PHẠM TOÀN – CON NGƯỜI VIẾT HOA
Lê Phú Khải
Lê Phú Khải
(Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng)
Tất cả những từ ngữ tốt đẹp nhất, dù có được huy động hết lên trang giấy cũng đều không đủ để viết về con người Phạm Toàn.
Ông là nhà báo, nhà văn có tài với bút danh Châu Diên nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học, là dịch giả của hàng nghìn trang sách khó dịch nhất, là nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam với trang diễn đàn Bauxite Việt Nam, và trên hết, ông là nhà giáo tự tập hợp học trò và bạn bè để soạn sách giáo khoa Cánh Buồm suốt 9 năm ròng khi trong túi không có một đồng xu nhỏ! Sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời như một thách thức của một cánh buồm nhỏ trên đại dương trước cơn sóng bạc đầu sách giáo khoa nhà nước chi hàng trăm nghìn tỷ để “soạn” ra nó! Có trường tiểu học ở Hà Nội đã dạy theo sách Cánh Buồm nhiều năm nay, và học trò nhỏ chăm chỉ đi học hàng ngày, vì đến trường… vui quá!
Nghe tin bạn bè đến chơi báo tin ông Phạm Toàn ốm nặng, tôi chỉ cười. Vợ tôi mắng: Năm nào ông cũng ra Hà Nội cả tháng để soạn sách giáo khoa với ông Phạm Toàn, mà nghe tin ông ấy ốm nặng lại chỉ cười! Tôi mắng lại: Người như Phạm Toàn thì không thể chết được! Ông ấy là lực sĩ.
Sở sĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì cách đây 2-3 tháng, ông mới gọi điện cho tôi và ra chỉ thị: Mày chọn cho tao độ 10 người trong đó, có tâm huyết với giáo dục để tao gửi email cho các vị ấy, nhờ đọc và nhận xét về cuốn sách giáo khoa nhóm Cánh Buồm mới soạn xong chưa in… Đang làm việc say sưa như thế thì làm sao mà chết được!
Sở dĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì ông ta là lực sĩ. Chuyện thế này, cuối năm 2017, theo chỉ thị của Phạm Toàn, ông bảo tôi phải ra sớm, ở nhà ông, để đọc hết 5 tập sách giáo khoa: Lối sống 1, Lối sống 2, Lối sống 3, Lối sống 4, Lối sống 5… mà ông cùng nhóm Cánh Buồm soạn cho môn “Giáo dục đạo đức” ở bậc Tiểu học. Nửa tháng trời ở nhà Phạm Toàn, tôi đã đọc hết 5 sách Lối sống của Tiểu học. “Lối sống đồng thuận” là nguyên lý đạo đức đã được nhóm Cánh Buồm trịnh trọng triển khai thành từng bài học đạo đức cho bậc Tiểu học.
Phạm Toàn bảo tôi: “Tất cả các lời khuyên đều vô nghĩa, hãy để các em tự tìm ra lối sống!”. Với sách đạo đức mới do Cánh Buồm soạn thảo thì một lối sống mới của trẻ em Việt Nam được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Thông qua trẻ em, chúng ta mới thay đổi xã hội tương lai.
Tôi cho rằng đồng thuận từ một lớp học mà nhóm Cánh Buồm nêu lên đã mang cả đặc điểm và yêu cầu lớn lao của thời đại chúng ta. Khi con người đã chế ra cả một kho vũ khí hạt nhân đủ để tiêu diệt sạch sành sanh sự sống trên hành tinh này thì đồng thuận là yêu cầu của chính loài người. Ở trang 36 của sách Lối sống cho lớp 1, trước khi ăn trưa ở trường, cô giáo đề nghị các em mời nhau ăn cơm bằng câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy; Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Thật giản dị và vĩ đại. Vì thế, để kết luận cho tham luận mang nhan đề: “Lối sống, tên gọi mới của giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học”, mà tôi đã đọc trong hội thảo “Hành trình 8 năm của nhóm Cánh Buồm” ngày 16-12-2017 tại Không gian Văn hoá Pháp Hà Nội, tôi đã nhấn mạnh để kết luận bài tham luận: “Cuộc sống hạnh phúc vật chất và tinh thần của nhân dân mới là chỉ tiêu đích thực của sự phát triển đất nước. Sống khiêm nhường với trời đất mới còn trời đất để mà sống! Mảnh đất chúng ta đang sống hôm nay là đất mượn của các thế hệ mai sau. Vì thế, phải trả lại cho chúng đất đai phì nhiêu và bầu trời trong sạch!”.
Người ta đã vỗ tay tán thưởng những ý tưởng mang thông điệp thời đại ấy từ những bài đạo đức của sách Lối sống Cánh Buồm.
