Trần Đình Thu
MỸ - TRUNG NỐI LẠI ĐÀM PHÁN VÀO TUẦN TỚI,
MỸ - TRUNG NỐI LẠI ĐÀM PHÁN VÀO TUẦN TỚI,
LIỆU CÓ VƯỢT QUA 10% KHÁC BIỆT CUỐI CÙNG?
Thông báo từ Nhà Trắng cho biết các cuộc đàm phán Mỹ Trung sẽ được nối lại vào tuần tới.
Các thông tin cho biết trước khi dừng, Mỹ và Trung quốc đã đồng ý đến 90% nội dung đàm phán, chỉ còn 10% là chưa thể vượt qua.
10% đó bao gồm những gì?
Thật sự khó có thể biết chính xác vì toàn bộ nội dung đàm phán là thông tin mật của cả 2 bên, may ra vài chục năm sau mới có thể tiết lộ, nhưng căn cứ vào độ quan trọng của nó, có thể dự đoán đó là những nội dung có thể ảnh hưởng đến thể chế chính trị của Trung quốc, chẳng hạn các vấn đề về kinh tế nhà nước, về xã hội dân sự, về quyền tự do thông tin, tự do lập hội, về nhân quyền…
Những vấn đề này là những vấn đề khiến ông Tập và ban lãnh đạo Trung quốc bối rối, dẫn đến sự đổ vỡ đàm phán vừa qua.
Câu hỏi đặt ra, vậy thì với những vấn đề như vậy, liệu lần này Trung quốc có sẵn sàng chấp nhận hay không?
Tôi cho là có khả năng chấp nhận tuy rằng sẽ rất khó khăn. Thậm chí có thể có đổ vỡ lần 2, 3...
Nói là có khả năng chấp nhận vì yêu cầu này của Mỹ là chính đáng, và không gây ảnh hưởng xấu cho Trung quốc mà ngược lại còn giúp Trung quốc phát triển bền vững hơn.
Trong cuộc chiến này, Mỹ giúp Trung quốc phát triển lành mạnh là mục tiêu chính, lợi ích của Mỹ cũng chính từ đó mà có chứ không phải lợi ích từ sự chiếm đoạt.
Nhưng như vậy thì vì sao Trung quốc không chấp nhận sớm điều này?
Sở dĩ như vậy là vì nó là một thay đổi theo hướng ngược chiều với lộ trình phát triển của Trung quốc hiện thời. Dù tiến bộ nhưng một thay đổi khiến cho một đất nước phải quay ngược lộ trình thì sẽ rất khó khăn, bởi lực cản của quán tính sẽ rất lớn.
Chẳng hạn như vấn đề kinh tế nhà nước. Trung quốc khó lòng dẹp bỏ thành phần kinh tế này một sớm một chiều do lực cản từ lợi ích nhóm quá lớn.
Ngoài ra còn có những thành phần bảo thủ khác của Trung quốc sẽ chống đối sự thay đổi dù là tiến bộ.
Đó là những khó khăn của việc đàm phán.
Theo tôi Nhà Trắng hiện đã ý thức rất sâu sắc lực cản quán tính lớn này sau đổ vỡ đàm phán. Bởi vậy trong khi diễn ra các cuộc đàm phán tiếp theo chắc chắn Mỹ sẽ không nới lỏng bất kỳ sức ép nào đã áp lên Trung quốc từ trước. Thậm chí Mỹ còn sẽ tiếp tục gây sức ép song song quá trình đàm phán này.
Vừa đàm phán vừa gây sức ép tối đa có thể, đó sẽ là sách lược của ông Trump trong giai đoạn tới.
Đàm phán thành công là con đường ngắn nhất để xóa bỏ CNXH ở Trung quốc.
Thông báo từ Nhà Trắng cho biết các cuộc đàm phán Mỹ Trung sẽ được nối lại vào tuần tới.
Các thông tin cho biết trước khi dừng, Mỹ và Trung quốc đã đồng ý đến 90% nội dung đàm phán, chỉ còn 10% là chưa thể vượt qua.
10% đó bao gồm những gì?
Thật sự khó có thể biết chính xác vì toàn bộ nội dung đàm phán là thông tin mật của cả 2 bên, may ra vài chục năm sau mới có thể tiết lộ, nhưng căn cứ vào độ quan trọng của nó, có thể dự đoán đó là những nội dung có thể ảnh hưởng đến thể chế chính trị của Trung quốc, chẳng hạn các vấn đề về kinh tế nhà nước, về xã hội dân sự, về quyền tự do thông tin, tự do lập hội, về nhân quyền…
Những vấn đề này là những vấn đề khiến ông Tập và ban lãnh đạo Trung quốc bối rối, dẫn đến sự đổ vỡ đàm phán vừa qua.
Câu hỏi đặt ra, vậy thì với những vấn đề như vậy, liệu lần này Trung quốc có sẵn sàng chấp nhận hay không?
Tôi cho là có khả năng chấp nhận tuy rằng sẽ rất khó khăn. Thậm chí có thể có đổ vỡ lần 2, 3...
Nói là có khả năng chấp nhận vì yêu cầu này của Mỹ là chính đáng, và không gây ảnh hưởng xấu cho Trung quốc mà ngược lại còn giúp Trung quốc phát triển bền vững hơn.
Trong cuộc chiến này, Mỹ giúp Trung quốc phát triển lành mạnh là mục tiêu chính, lợi ích của Mỹ cũng chính từ đó mà có chứ không phải lợi ích từ sự chiếm đoạt.
Nhưng như vậy thì vì sao Trung quốc không chấp nhận sớm điều này?
Sở dĩ như vậy là vì nó là một thay đổi theo hướng ngược chiều với lộ trình phát triển của Trung quốc hiện thời. Dù tiến bộ nhưng một thay đổi khiến cho một đất nước phải quay ngược lộ trình thì sẽ rất khó khăn, bởi lực cản của quán tính sẽ rất lớn.
Chẳng hạn như vấn đề kinh tế nhà nước. Trung quốc khó lòng dẹp bỏ thành phần kinh tế này một sớm một chiều do lực cản từ lợi ích nhóm quá lớn.
Ngoài ra còn có những thành phần bảo thủ khác của Trung quốc sẽ chống đối sự thay đổi dù là tiến bộ.
Đó là những khó khăn của việc đàm phán.
Theo tôi Nhà Trắng hiện đã ý thức rất sâu sắc lực cản quán tính lớn này sau đổ vỡ đàm phán. Bởi vậy trong khi diễn ra các cuộc đàm phán tiếp theo chắc chắn Mỹ sẽ không nới lỏng bất kỳ sức ép nào đã áp lên Trung quốc từ trước. Thậm chí Mỹ còn sẽ tiếp tục gây sức ép song song quá trình đàm phán này.
Vừa đàm phán vừa gây sức ép tối đa có thể, đó sẽ là sách lược của ông Trump trong giai đoạn tới.
Đàm phán thành công là con đường ngắn nhất để xóa bỏ CNXH ở Trung quốc.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét