Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc
đối đầu ở Bãi Tư Chính
2019-07-12
Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post - SCMP) đăng tải vào chiều 12/7.
Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson - Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.
Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.
Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031, 4034, 9001, 8002, 4038, 4039.
Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển nước này.
Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.
Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.
Hiện phía Việt Nam cũng như Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc này.
Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.
Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch Nhân Đại Trung Quốc Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc’.
đây không phải lần đầu, bọn tầu cộng gây hấn trên biển đông. Những biện pháp được cơ quan công quyền của 2 nước nhiều lần tuyên bố Tất cả đều vô vọng. Những lời nói rỗng tuếch đó cần phải được thay thế bằng hành động kiên quyết, tự lập, tự cường của dân tộc Vn! Không một ngoại bang nào được quyền tung hoành trên lãnh thổ Vn.
Trả lờiXóaBạn vàng của đảng ta đấy.
XóaViệt Nam chắc đến lúc phải chơi thôi! Với tầu khựa cứ lui, hiền, nhịn là nó tiến đến bóp mũi và còn khinh như cỏ rác. Còn khỏe và trị được nó thì cứ nhìn thái độ nó với Mỹ sẽ hiểu! Việt Nam không mạnh, thậm chí yếu hơn nó nhiều, nhưng có lẽ phải và biết liên minh thì chẳng có lí do gì để nó bóp mũi, đề dầu, cưỡi cổ như 1 nghìn năm Bắc thuộc! Cứ nhìn Thế giới có biết bao quốc gia yếu còn hơn Việt Nam nhiều, nhưng họ có dễ để cho những kẻ côn đồ tương tự như Bắc Kinh bắt nạt, lấn lướt như bao năm vừa rồi với Việt Nam đâu!
Trả lờiXóaViệt cộng bây giờ quá giầu nên sợ chiến tranh thôi. Dân Việt Nam ko sợ, nếu Việt cộng sợ thì VC sẽ chết trước tàu cộng vì dân VN quyết ko chịu mất nước cho tàu cộng.
Trả lờiXóaTQ thâm quá , triệu tập lãnh đạo cao cấp VN qua TQ rồi uy hiệp lấy mỏ dầu bãi Tư Chính . Đang ở TQ có ai dám ra chỉ thị cho quân đội VN chống đối , do đó TQ chiếm mỏ dầu của VN là chắc chắn rồi .
Trả lờiXóa