Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

TIN KHẨN: TÀU HẢI DƯƠNG 8 CỦA TQ TIẾN GẦN BỜ BIỂN VIỆT NAM

Duan Dang
NHÓM TÀU THĂM DÒ HẢI DƯƠNG ĐỊA CHẤT 8 CỦA TRUNG CỘNG VÀO SÂU TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Sáng nay (24/8/2019) nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã vào cách Phan Thiết chỉ khoảng 110 hải lý, cách đảo Phú Quý chỉ hơn 60 hải lý và cách Hòn Hải (điểm A6 đường cơ sở Việt Nam) 40 hải lý. Nghĩa là chúng chỉ cách lãnh hải Việt Nam non 30 hải lý. Giờ thì chúng nó còn gần Phan Thiết hơn là bãi Tư Chính.

Đây không phải là lần đầu tiên nhóm tàu này vào sát Việt Nam như thế. Như bác Song Phan chỉ ra, ở lần xâm phạm đầu có lúc chúng vào cách bờ biển Việt Nam chỉ 96 hải lý. Tuy nhiên, mật độ khảo sát của lần thứ hai này dày hơn nên có lẽ chúng sẽ lượn lờ lâu hơn lần trước.
___________
.
Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu đến Bãi Tư Chính 

RFA
2019-08-23

Máy bay ném bom H6, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu trên không nằm trong nhóm hỗ trợ cho tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc trở lại khu vực Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Hai mạng báo IBTimes và Wionews của Ấn Độ loan tin vừa nêu vào ngày 22 và 21 tháng 8, đồng thời nói rõ Tập đoàn Dầu Khí ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ có quyền lợi thương mại tại khu vực đó.


Hình minh họa. Máy bay chiến đấu H 6 và J 10 của Trung Quốc 
trong một cuộc diễu binh năm 2015

Ngoài máy bay ném bom H6, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu trên không bị phát hiện như vừa nêu; số lượng tàu Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 13 tháng 8 được nói tổng cộng 20 chiếc. Trong số này có 6 tàu hải giám, 10 tàu cá và hai tàu dịch vụ. Hai tàu hải giám được bố trí gần lô dầu khí mà ONGC đang thăm dò.

Bản tin của Wionenews còn cho biết phía Trung Quốc cho phát loa kêu gọi các tàu khoan thăm dò của Việt Nam rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính.

Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Đia Chất 8 và các tàu hộ tống đi vào khu vực Bãi Tư Chính lần đầu vào ngày 3 tháng 7. Đến ngày 7 tháng 8, tin nói các tàu rút về Đá Chữ Thập ở Trường Sa; và đến ngày 13 tháng 8 trở lại với lực lượng hộ tống hùng hậu như vừa nêu.

Trong lần đầu số tàu được nói là 35 chiếc mà không có nhiều máy bay như lần vào ngày 13/8.

Wionenews cho biết sau lần đầu, phía Việt Nam tiến hành giao thiệp với phía Trung Quốc 30 lần, sau lần trở lại thứ hai, Việt Nam đến nay đã giao thiệp với phía Trung Quốc 7 lần.

Đại diện Việt Nam cũng thông báo cho Nga và Ấn Độ là hai nước có quyền lợi thương mại với những hợp tác cùng Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính.

Bên cạnh đó Việt Nam cũng tiếp xúc với các đối tác như Hoa Kỳ, Australia, và 16 đối tác đối thoại để thông tin về căng thẳng tại Bãi Tư Chính.

Hồi năm 2011, Trung Quốc từng cho cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, đến năm 2014 thì cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
_________________


Cập nhật tin Biển Đông:
Hải Dương 8 tiến gần bờ biển Việt Nam
 
BTV Tiếng Dân 
24-8-2019

Cập nhật tin ở khu vực bãi Tư Chính, khuya 23/8/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Có vẻ như tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang mở rộng tầm khảo sát đến một khu vực gần hơn với bờ biển Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy tất cả các hoạt động của nó kể từ ngày 13/8”.
.

 
Đồ họa hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày 13/8 đến hết ngày 23/8. Một số hoạt động gần đây nhất cho thấy tàu này đã bắt đầu đến gần vùng biển ngoài khơi TP Vũng Tàu. Nguồn: Twitter Ryan Martinson Trang Dự Án Đại Sự Ký xác nhận thông tin tương tự, với bài: Những diễn biến thực địa tổng hợp qua dữ liệu AIS vệ tinh. Bài viết chỉ ra “hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày 20 – 23/8. Có những thời điểm tàu Hải Dương Địa Chất 8 chỉ cách bờ biển Việt Nam 166,7 hải lý”, nghĩa là khoảng 300km.
.
 
Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang tiếp tục hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo dữ liệu AIS vệ tinh, hiện tại còn 5 tàu hải cảnh theo hộ tống Hải Dương Địa Chất 8, cùng với tàu Meicheng 822. Tàu 45111 đã rút đi. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông Về mũi tên “Khánh Hòa 01011” trong ảnh trên, thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng, đó là tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng, một trong các tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam thuộc lớp Gepard 3.9, giống như tàu chiến Quang Trung.

Nếu đó đúng là tàu Đinh Tiên Hoàng, có thể thấy ngay cả các tàu chiến lớn nhất của VN cũng không bù đắp nổi sự thiếu hụt về khả năng của Hải quân Việt Nam so với Trung Quốc. Trong hình, tàu “Khánh Hòa 01011” không cản được tàu nào và đã lọt giữa đội hình tàu Trung Quốc, đang tiếp tục di chuyển sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

.
 
Đồ họa thể hiện hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày 20 đến ngày 23/8. Có những lúc tàu Hải Dương Địa Chất 8 chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 166,7 hải lý. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông

  
Nhóm tàu Trung Quốc ở gần khu vực lô 06.1 trong bể Nam Côn Sơn nơi giàn khoan của liên doanh dầu khí Việt Nam – Nga – Ấn Độ đang hoạt động, gồm ít nhất có tàu hải cảnh 46301 và tàu cá Trung Quốc Suseyui 5916. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

***

Báo WION của Ấn Độ hôm 21/8/2019, đưa tin, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H6 và máy bay chiến đấu ở bãi Tư Chính. Khi tàu Hải Dương 8 quay trở lại khu vực bãi Tư Chính hôm 13/8, Trung Quốc đã điều máy bay ném bom H6, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu trên không tới khu vực. “Trung Quốc cũng đã bắc loa yêu cầu những thợ khoan dầu Việt Nam rời khỏi khu vực này“, bài báo cho biết.

Báo Thanh Niên đưa tin: Việt Nam và Úc quan ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo chung sáng 23/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Úc Scott Morrison cùng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Thủ tướng hai nước cũng cam kết phối hợp chặt chẽ tại diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên Hiệp quốc, APEC…

Ông Nguyển Xuân Phúc phát biểu: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông; nhất trí cùng hợp tác duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
_____

Mời đọc thêm: Việt Nam – Úc trao đổi về tình hình biển Đông (PLTP). – Việt Nam, Úc bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông (RFI). – Lãnh đạo Việt Nam và Úc nêu quan ngại về căng thẳng Biển Đông (BBC). – Thủ tướng Úc và VN trao đổi về tình hình bất ổn ở Biển Đông (VOA). – Thủ tướng VN lần đầu lên tiếng chính thức về căng thẳng ở Bãi Tư Chính (RFA).

Biển Đông – Bãi Tư Chính : Tàu hộ vệ Quang Trung đang ở đâu? (RFI). – VN tham gia cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ-ASEAN (BBC). – Căng thẳng trên Biển Đông ảnh hưởng lợi ích của tất cả các nước ASEAN (VOV). – Tường tận biên đội khu trục hạm Mỹ tập trận cùng ASEAN và Việt Nam (KT). – Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu đến Bãi Tư Chính (RFA).

5 nhận xét :

  1. 1. Đây là ‘hiệu quả’ mĩ mãn của lí luận ‘Biển Đông yên tĩnh’!?. Giá như, vùng bãi Tư Chính có cty Mỹ cùng khảo sát cho VN, ông bạn ‘4 tốt, 4 tương, 16 vàng’ có dám hung hăng?
    2. Đồng chí Tập đã bắc loa yêu cầu VN rút khỏi bãi Tư Chính. Bao giờ đòng chí bắc loa yêu cầu rút khỏi khu Ba Đình?!

    Trả lờiXóa
  2. Khẩn cấp mời tàu sân bay của Koa kỳ vào vùng tau củ bọn TQ đang hoạt động.

    Trả lờiXóa
  3. Lúc nào cũng chỉ quan ngại, không làm được gì khác sao?
    Tại sao bọn tàu vào VN cả trên đất liền và ngoài biển cứ như vào chỗ không người vậy?????

    Trả lờiXóa
  4. Bạn 9 chữ vàng đến những 100 năm thâm căn cố đế thì thế thôi!

    Trả lờiXóa
  5. Sợ chiến tranh sẽ có chiến tranh vì kẻ thù chỉ khiêu chiến khi chúng ta yếu hèn.

    Trả lờiXóa