Hoàng Tuấn Minh
NGÀY LỤC TỨ: BIỂN MÁU THIÊN AN MÔN
Cũng vào ngày này cách đây 30 năm trước – Chủ Nhật ngày 4/6/1989 - tại quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc) cuộc biểu tình kháng nghị của các sinh viên đòi chấm dứt nạn tham nhũng, tôn vinh nhân quyền, thiết lập các quy tắc luật pháp và xây dựng nền dân chủ đang lúc cao trào bị tàn sát dã man.
Trước đó ngày 3/6/1989, Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, đích thân Giang Trạch Dân trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ và trực tiếp chỉ huy.
Một lực lượng hùng hậu hơn 300.000 người bao gồm lực lượng tinh nhuệ nhất: cảnh sát vũ trang, binh lính dã chiến thuộc các Quân đoàn chủ lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) với trang bị súng cùng những chiếc xe tăng chiến đấu Type 59 và xe bọc thép Type 63 đã bao vây chặt Thiên An Môn tứ phía. 4:00 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Đây là tín hiệu thống nhất báo hiệu cho việc thảm sát quảng trường. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối. 4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, hành động thảm sát bắt đầu. Cảnh sát có vũ trang ở phía trước, bộ binh ở giữa, xe thiết giáp ở sau, từ từ tiến từ phía bắc xuống phía nam. Lúc này các sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị bao vây chặt, những chiếc xe tăng chiến đấu, xe bọc thép lừng lững tiến vào.
NGÀY LỤC TỨ: BIỂN MÁU THIÊN AN MÔN
Cũng vào ngày này cách đây 30 năm trước – Chủ Nhật ngày 4/6/1989 - tại quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc) cuộc biểu tình kháng nghị của các sinh viên đòi chấm dứt nạn tham nhũng, tôn vinh nhân quyền, thiết lập các quy tắc luật pháp và xây dựng nền dân chủ đang lúc cao trào bị tàn sát dã man.
Trước đó ngày 3/6/1989, Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, đích thân Giang Trạch Dân trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ và trực tiếp chỉ huy.
Một lực lượng hùng hậu hơn 300.000 người bao gồm lực lượng tinh nhuệ nhất: cảnh sát vũ trang, binh lính dã chiến thuộc các Quân đoàn chủ lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) với trang bị súng cùng những chiếc xe tăng chiến đấu Type 59 và xe bọc thép Type 63 đã bao vây chặt Thiên An Môn tứ phía. 4:00 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Đây là tín hiệu thống nhất báo hiệu cho việc thảm sát quảng trường. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối. 4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, hành động thảm sát bắt đầu. Cảnh sát có vũ trang ở phía trước, bộ binh ở giữa, xe thiết giáp ở sau, từ từ tiến từ phía bắc xuống phía nam. Lúc này các sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị bao vây chặt, những chiếc xe tăng chiến đấu, xe bọc thép lừng lững tiến vào.
Các sinh viên tưởng là họ có một giờ đồng hồ để rời quảng trường nhưng chỉ sau năm phút, các xe tăng đã tấn công. Sinh viên khoác tay nhau chặn lại nhưng …
Tiếng súng nổ điên cuồng …. Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại trong đó có cả binh lính của những đơn vị khác. Nhiều sinh viên của Đại học Bắc Kinh đã bị xe tăng cán chết . Thậm chí còn bị nghiền nát, xe bọc thép cán đi cán lại trên thân thể họ để làm thành “bánh”.
Sau cuộc tàn sát thi thể của sinh viên bị xe ủi đất gom lại và thiêu hủy. Xác người bị đốt rồi xả xuống cống.
Next Magazine chia sẻ thông tin: theo hồ sơ mật của Washington có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết. Trong đó, Quân đoàn 27 (Quân khu Bắc Kinh) là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6. Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy khi đó là Yang Jianhua (Dương Chấn Hoa), em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn. Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Quốc. Đây là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ. Để tránh tiếng xấu, tháng 12/2015 Quân đoàn 27 đã bị giải thể.
Thảm sát Thiên An Môn được xem là một trong những sự kiện đen tối nhất lịch sử nhân loại và sẽ còn mãi ám ảnh mỗi chúng ta. Và Giang Trạch Dân đã bước lên đỉnh quyền lực nhờ tắm máu người dân Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn: được thăng chức lên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ thay cho Triệu Tử Dương, rồi kiêm cả Chủ tịch nước.
Hôm nay thế giới lại nhắc đến ngày Lục Tứ (4/6/1989) như một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của một thế hệ trẻ đã dám nói lên tiếng nói tự do. Đồng thời lịch sử nhân loại cũng đã chính thức ghi danh chính quyền Cộng sản Trung Quốc là một chế độ tàn bạo nhất của loài người từ trước tới nay. Nếu Tần Thủy Hoàng - tổ sư của bọn quỷ cộng sản này - sống dậy chắc cũng phải khóc thét lên vì vụ đàn áp khủng khiếp này.
Đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn cố tình bưng bít, che đậy và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất chặt. Mặc dù chính quyền cộng sàn TQ bí mật truy sát, thủ tiêu nhiều nhân chứng như Vương Duy Lâm (người chặn xe tăng),.v.v… nhưng vẫn còn nhiều nhân chứng khác như anh Phương Chính, sinh viên khóa 85, khoa Lý luận, Học viện Thể thao Bắc Kinh người bị xe tăng cán nát cả 2 chân vẫn đang sống ở nước ngoài.
Trong một phát ngôn hiếm hoi hôm 2/6/2019, tại Đối thoại quốc phòng Shangri La, Singapore khi đề cập đến sự kiện đàn áp người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói rằng quyết định của Chính phủ Trung Quốc lúc đó là “đúng” vì lý do ổn định an ninh trong nước.
Thực sự ghê sợ và rùng mình trước sự bảo vệ “ổn định chính trị” của các chế độ cộng sản độc tài.
Đối với đồng bào của chính Tổ quốc mình mà chính quyền Trung Quốc còn tàn sát man rợ không ghê tay như vậy thì hôm nay những người dân Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông ,… thâm chí cả người Việt Nam (nếu một khi Việt Nam trở thành Khu tự trị của Trung Quốc) thì chắc chắn không tránh khỏi bị tàn sát dưới bàn tay sắt máu của họ.
Đối với đồng bào của chính Tổ quốc mình mà chính quyền Trung Quốc còn tàn sát man rợ không ghê tay như vậy thì hôm nay những người dân Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông ,… thâm chí cả người Việt Nam (nếu một khi Việt Nam trở thành Khu tự trị của Trung Quốc) thì chắc chắn không tránh khỏi bị tàn sát dưới bàn tay sắt máu của họ.
Bức
ảnh có tính biểu tượng lớn cho sự kiện Thiên An Môn. Một thanh niên
Trung Quốc tay không tấc sắt dũng cảm đứng giữa đường ngăn dòng xe tăng
hướng về đại lộ Tràng An ở Bắc Kinh. Thanh niên đó tên Vương Duy Lâm
19 tuổi, hình ảnh anh từ đó trở thành biểu tượng anh hùng của thế kỷ
XX. Sự tồn tại của anh Vương Duy Lâm bị Giang Trạch Dân xem là nhân tố
tiềm tàng lật lại bản án Lục Tứ. Mỗi khi nghĩ tới là Giang tức giận vô
cùng, bèn hạ mật lệnh tìm bắt bằng được Vương. Sau khi anh Vương bị bắt,
Giang không ngại ngần hạ lệnh bí mật thủ tiêu. Ảnh: Jeff Widener– AP — tại ở Quảng trường Thiên An Môn.
Trong ảnh, bạn có thể thấy những con đường đầy xác chết trên phố Trường An.
Những người khác đang giúp đỡ những người bị thương.
Phương
Chính, sinh viên khóa 85, khoa Lý luận, Học viện Thể thao Bắc Kinh
người bị xe tăng cán nát cả 2 chân vẫn đang sống ở nước ngoài.
Quang
cảnh Quân đội dọn dẹp hiện trường và tiêu thiêu hủy thi thể người
chết sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn. (Ảnh: Vision Times) tại Quảng Trường Thiên An Môn
Đây từng là một con người sau khi qua bánh xích xe tăng của Quân đoàn 27
(Quân khu Bắc Kinh) — tại Lục Bộ Khẩu - Quảng trường Thiên An Môn.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét