Một tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Vụ tàu TQ và VN ‘đối đầu’ ở Bãi Tư Chính
'vẫn rất căng thẳng'
VOA
Một chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Mỹ, người đầu tiên công bố
thông tin tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc “vờn nhau” nhiều ngày
qua ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông, nói rằng tình hình vẫn “rất căng
thẳng” và vụ việc này “có thể xấu đi”.
Ông Ryan Martinson, giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hôm 17/7 nói với VOA tiếng Việt rằng Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển", sau khi Hà Nội “cho phép công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò vùng biển nằm ở phía Tây của Bãi Tư Chính”.
Dựa trên các dữ liệu liên quan, nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh mấy ngày qua “rõ ràng đã tìm cách gây áp lực để buộc Việt Nam ngừng các hoạt động ở đó” bằng cách “triển khai các tàu của cảnh sát biển tới gần Hakuryu 5 để đe dọa” cũng như sử dụng tàu Haiyang Dizhi 8 “thực hiện việc khảo sát địa chấn ở phía bắc của giàn khoan dầu” với “sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển, mà một số vũ trang hùng hậu”.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington hôm 16/7 cũng công bố một nghiên cứu chi tiết về các hành động mang tính “đe dọa” này của Trung Quốc.
.
Ông Ryan Martinson, giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hôm 17/7 nói với VOA tiếng Việt rằng Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển", sau khi Hà Nội “cho phép công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò vùng biển nằm ở phía Tây của Bãi Tư Chính”.
Dựa trên các dữ liệu liên quan, nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh mấy ngày qua “rõ ràng đã tìm cách gây áp lực để buộc Việt Nam ngừng các hoạt động ở đó” bằng cách “triển khai các tàu của cảnh sát biển tới gần Hakuryu 5 để đe dọa” cũng như sử dụng tàu Haiyang Dizhi 8 “thực hiện việc khảo sát địa chấn ở phía bắc của giàn khoan dầu” với “sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển, mà một số vũ trang hùng hậu”.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington hôm 16/7 cũng công bố một nghiên cứu chi tiết về các hành động mang tính “đe dọa” này của Trung Quốc.
.
Ông Ryan Martinson trên một tàu hải cảnh trong một chuyến thăm Trung Quốc.
Theo các dữ liệu thu được cũng như các nguồn tin, ông Martinson cho biết rằng tới ngày 17/7, tàu Haiyang Dizhi 8 “vẫn đang khảo sát vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam nên tình hình vẫn rất căng thẳng”.
Chuyên gia về hải quân Trung Quốc nhận định rằng “chưa rõ Trung Quốc sẽ hành động như thế nào nếu Việt Nam từ chối ngưng hoạt động thăm dò” cũng như “Việt Nam sẽ làm gì để cản trở cuộc khảo sát địa chấn” của Trung Quốc.
Ông Martinson cũng đề cập tới vụ Trung Quốc năm 2014 đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào khu vực lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình và cho rằng hành động “quyết liệt” của phía Việt Nam khi đó “có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc đụng độ vũ trang”. Sự việc xảy ra 5 năm trước đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình, một số mang tính bạo lực, của người Việt khắp nơi.
Nếu theo đúng những gì từng xảy ra trong lịch sử, Trung Quốc nhiều khả năng có thể cũng có các hành động khác nữa, kể cả triển khai các tàu chiến và máy bay của hải quân ở gần nơi đối đầu.Ông Ryan Martinson nói.
Theo ông Martinson, vụ việc là “chiến dịch mới nhất của Trung Quốc nhằm duy trì tuyên bố chủ quyền lãnh hải trên diện rộng ở Biển Đông” bằng việc sử dụng các lực lượng bán vũ trang như hải cảnh và dân quân chứ không phải quân sự, vốn có thể dẫn tới “nhiều nguy cơ hơn cũng như gây tổn hại tới danh tiếng của Trung Quốc”.
“Trong diễn biến gần Bãi Tư Chính, Trung Quốc đã phô trương khả năng mới được tăng cường kể từ năm 2014. Nhiều loại tàu hải cảnh mới hơn và được vũ trang hùng hậu để đe dọa Việt Nam”, ông Martinson nói.
“Trong ít nhất một trường hợp, một tàu hải cảnh của Trung Quốc đã sử dụng căn cứ quân sự mới của Trung Quốc tại Fiery Cross Reef [Đá Chữ Thập] để tiếp nhiên liệu. Điều này cho thấy giá trị của các cơ sở mới để hỗ trợ việc cưỡng ép [nước khác] của Trung Quốc ở vùng chưa phân định rõ ràng. Đây cũng là vụ việc lớn đầu tiên kể từ khi lực lượng Hải cảnh Trung Quốc được đặt dưới sự kiểm soát của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc từ năm 2018. Việc tái cơ cấu đó đã dẫn tới việc quân sự hóa lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc”.
.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Trung Quốc kết thúc hôm 12/7. (Ảnh: TTXVN)
Trong tuyên bố gửi cho một số cơ quan báo chí, trong đó có VOA tiếng Việt, hôm 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng không đề cập tới cụ thể tới Trung Quốc hay vụ việc xảy ra ở Bãi Tư Chính mà chỉ nói tới “diễn biến gần đây ở Biển Đông” với sự can dự của “nước ngoài”.
“Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”, bà Hằng nói trong thông cáo, đồng thời nói thêm rằng Hà Nội đã “triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình”.
Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói.
Trả lời VOA tiếng Việt về sự việc xảy ra giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, ông David W. Eastburn "không bình luận về bất cứ điều gì có thể xảy ra hoặc không, đặc biệt nếu Mỹ không liên quan”.
Hồi đầu tháng này, ông Eastburn lên tiếng về việc Trung Quốc phóng thử tên lửa ở Biển Đông, coi đó là điều “đáng ngại” và “trái với” cam kết của Bắc Kinh với Hoa Kỳ về việc không quân sự hóa vùng biển tranh chấp. Mỹ từng thực hiện nhiều hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, khiến Trung Quốc phản ứng giận dữ.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân hôm 12/7 kết thúc chuyến thăm kéo dài bốn ngày tới Trung Quốc trong bối cảnh xuất hiện tin tức trên mạng xã hội về vụ tàu chấp pháp hai nước “vờn nhau” gần Bãi Tư Chính. Hiện chưa rõ đây là chuyến đi đã được thu xếp từ trước hay được thực hiện vì vụ “đối đầu”.
Theo truyền thông nhà nước của hai quốc gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Bắc Kinh và Hà Nội “nhìn vào đại cục” và đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới, trong khi Việt Nam nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những cuộc trao đổi “thẳng thắn” ở Bắc Kinh.
Trong số 4 nước có tranh chấp biển đảo với Tầu ở Biển Đông thì có vẻ như 3 nước kia (Malaysia, Philippin, Bruney) giữ thái độ "an phận thủ thường" hoặc phản ứng rất yếu. Phải thừa nhận chỉ còn VN ta là "dũng cảm". Tuy nhiên một mình ta không thể địch lại với một kẻ thù trăm kế ngàn phương như thằng Tầu. Vì vậy, hơn bao giờ hết hãy "bye, bye" thằng đồng chí đểu cáng này và xây dựng đồng minh với HK, Nhật, Án, Úc. Trước mắt hãy để cho HK vào đồn trú ở Cam Ranh và đề nghị hải quân HK bảo vệ các giếng dầu đã và đang khai thác ở vùng biển của ta. Nếu không làm vậy, Tầu sẽ càng lấn tới và chúng ta sẽ mãi "ăn không ngon, ngủ không yên" với chúng.
Trả lờiXóaLòng dân là như vậy, còn ý Đảng?
Bạn vàng, bạn vàng...
Trả lờiXóaVụ việc thu hồi quyền tài sản (sổ đỏ QSDĐ gắn liền nhà ở Mường Thanh)
Trả lờiXóaA-Hiến pháp nhà nước CHXHCN Việt Nam, điều 32 lqđ quyền con người quyền công dân, cụ thể quyền tài sản (ở đây là QSDĐ gắn liền nhà ở; quyền TS gắn với quyền trị giá) như sau:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
B-HP được cụ thể hóa hơn ở Bộ Luật dân sự 2015, điều 133 về bảo vệ người thứ 3 ngay tình như sau (Cả Luật đất đai cụ thể hóa hơn nữa cùng bảo vệ quyền TS của người mua ngay tình):
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Cảnh báo lòng dân phẫn uất tức nước vỡ bờ sẽ có vấn đề lớn lớn thậm chí quyết liệt đấy.
HP & PL của chính mình đẻ ra thì mình không thể chà đạp lên nó được! Hoan nghênh Bộ trưởng Bộ TNMT đã ngay lập tức kịp thời trấn an lòng dân. Đề nghị BT chấn chỉnh vi phạm quyền tài sản tương tự ở tất cả địa phương mà lòng dân đang rất phẫn uất không đáng có vì sự VI HIẾN của địa phương.