Được Gì Sau 10 Năm Khai Thác Bauxite Tây Nguyên?
Thanh Trúc
RFA
2019-06-04
Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025.
Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn Bauxite, quặng nguyên liệu chính để luyện nhôm, sẽ mang lại thu nhập lớn với trữ lượng bauxite ở Đak Nông được ước tính khoảng 3,4 tỷ tấn và tại Lâm Đồng là 1 tỷ tấn.
Bất chấp mọi tranh cãi, kiến nghị, thỉnh nguyện thư cùng phản ứng gay gắt từ giới khoa học, các chuyên gia môi trường, các nhà địa vật lý cũng như các nhân sĩ trí thức trong nước, cho rằng không thể tiến hành dự án bởi nhiều mối nguy về môi trường, xã hội, quốc phòng, dự án bauxite Tây Nguyên vẫn tiến hành hoạt động. Hai cơ sở khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên là nhà máy Alumin Nhân Cơ tại tỉnh Dak Nông và nhà máy Alumin Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 được ước tính tối đa lên 250 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách ước tính khoảng 850 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động.
Thanh Trúc
RFA
2019-06-04
Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025.
Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn Bauxite, quặng nguyên liệu chính để luyện nhôm, sẽ mang lại thu nhập lớn với trữ lượng bauxite ở Đak Nông được ước tính khoảng 3,4 tỷ tấn và tại Lâm Đồng là 1 tỷ tấn.
Bất chấp mọi tranh cãi, kiến nghị, thỉnh nguyện thư cùng phản ứng gay gắt từ giới khoa học, các chuyên gia môi trường, các nhà địa vật lý cũng như các nhân sĩ trí thức trong nước, cho rằng không thể tiến hành dự án bởi nhiều mối nguy về môi trường, xã hội, quốc phòng, dự án bauxite Tây Nguyên vẫn tiến hành hoạt động. Hai cơ sở khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên là nhà máy Alumin Nhân Cơ tại tỉnh Dak Nông và nhà máy Alumin Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 được ước tính tối đa lên 250 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách ước tính khoảng 850 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động.
Yếu tố Trung Quốc
Một trong những người đầu tiên lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam
dừng dự án bauxite Tây Nguyên là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Yếu tố liên
doanh khai thác với Trung Quốc là một trong những nguyên nhân phản đối
giai đoạn đó.
Tháng Tư năm 2009, tại Đại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật Đà Nẵng,
giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, cũng là phó
chủ tịch Hội Cơ Học Việt Nam, phát biểu thẳng rằng nếu cho Trung Quốc
khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì chẳng những môi trường bị phá hủy mà
Việt Nam sẽ mất cả chì lẫn chài.
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, khi đó còn ở Việt Nam, là người đã đệ đơn
kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cáo buộc cho phép Trung Quốc được
phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Ông cũng là người giúp trang
Bauxite Tây nguyên của các nhân sĩ trí thức phản đối dự án. Ông nhớ lại:
Ngày 12 tháng Tư năm 2009 thì blog Bauxite Việt Nam ra đời. Nhưng
chỉ mấy ngày sau thì blog Bauxite Việt Nam đã chật cứng, vì dung lượng
quá nhỏ không thể đăng hết những phản hồi của người ủng hộ trong và
ngoài nước, thành ra đến ngày 27 tháng Tư các vị khởi xướng blog Bauxite
Việt Nam phải quyết định lập một website Bauxite Việt Nam để có thể
đăng đầy đủ ý kiến phản biện và những thông tin cập nhật. Văn phòng luật
sư Nguyễn Thị Dương Hà và bản thân tôi làm cố vấn pháp luật cho Trang
Bauxite Việt Nam.
Dai dẳng tác hại về môi trường
Mười năm đã qua tính từ đó, câu hỏi được gì và mất gì từ bauxite Tây Nguyên vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.
Vào tháng Chín năm 2011, báo chí trong nước đã trích dẫn báo cáo kết
quả của Đoàn Thanh Tra thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Lâm Đồng độ PH từ
nguồn nước thoát ra môi trường gần mức 11 tức là mức vượt qui chuẩn Việt
Nam từ 6 đến 9 độ. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết nhiệt độ trong nước
cao gấp 20% tiêu chuẩn cho phép.
Nguyên nhân được chỉ ra là do hóa chất, nghĩa là đã có sự rò rỉ hóa
chất trong quá trình hoàn thiện và tập kết vật tư, cộng với khi pha trộn
chất hóa học xút (soude) trong chuẩn bị đưa dự án khai thác bauxite đi
vào hoạt động.
Mức độ độc hại từ việc rò rỉ hóa chất xút ở nhà máy bauxite Tân Rai
được giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa Học-Công Nghệ và Quản ý
Môi Trường, Đại Học Công Nghệ Sài Gòn, giải thích:
Xút gây bào mòn da con người và động vật, hầu hết sinh vật không
thể sống được trong điều kiện xút cao như thế. Khi xút vào trong nước và
vào trong cơ thể sẽ hủy hoại hết, thí dụ vào đường ruột sẽ phá vở các
tế bào ruột non, hít thở vào thì làm viêm mũi… Nói chung xút là một chất
cực độc, xép vào loại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống.
Sau đó, chủ đầu tư dự án nhà máy Alumin Tân Rai ,Tập Đoàn Than-Khoáng
Sản Việt Nam, lên tiếng thừa nhận tình trạng hóa chất xút bị rò rỉ ra
môi trường như kết luận của thanh tra Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Lâm
Đồng.
Đến tháng Bảy năm 2016, đường ống từ nhà máy Alumin Nhân Cơ tại Dak
Nông, do nhà thầu Chalieco-Trung Quốc phụ trách, bị vỡ khiến gần 9,6 mét
khối hóa chất kiềm tràn ra ngoài.
Truyền thông trong nước loan tin một số chất kiềm thấm xuống lòng đất
trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống
suối Dak Dao. Các cư dân tại xã Dak Dao khi đó cho báo Giao Thông biết
khi nước đường ống bị vỡ chảy tràn xuống suối thì dòng nước trở màu đen
sẫm, mặt nước nổi váng loang lổ, cá chết nổi lên. Vẫn lời người dân này,
tiếp xúc với ước chừng 10 phút thì tay chân ngứa ngày, da khô căng và
rộp lên như bị bỏng.
Vụ vỡ đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ xảy ra trong giai đoạn nhà
thầu Chalieco-Trung Quốc đang tiến hành các bước để chạy thử liên động
toàn nhà máy.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một trong những người chủ xướng
Trang Bauxite Viêt Nam nhằm gióng tiếng báo động về hệ lụy nguy hại từ
những chất hóa học trong quá trình khai thác bauxite, nói rằng không thể
coi vụ vỡ đường ống nước ở nhà máy Alumin Nhân Cơ là lần duy nhất, lần
đầu hay lần cuối mà trong tương lai qua khai thác bùn tích lũy càng ngày
càng nhiều:
Tai họa do các đường ống không chịu đủ lực đã vỡ ra, hoặc hồ chứa
bùn bị đống đất, hay do nhân tai như chiến tranh, khủng bố. Trước đây
tôi đã có nói đó là quả bom lơ lững trên đầu chúng ta.
Ngay sau đó Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Dak Nông cho biết phía Công
Ty Nhôm Dak Nông đã thu hom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài, phần
đất bị kiềm tràn vào được xúc đổ vào hồ chứa bùn đỏ, thêm vào đó là sử
dụng hóa chất pha loãng để trung hòa lượng kiềm.
Tháng Hai năm 2018, trong báo cáo tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư
thí điểm 2 dự án bauxite Tây Nguyên, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam
cho hay hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ bị chậm tiến độ và vẫn tiềm ẩn
nguy cơ về ô nhiễm cũng như sự cố môi trường.
Hiệu quả đầu tư
Theo kế hoạch, nhà máy Alumin Tân Rai sẽ có doanh thu 3 năm đầu bị lỗ
và thời gian hoàn vốn là 12 năm, nhà máy Alumin Nhân Cơ thì bị lỗ trong
5 năm đầu và mất 13 năm để hoàn vốn.
Tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hồi tháng Mười 2018,
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói rằng sản phẩm của hai nhà máy
Tân Rai và Nhân Cơ, sản xuất được từ 2016 và 2017, được bao nhiêu là
bán bấy nhiêu chứ không đủ cho nhu cầu thị trường và theo kế hoạch cho
năm 2018.
