Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

MAI HỒNG QUỲ ĐÃ LẬP TỔ QUỶ TẠI ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM RA SAO?


Thanh tra đột xuất ĐH Luật TP. HCM: “Liệu sẽ thấy hồi âm”?

Mai Bá Kiếm
2-8-2019 

Ông Lê Minh Tuấn tố cáo từ tháng 3/2018, một năm rưỡi sau, Thanh tra Bộ GD&ĐT mới chịu “thanh tra đột xuất”. Ông Tuấn đã mỏi mòn đợi hồi âm, đành hát bài của cố nhạc sĩ Châu Kỳ cho đỡ tủi: “Sao chưa thấy hồi âm, thư gửi đi mấy lần, đợi hồi âm chưa thấy…”

Ngày 5/6/2019, tôi viết Stt đăng trang cá nhân: “ĐẾ CHẾ” MAI HỒNG QUỲ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM.”

Ngày 18/6/2019, Báo Pháp Luật TP.HCM đăng bài “Nghi vấn sai phạm tài chính tại Đại học Luật TP.HCM”, phản ánh những nghi vấn sai phạm hơn 14 tỷ đồng trong việc thu tiền học lại của hệ Vừa làm vừa học (VLVH).

Ngày 12/7, khi Báo Pháp Luật TPHCM đăng tin “Thanh tra Bộ GD&ĐT thanh tra đột xuất về vấn đề tài chính, bổ nhiệm cán bộ trường và các đơn thư của các thầy cô Trường ĐH Luật TP.HCM, thời gian 45 ngày”, cựu giảng viên Đinh Kim Phúc (Đại học Mở) đăng trang cá nhân ghẹo tôi: “Anh Kiếm ơi, vụ này phải Thanh tra Chính phủ, chứ Thanh tra Bộ làm khỉ gì?

Trong lúc chờ đợi “kết luận đột xuất” về căn bệnh “tiêu cực mãn tính” ở Truòng Luật, tôi nhận được tố cáo từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả tố thêm việc thu tiền học lại, thi lại của SV hệ VLVH qua tài khoản cá nhân của bà Trang (TK:1900206231434).

Nhiều giảng viên, cựu giảng viên, kể cả học viên cao học, người đã học xong tiến sĩ của trường…đã tố cáo kèm tài liệu, xin tổng hợp các sai phạm xảy ra tại Trường đã được kiểm chứng, để thấy rằng Thanh tra Chính phủ nên thanh tra toàn diện Trường này:

1/ Mai Quốc Thu Trang (được xác định từ nhiều nguồn tin) đã thu tiền học lại, thi lại của SV hệ VLVH vào tài khoản cá nhân (TK:1900206231434): 32 tỷ đồng.

Sau khi Kiểm toán Nhà nước yêu cầu thanh tra nội dung bị tố cáo đích danh, vì không có đủ thời gian, bà Mai Hồng Quỳ thành lập Tổ công tác gồm Đặng Đình Thành, Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Tú Anh, Phan Văn Tuyến… để xác minh vụ việc này, nhưng thật ra là tìm cách hợp thức hoá số tiền sai phạm lên đến 32 TỶ ĐỒNG.

Là chuyên gia về tài chính, lại có học vị cao, PGS.TS Nguyễn Văn Vân được “mệnh lệnh” giao ký xác nhận dòng tiền vào ra ở tài khoản ĐÚNG. PGS Vân “bó tay” vì chưa tìm thấy sự hợp pháp của cái việc ký xác nhận này. Do đó, PGS Vân xin từ chức Trưởng khoa và sau đó mất luôn ghế Đảng uỷ viên.

2/ Phòng Đào tạo “sau đại học” = Phòng Đào tạo luôn thậm thụt”:

Phòng này chỉ có 4 người, luôn than thở việc quá tải, nhưng không tuyển thêm người vì sợ lộ bí mật. Cái kim trong bọc đang lòi ra sau khi tiêu cực từ đầu vào của học viên Cao học, Nghiên cứu sinh đến đầu ra… bị tố cáo.

– Đầu vào Cao học: thí sinh phải mua bộ hồ sơ dự thi giá 50.000-100.000 đồng. Trong 12 năm qua, mỗi năm có vài ngàn thí sinh dự thi, nhưng việc bán hồ sơ này chỉ có phòng này biết, vì họ không giao phiếu thu cho người mua.

– Sau đó, thí sinh mua 3 cuốn tài liệu ôn thi lưu hành nội bộ giá 200.000 -300.000 đồng (số lượng in và doanh thu chỉ phòng đào tạo “luôn thậm thụt” biết). Một khoản tiền lớn không có chứng từ hóa đơn.

– Tiền phôi bằng Cao học, bằng Tiến sĩ: Khi bảo vệ thành công, muốn nhận bằng, học viên phải đóng 2 triệu đồng/ bằng thạc sĩ; 5 triệu đồng/ bằng tiến sĩ. Nếu không thì bằng không bao giờ đến tay của “chính chủ”. Tiền bán “phôi bằng” cũng không có phiếu thu, hoá đơn hay chứng từ.

– Nghiên cứu sinh khi nộp Luận án để phản biện kín phải nộp 10 triệu đồng. Phòng Đào tạo “luôn thậm thụt” giải thích là tiền thù lao cho 2 người phản biện kín. Tất nhiên, đã là “kín” nên quy trình sẽ kín từ đầu

– Khi bảo vệ Luận án 2 lần, NCS phải bao tiền máy bay, khách sạn, tiền taxi cho Hội đồng. Tất cả chi phí này cũng kín vì không có một phiếu thu nào. Nghiên cứu sinh chỉ được thông báo tổng số tiền phải trả cho Phòng Đào tạo “luôn thậm thụt”, chứ không thể biết từng mục chi cụ thể.

Mà ghê hơn, khi Phòng đào tạo mời giảng viên từ Hà Nội vô, thì luôn kết hợp mời GV đó chấm luận văn Thạc sỹ cả ngày sau đó, nhưng toàn bộ chi phí máy bay, khách sạn, taxi thì nghiên cứu sinh phải đóng.

Nghiên cứu sinh đa phần là giảng viên ở các cơ sở đào tạo, họ không có tiền nhưng qua sông phải lụy “đò” – bà Nguyễn Thị Bích Ngọc trưởng phòng, nhưng trong lòng họ đầy bức xúc. Được biết, bà Ngọc này đang nộp hồ sơ làm PGS.

3/ Phó Hiệu trưởng – Phụ trách Trường Trần Hoàng Hải không đủ năng lực quản trị, mà còn bao che sai phạm:

Sau sự việc trên, ông Trần Hoàng Hải ra thông báo xác nhận thủ quỹ mở tài khoản cá nhân để nhận tiền học lại của SV hệ VLVH vào tháng 8/2018,nhưng không công khai số tiền, và cũng không công bố cho Hội đồng trường, Đảng uỷ, Ban giám hiệu, cán bộ chủ chốt của Nhà trường biết.

Sau đó 2 tháng, ông Trần Hoàng Hải không những không xử lý vi phạm, mà còn ký quyết định đặc cách bà Trang chuyển từ nhân viên hợp đồng lao động sang viên chức, điều này gây bất bình lớn trong trường.

– Bao che, không xử lý vi phạm pháp luật và đạo đức của viên chức cấp dưới như vụ làm lộ đề thi Cao học tại Cần Thơ; có dấu hiệu tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp hệ vừa học vừa làm tháng 3/2019; đạo văn, lạm dụng tình dục mặc dù đã bị báo điện tử Vietnamnet và Đài truyền hình kỹ thuật số VTC phản ảnh…

4/ Bà Mai Hồng Quỳ đã trù dập giáo viên, đã chửi rủa, trù dập họ thậm tệ nhưng vì công việc họ chịu đựng, như Thầy Trần Quang Trung, Thầy Hoàng Việt. Bà đã không cho đi dự Hội thảo về Biển Đông mà còn chửi như hàng tôm hàng cá, (xem thêm FB Hoàng Việt ở trên).

Trong khi đó bà bao che cho những người thân quen của bà như đưa 1 người học tại chức, học hoài, cũng lên tiến sĩ đi dạy cao học khắp nơi, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, bị học viên kêu than cả Trường ai cũng biết.

5/ Đời sống giáo viên đang rất khó khăn, lương thấp không thể tuyển được giảng viên giỏi, thì một bộ phận gián tiếp trong trường sống rất sung sướng. (hàng loạt giáo viên ca thán trên Fb 2 ngày qua đến độ hôm nay Trường gửi email đề nghị không post FB).

Tiền công cho giáo viên thì tính từng đồng từng xu nhưng tiền cắt phách, hủy đề lên đến hàng tỷ đồng. Tại các hội nghị viên chức, giảng viên đề nghị công khai “tiền thu nhập của các phòng ban” thì Trường không tiết lộ.

Hơn nữa, trường có Căn tin và nhà xe ở Bình Triệu là nguồn thu hỗ trợ thu nhập, thì Trường không đấu thầu trong một thời gian dài. Được biết đây là sân sau của ông Lê Trường Sơn. Phòng giảng viên được ưu ái cho người làm việc ở căn tin trường vào ngủ nghỉ, tắm rửa.
Nguồn: Tiếng Dân
 
 

2 nhận xét :

  1. Thật đúng là " Tổ quỷ " . Rùng mình về bản lĩnh của một yêu quái .

    Trả lờiXóa
  2. Ảnh bà hiệu trưởng đẹp quá ta ! Chợt nhớ đến các nữ yêu tinh biến hình thành các nàng tiên xinh đẹp trong Tây du ký .

    Trả lờiXóa