Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Thông báo: HỦY CUỘC GẶP GỠ VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC



Thông báo: 0900 sáng nay, Nhạc sĩ Dương Thụ thông báo buổi Gặp gỡ và Đối thoại với Nhà văn Nguyên Ngọc chiều nay đã bị hủy, vì lý do....kỹ thuật.
CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Cà phê Gặp gỡ & Đối thoại chuyên đề:
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NỀN VĂN HÓA MỚI CỦA VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ 20

Chủ đề : GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC

Diễn giả : Nhà văn NGUYÊN NGỌC
cùng sự tham gia của : Thầy giáo NGUYỄN MINH VŨ & GS NGUYỄN NGỌC LANH

Chủ trì : Chu Hảo

Thời gian : 14:30-17:00 thứ Bảy, ngày 22/6/2019

Địa điểm : Cà phê thứ Bảy Hà Nội, 3A Ngô Quyền, Q.Hoàn Kiếm


Không có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với việc hình thành nền văn hóa mới của Việt Nam đầu thế kỷ 20, và cũng không ít những ngộ nhận về nó. Thơ mới, Tiểu thuyết , Kịch nói, Tân nhạc, Hội họa mới ra đời, định hình phát triển và trở thành nền móng cho nền văn hóa hiện đại của Việt Nam thoát Trung là do đâu. Gạt bỏ những định kiến bắt nguồn từ thái độ chống thực dân Pháp trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho dân tộc của giới trí thức văn nghệ sĩ thời kỳ đó để có một cái nhìn mới giúp chúng ta hiểu cái gì đã tạo ra sự thần kỳ đó, hiểu đúng để không ngộ nhận về mình, để bước tiếp trên con đường hội nhập với văn hóa toàn cầu. Chuyên đề “Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với việc hình thành nền văn hóa mới của Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20” được thực hiện trong nhiều buổi với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và các văn nghệ sĩ hàng đầu.

Để thêm suy nghĩ về giáo dục Việt Nam hiện nay, ta đã từng thấy cần tìm hiểu giáo dục ở Việt Nam Cộng hòa 1954-1975. Tìm hiểu về giáo dục Việt Nam trong thời thuộc địa Pháp cũng cần thiết như vậy.

Nói là giáo dục ở Việt Nam trong thời thuộc địa Pháp – chứ không phải chỉ giáo dục của (chính quyền cai trị của) Pháp ở Việt Nam thời ấy - bởi vì theo chúng tôi đóng góp vào kết quả có thực của giáo dục ở Việt Nam thời ấy (và đặc biệt còn tiếp tục về sau) còn có một nhân tố quan trọng nữa: phản ứng, cả ‘‘’sáng tạo’’, phát triển, của những người bị trị, những người tiếp nhận nền giáo dục chính thống thời bấy giờ, nhiều khi ra ngoài, vượt qua ý đồ của người truyền đạt, người cai trị. Kết quả ấy là một tổng hòa tốt đẹp của cả người cai trị và người bị trị, người đi truyền đạt và người tiếp nhận, người Pháp và người Việt.

Bài trình bày của NV Nguyên Ngọc cùng với chia sẻ của thày giáo Nguyễn Minh Vũ (thày cấp 3 của GS Chu Hảo, nguyên tú tài toàn phần Albert Sarraut) giới thiệu những trí thức Quốc ngữ điển hình và GS Nguyễn Ngọc Lanh nói về ĐH Y khoa đầu tiên ở VN, sẽ cố gắng tìm lại thực chất bức tranh giáo dục thời đó, mong có thể nêu một số gợi ý về giáo dục hiện nay.

*Chương trình không bán vé. Các anh chị và các bạn tham dự vui lòng thanh toán đồ uống theo menu của quán. Xin cám ơn.

******************************************************



NẾU QUAN TÂM ĐẾN VIỆC TRÙNG TU DI SẢN, 
XIN ĐỪNG BỎ QUA

Một trong những vấn đề được quan tâm trong công tác trùng du di sản là, liệu sau khi trùng tu có làm biến dạng, biến di tích hàng trăm năm tuổi thành “baby mới sinh”, như đã xảy ra ở khá nhiều công trình? Nỗi lo lắng đó liên quan đến vấn đề nan giải trong trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo hiện nay ở Việt Nam là hạ giải hay không hạ giải?

Do vậy, câu chuyện trùng tu một di sản kiến trúc thuần Việt – đình làng Trần Đăng 400 - 500 tuổi ở xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội của KTS Lý Trực Dũng cho thấy một bài học kinh nghiệm quý báu trong quyết định trùng tu di sản mà ở đó, đôi khi việc xê xích từng centimet trong trùng tu cấu trúc di sản, cũng ảnh hưởng tới số mệnh di sản.

Đỉnh điểm của câu chuyện trùng tu đình Trần Đăng là cách đây 10 năm, nhóm trùng tu của KTS Lý Trực Dũng đã thay thế một câu đầu nằm ngay đầu hồi của đình dài hơn 4 m nặng gần một tấn. Nếu phải hạ giải thì toàn bộ đầu đao với linh vật bằng gốm đen và gạch nóc hoa chanh cũng bằng gốm có niên đại khoảng 300 năm tuyệt đẹp vô cùng quý giá này sẽ bị phá hủy và giá trị lịch sử và văn hóa của Đình Trần Đăng sẽ giảm sút, xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng nếu không hạ giải, chẳng may xảy ra sự cố - mái đình đổ sụp – người ta cho rằng đổ mái đình sẽ ảnh hưởng đến mệnh của làng thì phải giải quyết ra sao? Bản thân nhiều người dân làng Trần Đăng và các làng lân cận, trong đó có các bậc cao niên và những người làm mộc lâu năm khẳng định, để thay câu đầu mục nát này với hư hại nghiêm trọng ở phần kết cấu chịu lực ngay đầu hồi của đình, thì bắt buộc phải hạ giải ít nhất một nửa mái đình!

Đơn vị thi công của KTS Lý Trực Dũng đã giải quyết mâu thuẫn này ra sao?

Trong cuộc tọa đàm “Trùng tu đình Trần Đăng: Giữ lại một di sản tưởng chừng không thể cứu vãn?”, chúng ta sẽ cùng nghe KTS Lý Trực Dũng phân tích và lý giải cho những câu hỏi trên trong việc bảo vệ di sản đình Trần Đăng, qua đó cung cấp một kinh nghiệm hữu ích điển hình cho công tác bảo tồn di sản các công trình tôn giáo khác hiện nay.

Tại cuộc tọa đàm, các cử tọa cũng sẽ được nghe nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, những nhà chuyên môn đến nay vẫn bền bỉ với công cuộc bảo tồn di sản, phân tích khái quát về những nguyên tắc có tính căn cốt trong bảo tồn di sản, cũng như những vấn đề còn bỏ ngỏ. 

Tọa đàm diễn ra vào 14h30 (thứ bảy), ngày 22/6/2019.

Địa điểm: Cafe Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Trân trọng mời các bạn tới tham dự.

5 nhận xét :

  1. Nghe nói bị hủy rồi?

    Trả lờiXóa
  2. Chắc là hủy đúng qui trình.

    Trả lờiXóa
  3. Đến đúng giò như thông báo,nhưng đến cổng vào có thông báo "hoãn" chắc vô thời hạn thôi vì tuyên giáo k cho, đành vào uống li nước cho đỡ khát, mồ hôi như tắm!

    Trả lờiXóa
  4. Các bạn bè quen biết gần xa của GS Nguyên Ngọc và GS Chu Hảo đã vĩnh viên không còn đv của đ, vậy nên cuộc gặp ở 3A Ngô Quyền chắc cũng vĩnh viển khó thành hiện thực với các thính giã vẫn trân trọng quý mến những người như các ông.

    Trả lờiXóa
  5. Văn hóa Pháp tuyệt vời, nhưng nền đô hộ Pháp rất dở và thiếu trách nhiệm, việc này cụ Phan Chu Trinh đã cảnh cáo chính phủ Pháp nhưng họ không nghe, cuối cùng dự báo của cụ thành hiện thực. nạn đói năm Ất Dậu 1945 người Pháp bỏ rơi Vn cho người Nhật dày xéo khiến ba triệu /15 triệu dân Miền Bắc chết đói. Chính quyền Việt Minh ra đời cáo chung thực dân Pháp tại Vn vào năm 1954 sau Điện Biên Phủ.

    Trả lờiXóa