Nhưng đến đầu tháng Tư 2019, Bộ Công Thương Việt Nam loan tin nhà máy
Alumin Tân Rai ở Lâm Đồng và nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Dak Nông đã bắt
đầu mang lại hiệu quả kinh tế nên Bộ sẽ đề nghị Chính Phủ và Quốc Hội
tăng công suất cho hai nhà máy này, đồng thời mở rộng đầu tư khai thác
bauxite là ngành công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên.
Cụ thể, Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam, đơn vị phụ trách hai nhà
máy Tân Rai và Nhân Cơ, báo cáo với Bộ Công Thương rằng nhà máy Tân Rai
có lãi từ năm 2017 sau 3 năm lỗ theo kế hoạch và riêng 2018 thì đạt lợi
nhuận 1.700 tỷ đồng. Về phần nhà máy Nhân Cơ thì năm 2018 sản xuất gần
103% kế hoạch năm, tương đương 655 ngàn tấn Alumin, doanh thu trên 6.400
tỷ đồng.
Tuy nhiên từ Na Uy, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ phân tích với RFA rằng số
liệu lãi mà Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam đưa ra không chính xác.
Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ghi rõ:
“Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không
nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư
trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên. Theo
như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các
chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng
chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi
suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến
giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí
hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân... Và nếu tính đủ thêm các chi
phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời.”
Nếu như...
Đó là tình hình bauxite Tây Nguyên sau một thập niên hoạt động khai
thác. Từ 10 năm trước, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một trong những trí
thức đã góp ý rất nhiều về bauxite Tây Nguyên, từng nhận định với RFA
rằng:
Nếu cứ tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện
nay thì cái giá phải trả về lâu về dài là không phát triển được cây
công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất
bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất nguồn nước ngọt dùng để phát triển
kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ
Chí Minh.
Trung Quốc không khai thác trên nước họ mà họ sang mình họ làm, mình thì chúi đầu chúi cổ làm mà rõ ràng kinh tế không đạt, môi trường lại càng nguy hiểm, đường giao thông cũng bị phá nát. - Giáo sư Lê Huy Bá
Và đúng 10 năm sau, ngay lúc này, giáo sư tiến sĩ Lê Huy Bá, nay đã
về hưu, nói ông vẫn canh cánh nỗi lo về dự án bauxite Tây Nguyên:
Nói một cách ngắn gọn là chưa thấy lợi ích gì cả mà chỉ thấy những
hiện tượng rò rỉ trong sản xuất rồi thì ô nhiễm về hơi, về khí, về bùn
đỏ, về nguồn nước. Còn kinh tế thì phải hạch toán rõ ràng để mọi người
biết chứ phải không? Trong lúc nước Úc bỏ ra bạc triệu đô để đầu tư sản
xuất bauxite nhưng rồi người ta cũng phải bỏ, Trung Quốc không khai thác
trên nước họ mà họ sang mình họ làm, mình thì chúi đầu chúi cổ làm mà
rõ ràng kinh tế không đạt, môi trường lại càng nguy hiểm, đường giao
thông cũng bị phá nát.
Cái mà tôi vẫn lo lắng nhất là trên độ cao 750 đến 800 mét như vậy
mà có những hồ chứa bùn đỏ lớn như thế ai dám đảm bảo rằng không có
động đất hay vở đập? Khi đập vỡ thì lũ quét mà lũ quét bằng bùn đỏ thì
tai hai vô cùng.
Ông Nguyễn Trung, nguyên cố vấn cho cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trước
đây vẫn giữ nguyên ý kiến của mình rằng không nên có các dự án Bauxite
tại Tây Nguyên. Ông nói với đầy tiếc nuối:
Tất cả những gì đầu tư vào bauxite Tây Nguyên hoàn toàn đủ để tạo
nên một Tây Nguyên có nền kinh tế xanh. Nếu được như vậy thì chắc Tây
Nguyên bây giờ đã khác hẳn rồi.
Những người lãnh đạo thời triển khai dự án Bô xit Tây nguyên lúc đó là Nông đức Mạnh và Nguyễn tấn Dũng . Họ làm theo lệnh của Bắc kinh , bất chấp lợi hại , không nghe ý kiến phản biện , còn đàn áp , bỏ tù người phản biện . Rõ ràng là những kẻ hại nước hại dân .
Trả lờiXóaCái này là giá mà Mạnh mượt trả cho Tàu khi Tàu chống lưng cho nó làm TBT. Rồi đây Mạnh mượt sẽ được khắc vào bia đá muôn đời
Xóa