Nhà giàn DK1 của Việt Nam trên thềm lục địa phía nam Tổ quốc; Chiến sĩ nhà giàn quan sát bảo đảm an ninh cho nhà giàn (ảnh nhỏ). KIÊN TRUNG - MAI THANH HẢI
Trung Quốc vi phạm thô bạo quyền chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam
Vũ Hân
Thanh Niên
06:00 - 20/07/2019
Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.
Tối 19.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức thông tin về việc những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.
Yêu cầu tàu Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển Việt Nam
Trả lời câu hỏi của PV đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.7 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
.
Trả lời câu hỏi của PV đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.7 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
.
Theo bà Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở
các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt
ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài
phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
.
.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, đến nay, các lực
lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện
pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một
cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. “Như đã
khẳng định tại phát biểu của tôi ngày 16.7, lập trường nhất quán của
Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình,
phù hợp với luật pháp quốc tế,
Công ước của LHQ về luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng
biển được xác định phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển 1982”, bà
Hằng nói rõ và nhấn mạnh rằng: Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu
vực Biển Đông
là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng
quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc
tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.
Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Trước đó, từ ngày 12.7, báo chí quốc tế đã đưa tin về sự xuất hiện
của tàu khảo sát Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam. Một số tờ báo dẫn thông tin từ ông Ryan Martinson, trợ lý
giáo sư tại Đại học Hải chiến Mỹ cho biết vào thứ tư tuần trước đó (tức
ngày 3.7), tàu khảo sát Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa chất
8) cùng với 2 tàu hộ tống số hiệu 3901 (12.000 tấn, có vũ trang) và
37111 (2.200 tấn), đã vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam, để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.
.
.
Lập
tức, lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển cũng đã có mặt tại đây
để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam được quy định rõ
trong luật pháp quốc tế. Nhiều nhà quan sát quốc tế vẫn theo dõi sát
diễn biến của nhóm tàu Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam
và thông tin về sự xuất hiện của một số tàu hải quân khác của nước này
tại khu vực trên. Cho đến ngày 19.7, các tàu của Trung Quốc đã vi phạm
vùng thềm lục địa của Việt Nam liên tiếp 17 ngày.
.
.
Việt Nam hành động phù hợp luật pháp quốc tế, đã rất thiện chí về chính trị
.
.
Tối 19.7, bình luận với Thanh Niên về diễn biến trên biển
những ngày qua, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam
tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng khẳng định: Phải lưu ý rằng, khu vực tàu Hải
Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm hoàn toàn là vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và
Công ước LHQ về luật Biển 1982 đã quy định. Hành vi của các tàu Trung
Quốc những ngày qua là không thể chấp nhận được và các tàu này phải rút
ra khỏi khu vực trên.
.
.
“Đó là hành vi vi phạm và coi thường luật pháp quốc tế, gây tổn hại
đến việc xây dựng lòng tin trong khu vực. Để tạo dựng lòng tin trong
việc thực hiện DOC và tiến tới đàm phán thành công COC, các quốc gia đều
phải có nghĩa vụ tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
các nước ven biển theo đúng luật pháp quốc tế. Các nước, bao gồm cả
Trung Quốc, có trách nhiệm phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước
LHQ về luật Biển. Cộng đồng quốc tế cũng phải cùng nỗ lực bảo vệ lợi ích
chung trong việc duy trì trật tự, an ninh và hòa bình ở Biển Đông”, ông
Phạm Quang Vinh nói.
.
.
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, và cũng
được ghi nhận là người đầu tiên dịch Công ước của LHQ về luật Biển 1982,
cho biết: “Hoạt động của tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc cùng một
số tàu quân sự Trung Quốc bảo vệ, đã đi vào khu vực bãi Tư Chính, là khu
vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chúng ta”.
.
.
TS Trục nhấn mạnh, nhìn nhận một cách rất khách quan và khoa học
thì việc các tàu Trung Quốc vào đó mà không được sự đồng ý của nhà nước
Việt Nam là một hành động vi phạm rất thô bạo các quyền là lợi ích hợp
pháp của Việt Nam được Công ước LHQ về luật Biển 1982 quy định rất rõ.
“Đây không phải lần đầu tiên, mà vi phạm của phía Trung Quốc liên tiếp
xảy ra từ sau khi nước này dùng vũ lực để đánh chiếm 7 thực thể phía tây
bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và dần dần có những hoạt
động ở khu vực này. Đó là một sự vi phạm hết sức trắng trợn và công lý
yêu cầu Trung Quốc cần phải chấm dứt những hành động phi pháp đó”, TS
Trục nêu quan điểm. Ông Trục cũng cho rằng, những phản ứng của nhà nước
Việt Nam những ngày qua là rất chuẩn xác về mặt pháp lý và cũng rất
thiện chí về mặt chính trị trong bối cảnh hiện nay.
.
.
Hôm 16.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra những
tuyên bố về mặt nguyên tắc, rất rõ ràng về pháp lý và rất kiên quyết về
quan điểm. Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tuyên bố
cụ thể rõ ràng về hoạt động của tàu Hải Dương 8, thăm dò địa chất một
cách ngang nhiên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. “Đó là những phản
ứng rất kịp thời và chuẩn xác, tỏ rõ sự kiên quyết đấu tranh của nhà
nước chúng ta trước hoạt động sai trái của Trung Quốc, đồng thời thể
hiện sự kiên trì rất thiện chí của nhà nước Việt Nam trong việc muốn
giải quyết mọi tranh chấp, mọi sai phạm của phía Trung Quốc bằng biện
pháp hòa bình, không gây ra những xung đột có thể dẫn đến sự bất ổn
trong khu vực, vì an ninh, hòa bình trong khu vực”, TS Trục nói.
.
.
Theo quan sát của TS Trục, lực lượng chức năng của Việt Nam cũng
đang thực thi trọng trách của mình trong vùng biển đó. Chúng ta sử dụng
lực lượng chấp pháp như Cảnh sát biển, Kiểm ngư - những lực lượng được
giao nhiệm vụ tiến hành thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam một cách đúng đắn, phù hợp với
thủ tục pháp lý do Công ước của LHQ về luật Biển đã quy định, chứ không
phải bằng sức mạnh hay gây ra đụng độ, xung đột. Ngoài thuyết phục, yêu
cầu Trung Quốc rút lui, lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng đã có biện
pháp ngăn chặn cần thiết để bảo đảm bảo vệ, quản lý được một cách chặt
chẽ vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Đó là những hành động phù hợp
với luật pháp quốc tế.
Tại phát biểu ngày 16.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của LHQ về luật Biển 1982.
Ý kiến
Những gì đang diễn ra là một phần trong chiến lược lâu
dài của Trung Quốc để củng cố cái mà họ gọi là chủ quyền trên Biển Đông,
kiểm soát bằng một lực lượng hữu hình. Bắc Kinh muốn ép các bên liên
quan phải tuân theo luật của họ. Chỉ khi nào những quốc gia tôn trọng
quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế thống nhất với nhau thì mới có
thể đẩy lùi thực trạng (hành vi của Bắc Kinh - TN) một cách hiệu quả.
Nhưng nỗ lực này dường như đang diễn ra quá chậm so với kỳ vọng của
nhiều người, trong đó có tôi.
TS James Holmes
(Đại học Hải chiến Mỹ)
(Đại học Hải chiến Mỹ)
Cộng đồng quốc tế đóng vai trò quan trọng nhưng chưa
phát huy trong việc đem lại ổn định trên Biển Đông. Điển hình là Trung
Quốc vẫn phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (PCA)
vào năm 2016 chống lại các yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. ASEAN
cũng chưa thể hiện được sự thống nhất trước các vấn đề liên quan Trung
Quốc.
Chính vì thế, nỗ lực đem lại ổn định trên Biển Đông
hiện nay dường như dựa vào một nhóm các quốc gia, chứ không phải cả cộng
đồng quốc tế, nhằm đẩy lùi các yêu sách của Bắc Kinh. Nhóm quốc gia này
đang đẩy mạnh thực thi tự do hàng hải (FONOP), phối hợp cùng nhau huấn
luyện, hỗ trợ giữ gìn luật pháp quốc tế và hợp tác mạnh mẽ hơn vấn đề
liên quan Biển Đông.
PGS Stephen Robert Nagy
(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản,
(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản,
Học giả tại Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)
Dù có là một nước lớn, Trung Quốc cũng không có quyền
đưa ra các luật lệ riêng, phớt lờ luật pháp quốc tế, ép buộc láng giềng
và ép cả ASEAN thực hiện một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) theo
kiểu xâm hại quyền lợi các nước lớn.
Việt Nam nên tiếp tục chính sách ngoại giao khôn khéo,
tiếp tục tăng cường thực lực trên biển. Còn với cộng đồng quốc tế thì
Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ... cũng như nhiều cường quốc khác trên biển cần tiếp
tục đóng vai trò hỗ trợ quan trọng để đảm bảo khu vực Đông Nam Á nói
chung, và Việt Nam nói riêng, không bị ép buộc bởi các hành động quân sự
và kinh tế từ Bắc Kinh. Trong nỗ lực đó, cộng đồng quốc tế sẽ luôn hoan
nghênh những hành động như việc tàu cá Việt Nam mới đây đã cứu 22 ngư
dân Philippines.
TS Patrick M.Cronin
(Chủ tịch An ninh châu Á - Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)
(Chủ tịch An ninh châu Á - Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)
Ngô Minh Trí (thực hiện)
Các đây mấy ngày có tin 1 cán bộ chủ chốt tờ báo tuổi trẻ nói đã gọi điện ra và chiến sỹ nhà sàn nói mọi chuyện vẫn yên ổn?! Thế đấy là nhà sàn nào, có liên quan tới tầu bè Trung Quốc vào ở đây không?
Trả lờiXóaThế giới không thiếu gì Quốc gia nhỏ yếu. Việt Nam không quá nhỏ và cũng không quá yếu, nhưng hành sử trong suốt thời gian qua để giặc chiếm hết Hoàng Sa sang Trường Sa và lúc này tiến vào "sân" mà còn sang trò chuyện với cướp để nghe cướp giảng giải về "đại cục" thì thú thực rõ ràng những người có trách nhiệm đã làm quá yếu kém và tôi sợ rằng lịch sử phán xét về thời kỳ này rất nặng nề!
Trả lờiXóa