Quốc.
Ở điểm thứ 10, các bộ trưởng bày tỏ “quan ngại sâu sắc về việc
triển khai các vũ khí hiện đại ra các thực thể đang tranh chấp… lên
tiếng phản đối mạnh mẽ đối với các hành động lấn ép đơn phương có thể
làm thay đổi hiện trạng và làm tăng căng thẳng….(và) bày tỏ quan ngại về
các thông tin về các hoạt động làm gián đoạn những dự án dầu khí lâu
dài ở Biển Đông”. Ở điểm thứ 12, các bộ trưởng kêu gọi Bộ Quy tắc về
ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN không được có định kiến với quyền lợi
của các bên thứ ba hoặc quyền của các quốc gia theo luật quốc tế.
Ngay sau Đối thoại An ninh Ba bên, bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao
Mỹ và Australia gặp nhau ở Sydney hôm 4/8 cho tham vấn AUSMIN hàng năm.
Tuyên bố chung được công bố sau đó cũng tương tự như bản tuyên bố ở Đối
thoại An ninh Ba bên.
Thủ tướng Australia Scott Morrison có chuyến thăm chính thức đến Việt
Nam từ ngày 22 đến 24 tháng 8 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc. Tuyên bố chung công bố sau cuộc gặp nhắc lại công thức chung của
ASEAN về Biển Đông. Đáng chú ý, tuyên bố đã phá vỡ những gì vẫn được đưa
ra trong các tuyên bố song phương trước đó bằng cách bày tỏ “quan
ngại về các hoạt động gây gián đoạn các dự án dầu khí ở Biển Đông… tầm
quan trọng của cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS và kêu gọi các
bên tôn trọng và thực hiện các quyết định được đưa ra theo các cơ chế
này… (và) đối với bất cứ Bộ Quy tắc về ứng xử nào giữa ASEAN và Trung
Quốc cũng phải tuân theo luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, mà không gây
định kiến với quyền lợi của các bên thứ ba hoặc các quyền của các quốc
gia theo luật quốc tế, ủng hộ kiến trúc khu vực hiện có”.
Vào ngày 28/8, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an
ninh có tuyên bố gồm 4 đoạn về vấn đề Biển Đông. Tuyên bố viết rằng
những hành động đơn phương gần đây ở Biển Đông cho thấy “một đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực”.
Tuyên bố thúc giục các bên thực hiện kiềm chế, tránh khỏi việc quân sự
hóa khu vực và giải quyết các tranh chấp qua các biện pháp hòa bình.
Người phát ngôn của EU gợi ý là “các bên nên tìm kiếm sự trợ giúp từ
bên thứ ba theo các hình thức hòa giải hoặc cơ chế tòa để giải quyết
những đòi hỏi về chủ quyền, nếu cảm thấy cần thiết”. Cuối cùng, EU
cho biết sự ủng hộ toàn bộ của khối đối với các quá trình do ASEAN đứng
đầu (và) một kết thúc nhanh chóng theo cách minh bạch, đối với các thảo
luận về một Bộ Quy tắc về ứng xử có hiệu quả, thực chất và có tính ràng
buộc về pháp lý.
Việc Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để giải quyết
những căng thẳng hiện tại ở Bãi Tư Chính đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ
từ Mỹ. Nhật, Australia, và EU đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về những
diễn biến gần đây mà không nêu tên Trung Quốc. Khi xem xét toàn bộ phản
ứng của cộng đồng quốc tế, có thể thấy có 3 điểm chính: quan ngại về
những đe dọa cho hoạt động sản xuất dầu khí, sự cần thiết phải tuân thủ
phán quyết của Tòa Trọng tài và quyền lợi của các bên thứ ba trong kết
quả đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc về ứng xử của các
bên trên Biển Đông (COC).
_______________________
*Carl Thayer là giáo sư thuộc trường Đại học New South Wales,
Canberra, Australia. Ông là người đóng góp cho RFA các bài phân tích về
ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét