Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

ĐÓNG DẤU "TÀI LIỆU MẬT" BỪA BÃI ĐỂ KHỎA LẤP KHUẤT TẤT

 
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre.

Lạm dụng ‘tài liệu mật’ để khỏa lấp khuất tất?

RFA  
2019-09-09

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, hôm 8/9/2019 đã viết trên trang cá nhân của mình: “Đóng dấu MẬT trong một số trường hợp là thủ thuật phục vụ lợi ích nhóm tham nhũng.

Theo quy định mà “đóng” 

Nhận định của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận khi gần đây nhiều người đặt nghi vấn, có phải những thông tin gì Chính phủ muốn bưng bít, giấu kín, không được công khai cho dân biết thì được đóng mác “tài liệu mật”?

Liên quan vấn đề này, RFA hôm 9/9 liên lạc Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, và được ông cho biết như sau:

“Vấn đề này có nguyên tắc, nước nào cũng có chính sách mật và bí mật, đều công khai cả. Vấn đề mật trước nhất là vì lợi ích quốc gia, vì an ninh quốc phòng, thì không thể công khai được. Còn trong làm ăn kinh tế thì công khai, nhưng cũng có những cái bí mật về nghề nghiệp, về kỹ thuật… Đó là những vấn đề chi tiết cần người có chuyên môn trao đổi mới làm rõ được.”
Trong nghị quyết của quốc hội về bảo mật quốc gia, họ có quy định nội dung nào là mật, nội dung nào là không mật. Vì vậy vấn đề đóng dấu mật hay không mật là phải theo nghị quyết đó của quốc hội.
-Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Để tìm hiểu thêm về vấn đề ‘thông tin mật’, hôm 9/9/2019, RFA liên lạc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô Đốc Hải quân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, và được ông giải thích:

“Trong nghị quyết của quốc hội về bảo mật quốc gia, họ có quy định nội dung nào là mật, nội dung nào là không mật. Vì vậy vấn đề đóng dấu mật hay không mật là phải theo nghị quyết đó của quốc hội.”

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 15/11/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020. Nhưng trong đó, một số quy định ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.

Theo đó, Luật quy định, bí mật nhà nước là thông tin quan trọng, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia dân tộc.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, khi trả lời báo chí hôm 4/9/2019, đã khẳng định kết quả nhà đầu tư trúng thầu tuyến cao tốc Bắc Nam không thể công bố do đây là tài liệu mật. Theo ông Đông, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, quá trình đánh giá, thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo chế độ hồ sơ mật, không cung cấp cụ thể được. (!?)

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 9/9, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:

“Nhà thầu cao tốc Bắc Nam mà ‘mật’ thì tôi thấy không đúng, bởi vì cao tốc Bắc Nam là mọi người quan tâm, nhà nước quan tâm, nhân dân quan tâm… trong và ngoài nước quan tâm. Vì cao tốc Bắc Nam rất liên quan vấn đề an ninh của cả nước, và hết sức liên quan khả năng của nền kinh tế, triển vọng của đất nước, mọi người quan tâm mà bây giờ Trung Quốc nhận thầu mà lại nói mật là bậy rồi, tôi không tán thành chuyện này là mật.” 

Đóng dấu “mật” tùy tiện?

Được biết, doanh nghiệp Trung Quốc đã nộp hồ sơ tham gia dự thầu 7/8 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam. Cao tốc Bắc Nam từ khi mời thầu đã có dư luận bày tỏ lo ngại nhà thầu Trung Quốc sẽ trúng tuyển, việc này có thể gây hại đến an ninh quốc gia và lặp lại hậu quả như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm vẫn chưa hoàn thành.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nhận định:

“Những gì ký kết với nhà thầu đâu có gì phải bí mật, nó đâu phải thỏa thuận quốc phòng an ninh gì đâu mà bí mật, tên đơn vị trúng thầu, chủ thầu, tất cả phải công khai. Kể cả việc khoan dầu ở biển Đông, như ở Bãi Tư Chính của mình, nước nào khoan, khoan ở lô thứ mấy phải công khai.”

Theo Luật sư Thuận, sở dĩ rất nhiều người dân không đồng tình nhà đầu tư Trung Quốc đối với dự án này vì trên thực tế các dự án nhà thầu TQ thực hiện đều không mang lại hiệu quả tốt, đơn cử như đường sắt trên không ở Hà Nội do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, gần 10 năm vẫn cứ treo đó. Vì vậy, nếu như cao tốc Bắc Nam để nhà thầu Trung Quốc làm thì chất lượng sẽ là vấn đề cần bàn tính, chưa kể đến việc nếu xảy ra bão lụt, thậm chí chiến tranh thì rất nguy hiểm, nên người dân có ý kiến là đúng. Do đó Luật sư Thuận đúc kết, nhiều vấn đề nên phải công khai, không thể không công khai được.

Còn Thiếu tướng Lê Kế Lâm thì cho rằng, là vấn đề dân sinh, nhất là xây dựng đường sắt, đường bộ, cảng… thì đã có chủ trương của chính phủ phải đấu thầu công khai, vậy nếu đã đấu thầu công khai thì phải cho dân biết, chứ việc gì lại giấu chuyện ai trúng thầu hay không trúng thầu…
Những gì ký kết với nhà thầu đâu có gì phải bí mật, nó đâu phải thỏa thuận quốc phòng an ninh gì đâu mà bí mật, tên đơn vị trúng thầu, chủ thầu, tất cả phải công khai. Kể cả việc khoan dầu ở biển Đông, như ở Bãi Tư Chính của mình, nước nào khoan, khoan ở lô thứ mấy phải công khai.
-LS. Trần Quốc Thuận
Cũng liên quan những bất cập về thông tin cần ‘bảo mật’, hôm 8/9/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  đã gởi góp ý Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quy định Danh mục bí mật Nhà nước ngành Công thương, trong đó VCCI nêu ra nhiều nội dung không cần đóng dấu mật và chỉ ra 6 ngành nghề, lĩnh vực không cần phải đưa vào danh mục bí mật Nhà nước ngành Công Thương.

VCCI dẫn chứng, điều 2.1 của dự thảo quy định: “Các hợp đồng, đề án mang tính chiến lược của ngành thương mại, cơ khí, luyện kim, năng lượng điện, hoá chất, dầu khí, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác chưa công khai” thuộc diện bí mật Nhà nước.

Nhưng theo VCCI, theo điều 2.1 này, hiện không rõ như thế nào là hợp đồng, đề án mang tính ‘chiến lược’? Chưa kể, quy định ngành thương mại là khái niệm rất rộng, bao gồm hầu hết các ngành kinh tế…

VCCI cho rằng, quy định vừa lỏng, vừa rộng như vậy có thể dẫn đến nguy cơ đóng dấu mật một cách tuỳ tiện. VCCI đề nghị chính phủ cần điều chỉnh theo hướng, chỉ áp dụng cơ chế ‘mật’ cho một số ngành rất hạn chế có liên quan đến an ninh quốc gia.

4 nhận xét :

  1. Phải bưng bít,che giấu như mèo giấu cứt thì mới có ăn chứ.

    Trả lờiXóa
  2. Đóng dấu "mật" thực ra còn tốt chán ấy chứ, còn như vụ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thì từ văn phòng chính phủ cho đến các bộ rồi các sở ở TP HCM, tất cả đều tiêu hủy rồi đồng thanh nói "MẤT RỒI", vậy là dân chịu thua. Tóm lại với CSVN thì việc gì họ cũng làm được, hô mưa gọi gió hay hô biến là chuyện thường. Do đó chỉ khi nào họ chết thì mới hết chuyện.

    Trả lờiXóa
  3. Bí mật như AVG ???

    Trả lờiXóa
  4. Thế còn cái vụ Môbai phôn mua AVG , tại sao lại phải MẬT ?

    Trả lờiXóa