Tin Biển Đông ngày 3-9-2019
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin,
“lúc 16h10′ ngày 2/9/2019 (giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng
nhóm tàu hải cảnh hộ vệ đang tăng tốc đi về hướng Đá Chữ Thập. Nếu nhóm
tàu Trung Quốc quả thực rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về
neo đậu ở Đá Chữ Thập như lần trước, thì dự kiến tối nay nhóm tàu sẽ về
tới khu vực Đá Chữ Thập”.
Kết thúc lần “khảo sát” thứ
nhất, Hải Dương Địa Chất 8 và một số tàu hộ tống đã trở về
Đá Chữ Thập vào ngày 7/8, rồi quay lại khu vực Bãi Tư Chính
và tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ ngày
13/8 đến nay. Nhiều khả năng lần này nhóm tàu Hải Dương 8 cũng
chỉ tạm nghỉ ở Đá Chữ Thập trước khi quay lại.
Lưu ý, hiện nay đang có áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông áp
sát bờ biển miền Trung Việt Nam, chỉ khoảng một tuần sau khi
bão số 4 Podul vào Việt Nam.
RFA có bài: Có hai “đòn cân não” quanh Bãi Tư Chính.
Bài viết so sánh tình hình căng thẳng ở Bãi Tư Chính với giai
đoạn đầu của Thế chiến thứ Hai. Sau khi Đức Quốc xã xâm lược
Ba Lan và trước khi cuộc chiến nước Pháp 1940 nổ ra, đã có một
“cuộc chiến cuội” (phoney war), Đức và Anh – Pháp dàn quân ở biên
giới nhưng không bên nào gây chiến trước, “sự vắng bóng các hoạt động vũ trang trong một thời điểm kế hoạch xâm lược trên thực tế đã được khai triển”.
Tâm bão đang ở vùng biển ngoài khơi TP Phan Thiết hay ở nơi nào khác? “Tâm bão đang nằm trên lằn ranh giữa những kẻ rắp tâm đầu hàng Trung Quốc với những con người quyết tâm giữ Bãi Tư Chính”.
Trong khi Trung Quốc cử một lực lượng tàu hải cảnh khá hùng
hậu theo bảo vệ sát sao tàu Hải Dương 8, thì phía Việt Nam chỉ
có một ít tàu cảnh sát biển ra đối đầu.
Tình hình Bãi Tư Chính: Việt Nam kêu gọi quốc tế giúp giảm căng thẳng tại Biển Đông,
RFI đưa tin. Theo tin từ hãng Bloomberg, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã gửi thư điện tử, nhấn mạnh, “những
diễn biến nguy hiểm” trên Biển Đông đang làm gia tăng cẳng thẳng và gây
lo ngại cho cộng đồng quốc tế.
Cho nên, Việt Nam kêu gọi các nước
tham gia vào việc làm giảm căng thẳng, bảo đảm an ninh và tự do lưu
thông trên vùng biển này. Bức thư viết: Biển Đông có tầm quan trọng đối
với các nước bên trong và bên ngoài khu vực, trong các lĩnh vực kinh tế,
an ninh, an toàn, tự do lưu thông hàng không và hàng hải và “Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng làm việc với các nước và cộng đồng quốc tế” để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.
Khai mạc cuộc tập trận chung Mỹ – ASEAN có Việt Nam tham gia,
theo VOA. Mỹ và 10 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, từ ngày 2/9 đã
bắt đầu cuộc thao dượt hải quân chung đầu tiên, trong bối cảnh leo
thang căng thẳng ở Biển Đông. Có 8 tàu chiến, 4 máy bay và hơn một ngàn
người tham gia cuộc tập trận kéo dài trong vòng 5 ngày, bắt đầu ở Căn
cứ Hải quân Sattahip ở Thái Lan và kết thúc ở Singapore.
Chiều 2/9/2019, các nhân viên của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 vượt sóng lớn đưa thuyền viên người Trung Quốc bị nạn vào bờ,
báo Thanh Niên đưa tin. Tin cho biết, thuyền viên này tên Wang
Deqian, đang làm trên tàu Great Aspiration từ Trung Quốc tới Singapore,
khi đến vị trí cách mũi Vũng Tàu khoảng 220 hải lý về phía Đông – Đông
Nam thì Wang Deqian bị tai nạn lao động gãy xương đùi phải.
Căng thẳng Biển Đông vẫn chưa có
dấu hiệu hạ nhiệt, nguy cơ ngư dân Việt bị hành hung trên chính
vùng biển quê hương ngày càng rõ. Tiếc là khi ngư dân Việt Nam
bị tàu hải cảnh và tàu “dân quân biển” Trung Quốc rượt đuổi
và đâm chìm, họ luôn cô đơn ngoài biển khơi, thường không được cứu
giúp.
Mời đọc thêm: Kỳ vọng và thách thức về COC trên Biển Đông (TN). – Diễn tập hàng hải ASEAN – Mỹ (VTV). – Báo Hàn: Trung Quốc “yêu hòa bình” đã quân sự hóa Biển Đông — Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines: Nên “tin” Trung Quốc một cách thận trọng (RFI). – Mối nguy cho biển Đông từ hành xử của ông Duterte (PLTP). – Cấp cứu thuyền viên nước ngoài bị tai nạn lao động trên biển (TTXVN). – Thuyền viên người Trung Quốc gãy chân trên biển được người Việt Nam cứu kịp thời (TNMT).
Nguồn: Tiếng Dân.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi rõ :
Trả lờiXóaThời kỳ nhà Trần suy mạt,sắp sụp đổ,vua Chế Bồng Nga của Chiêm Thành "ra vào cướp phá Thăng Long như đi chợ".