Vậy mà, trước đó, có vị “trí thức” ở Hà Nội lại hỏi, bằng cấp gì mà nhà giáo Phạm Toàn dám soạn sách giáo khoa?! Phạm Toàn đã cười phá lên trả lời: Có ai hỏi bằng lực sĩ bao giờ? Lực sĩ thì cứ ưỡn ngực mà đi thôi!!!
Phạm Toàn là thế. Ông không thể chết vì ông là lực sĩ!
Ông còn là một người rất vui tính và rất “độc đoán” nữa. Lần đầu tiên cách đây cả 10 năm, ông vô Sài Gòn và kêu tôi đến. Ông bảo: Biết Khải đã từng 9-10 năm dạy học, cho nên mình giao cho cậu soạn bài “Vì sao viết văn phóng sự?”. Cụ thể là viết lời dẫn cho bài “Nhà văn Tam Lang và thiên phóng sự “Tôi kéo xe””, cùng với 5 đoạn trích dẫn trong thiên phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang cho bài đó.
Tôi đã hoàn thành công việc ông giao, và sách “Văn lớp 6” của nhóm Cánh Buồm đã in (NXB Tri Thức 2015) từ trang 216 đến trang 223. Nhưng một năm sau đó ông lại bảo tôi soạn bài “Vốn từ tiếng Việt ngày một phong phú”, trong đó có phần “Một số từ gốc Pháp trong tiếng Việt” cho sách Tiếng Việt lớp 7. Tôi ngạc nhiên bảo ông: Sao bao nhiêu người giỏi tiếng Pháp thầy không nhờ, lại bảo một tiếng Tây trình độ enfantin để làm việc này! Thầy Toàn trừng mắt và “độc đoán” ra lệnh: Quyết tâm và tự tin sẽ là làm được!
Thế là tôi đã phải bò ra tra các sách từ điển Pháp - Việt, Việt - Pháp để chọn ra hơn 100 từ tiếng Việt có gốc là từ Pháp. Và, chính tôi cũng không ngờ, có những từ tiếng Việt mà ta quen nói hàng ngày lại có gốc là Pháp, hay nói khác đi, chúng ta đã “đồng hoá” những từ đó thành Việt! Ví dụ, từ xiếc (đi xem xiếc) có gốc Pháp: cirque; từ nét (bức ảnh chụp rất nét) có gốc Pháp: net; từ xốt (xốt cà chua) có gốc Pháp là sauce…
Kể những chuyện trên, tôi chỉ muốn nói một điều rằng, hàng ngàn cuốn sách giáo khoa từ Lớp 1 đến Lớp 9 được ra đời do “tổng đạo diễn” Phạm Toàn, bằng uy tín của mình đã huy động được lực lượng trí thức trẻ trong nhóm Cánh Buồm và trí thức Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc, trong nước và nước ngoài để soạn ra, bằng những mệnh lệnh độc đoán của ông và không tốn một đồng xu nào là thuế của dân cả!
Ở nhà Phạm Toàn, tôi thấy ông thức thâu đêm, tiếng gõ máy vi tính của ông đều đều như ru tôi vào giấc ngủ (!).
Có lần học trò của ông đi vắng cả, không ai nấu cơm, mở tủ lạnh ra chỉ thấy có đĩa thịt gà và mấy bó miến khô. Ông ra lệnh: Mày nấu miến gà, ăn miến thay cơm! Bí quá, tôi phải gọi điện về Sài Gòn hỏi bà xã cách nấu miến gà. Lúc ăn, ông khen ngon. Thì ra tôi “có tài” nấu ăn xưa nay mà không biết (!). Ăn xong ông nói: Mày có công nấu miến, để tao rửa bát đũa cho. Người đàn ông từng viết và dịch hàng ngàn trang sách ấy còn có tài rửa bát đũa rất sạch. Tối đó, ông còn hát và đàn cho tôi nghe một bài dân ca Pháp.
Vậy mà người đàn ông lực sĩ ấy đã để cho bạn bè trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng gọi điện báo tin dữ về ông vào sáng sớm hôm nay, 26/6/2019, cho tôi. Ai cũng gửi gắm những điều thương xót nhất, yêu quý nhất, khâm phục nhất về ông cho cây viết của tôi. Bởi ông là Con Người Viết hoa.
Riêng tôi, nếu có ai hỏi về Phạm Toàn, tôi sẽ trả lời: Ông là con người vui tính nhất đã chết vì quá buồn!
Đất nước như thế này, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông còn như một cái xác đang thối rữa giữa thủ đô Hà Nội, lại nhăm nhe cho Tàu làm cao tốc Bắc - Nam thì người vui tính như Phạm Toàn cũng rơi nước mắt! Và tôi đã thấy ông cảm động lau nước mắt khi người ta đọc cho ông nghe diễn văn nhậm chức của Tổng thống U-crai-na!
L.P.K.
Tất cả những từ ngữ tốt đẹp nhất, dù có được huy động hết lên trang giấy cũng đều không đủ để viết về con người Phạm Toàn.
Ông là nhà báo, nhà văn có tài với bút danh Châu Diên nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học, là dịch giả của hàng nghìn trang sách khó dịch nhất, là nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam với trang diễn đàn Bauxite Việt Nam, và trên hết, ông là nhà giáo tự tập hợp học trò và bạn bè để soạn sách giáo khoa Cánh Buồm suốt 9 năm ròng khi trong túi không có một đồng xu nhỏ! Sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời như một thách thức của một cánh buồm nhỏ trên đại dương trước cơn sóng bạc đầu sách giáo khoa nhà nước chi hàng trăm nghìn tỷ để “soạn” ra nó! Có trường tiểu học ở Hà Nội đã dạy theo sách Cánh Buồm nhiều năm nay, và học trò nhỏ chăm chỉ đi học hàng ngày, vì đến trường… vui quá!
Nghe tin bạn bè đến chơi báo tin ông Phạm Toàn ốm nặng, tôi chỉ cười. Vợ tôi mắng: Năm nào ông cũng ra Hà Nội cả tháng để soạn sách giáo khoa với ông Phạm Toàn, mà nghe tin ông ấy ốm nặng lại chỉ cười! Tôi mắng lại: Người như Phạm Toàn thì không thể chết được! Ông ấy là lực sĩ.
Sở sĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì cách đây 2-3 tháng, ông mới gọi điện cho tôi và ra chỉ thị: Mày chọn cho tao độ 10 người trong đó, có tâm huyết với giáo dục để tao gửi email cho các vị ấy, nhờ đọc và nhận xét về cuốn sách giáo khoa nhóm Cánh Buồm mới soạn xong chưa in… Đang làm việc say sưa như thế thì làm sao mà chết được!
Sở dĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì ông ta là lực sĩ. Chuyện thế này, cuối năm 2017, theo chỉ thị của Phạm Toàn, ông bảo tôi phải ra sớm, ở nhà ông, để đọc hết 5 tập sách giáo khoa: Lối sống 1, Lối sống 2, Lối sống 3, Lối sống 4, Lối sống 5… mà ông cùng nhóm Cánh Buồm soạn cho môn “Giáo dục đạo đức” ở bậc Tiểu học. Nửa tháng trời ở nhà Phạm Toàn, tôi đã đọc hết 5 sách Lối sống của Tiểu học. “Lối sống đồng thuận” là nguyên lý đạo đức đã được nhóm Cánh Buồm trịnh trọng triển khai thành từng bài học đạo đức cho bậc Tiểu học.
Phạm Toàn bảo tôi: “Tất cả các lời khuyên đều vô nghĩa, hãy để các em tự tìm ra lối sống!”. Với sách đạo đức mới do Cánh Buồm soạn thảo thì một lối sống mới của trẻ em Việt Nam được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Thông qua trẻ em, chúng ta mới thay đổi xã hội tương lai.
Tôi cho rằng đồng thuận từ một lớp học mà nhóm Cánh Buồm nêu lên đã mang cả đặc điểm và yêu cầu lớn lao của thời đại chúng ta. Khi con người đã chế ra cả một kho vũ khí hạt nhân đủ để tiêu diệt sạch sành sanh sự sống trên hành tinh này thì đồng thuận là yêu cầu của chính loài người. Ở trang 36 của sách Lối sống cho lớp 1, trước khi ăn trưa ở trường, cô giáo đề nghị các em mời nhau ăn cơm bằng câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy; Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Thật giản dị và vĩ đại. Vì thế, để kết luận cho tham luận mang nhan đề: “Lối sống, tên gọi mới của giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học”, mà tôi đã đọc trong hội thảo “Hành trình 8 năm của nhóm Cánh Buồm” ngày 16-12-2017 tại Không gian Văn hoá Pháp Hà Nội, tôi đã nhấn mạnh để kết luận bài tham luận: “Cuộc sống hạnh phúc vật chất và tinh thần của nhân dân mới là chỉ tiêu đích thực của sự phát triển đất nước. Sống khiêm nhường với trời đất mới còn trời đất để mà sống! Mảnh đất chúng ta đang sống hôm nay là đất mượn của các thế hệ mai sau. Vì thế, phải trả lại cho chúng đất đai phì nhiêu và bầu trời trong sạch!”.
Người ta đã vỗ tay tán thưởng những ý tưởng mang thông điệp thời đại ấy từ những bài đạo đức của sách Lối sống Cánh Buồm.
Vậy mà, trước đó, có vị “trí thức” ở Hà Nội lại hỏi, bằng cấp gì mà nhà giáo Phạm Toàn dám soạn sách giáo khoa?! Phạm Toàn đã cười phá lên trả lời: Có ai hỏi bằng lực sĩ bao giờ? Lực sĩ thì cứ ưỡn ngực mà đi thôi!!!
Phạm Toàn là thế. Ông không thể chết vì ông là lực sĩ!
Ông còn là một người rất vui tính và rất “độc đoán” nữa. Lần đầu tiên cách đây cả 10 năm, ông vô Sài Gòn và kêu tôi đến. Ông bảo: Biết Khải đã từng 9-10 năm dạy học, cho nên mình giao cho cậu soạn bài “Vì sao viết văn phóng sự?”. Cụ thể là viết lời dẫn cho bài “Nhà văn Tam Lang và thiên phóng sự “Tôi kéo xe””, cùng với 5 đoạn trích dẫn trong thiên phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang cho bài đó.
Tôi đã hoàn thành công việc ông giao, và sách “Văn lớp 6” của nhóm Cánh Buồm đã in (NXB Tri Thức 2015) từ trang 216 đến trang 223. Nhưng một năm sau đó ông lại bảo tôi soạn bài “Vốn từ tiếng Việt ngày một phong phú”, trong đó có phần “Một số từ gốc Pháp trong tiếng Việt” cho sách Tiếng Việt lớp 7. Tôi ngạc nhiên bảo ông: Sao bao nhiêu người giỏi tiếng Pháp thầy không nhờ, lại bảo một tiếng Tây trình độ enfantin để làm việc này! Thầy Toàn trừng mắt và “độc đoán” ra lệnh: Quyết tâm và tự tin sẽ là làm được!
Thế là tôi đã phải bò ra tra các sách từ điển Pháp - Việt, Việt - Pháp để chọn ra hơn 100 từ tiếng Việt có gốc là từ Pháp. Và, chính tôi cũng không ngờ, có những từ tiếng Việt mà ta quen nói hàng ngày lại có gốc là Pháp, hay nói khác đi, chúng ta đã “đồng hoá” những từ đó thành Việt! Ví dụ, từ xiếc (đi xem xiếc) có gốc Pháp: cirque; từ nét (bức ảnh chụp rất nét) có gốc Pháp: net; từ xốt (xốt cà chua) có gốc Pháp là sauce…
Kể những chuyện trên, tôi chỉ muốn nói một điều rằng, hàng ngàn cuốn sách giáo khoa từ Lớp 1 đến Lớp 9 được ra đời do “tổng đạo diễn” Phạm Toàn, bằng uy tín của mình đã huy động được lực lượng trí thức trẻ trong nhóm Cánh Buồm và trí thức Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc, trong nước và nước ngoài để soạn ra, bằng những mệnh lệnh độc đoán của ông và không tốn một đồng xu nào là thuế của dân cả!
Ở nhà Phạm Toàn, tôi thấy ông thức thâu đêm, tiếng gõ máy vi tính của ông đều đều như ru tôi vào giấc ngủ (!).
Có lần học trò của ông đi vắng cả, không ai nấu cơm, mở tủ lạnh ra chỉ thấy có đĩa thịt gà và mấy bó miến khô. Ông ra lệnh: Mày nấu miến gà, ăn miến thay cơm! Bí quá, tôi phải gọi điện về Sài Gòn hỏi bà xã cách nấu miến gà. Lúc ăn, ông khen ngon. Thì ra tôi “có tài” nấu ăn xưa nay mà không biết (!). Ăn xong ông nói: Mày có công nấu miến, để tao rửa bát đũa cho. Người đàn ông từng viết và dịch hàng ngàn trang sách ấy còn có tài rửa bát đũa rất sạch. Tối đó, ông còn hát và đàn cho tôi nghe một bài dân ca Pháp.
Vậy mà người đàn ông lực sĩ ấy đã để cho bạn bè trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng gọi điện báo tin dữ về ông vào sáng sớm hôm nay, 26/6/2019, cho tôi. Ai cũng gửi gắm những điều thương xót nhất, yêu quý nhất, khâm phục nhất về ông cho cây viết của tôi. Bởi ông là Con Người Viết hoa.
Riêng tôi, nếu có ai hỏi về Phạm Toàn, tôi sẽ trả lời: Ông là con người vui tính nhất đã chết vì quá buồn!
Đất nước như thế này, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông còn như một cái xác đang thối rữa giữa thủ đô Hà Nội, lại nhăm nhe cho Tàu làm cao tốc Bắc - Nam thì người vui tính như Phạm Toàn cũng rơi nước mắt! Và tôi đã thấy ông cảm động lau nước mắt khi người ta đọc cho ông nghe diễn văn nhậm chức của Tổng thống U-crai-na!
L.P.K.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét