Có câu “cạp đất ra mà ăn”. Cứ bảo thế chứ đất chỉ có thế thôi, nó là đại lượng hữu hạn được đổi bằng mồ hôi nước mắt và máu xương của cha ông ta trong toàn bộ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đất đai không tự đẻ, tự sinh sôi nảy nở, nên ‘cạp’ mãi rồi cũng hết. Chỉ có người là đẻ. Đẻ ra nhiều thì phải làm nhiều nhà ở, tốn đất. Rồi chết cũng lại đua nhau xây mộ to, cũng tốn đất…
Trong cơ chế thị trường, ở những nước văn minh, người ta sáng tạo ra của cải cho xã hội bằng trí tuệ, bằng lao động thực sự của con người, không cần dựa giẫm vào tài nguyên, đất đai sẵn có do ông cha để lại. Nhưng ở những nơi nuôi dưỡng máu tham, dốt nát và ác độc thì chỉ đua nhau tham nhũng chính sách, lợi dụng chính sách, lợi dụng những thứ có thể ăn sẵn như tài nguyên khoáng sản…, đặc biệt là đất đai. Vì vậy đa số người ta đua nhau đầu tư kinh doanh bất động sản. Bất động sản gắn với đất đai, một lĩnh vực vô cùng lợi hại vì nó được liên kết chặt chẽ giữa “Tiền” và “Quyền” … Không có gì lãi bằng đầu tư quyền lực, quyền lực tạo ra thói “làm chơi ăn thật”. Chỉ một chữ ký trong phòng lạnh là có tiền “tươi”: 10, 20, 30%... dự án, mà mỗi dự án bất động sản hàng trăm, hàng nghìn, nhiều nghìn tỷ đồng thì tiền sẽ đổ vào nhà người ta còn hơn lá rừng. Một mét vuông đất của những người dân thấp cổ bé họng bị “Quyền lực” áp đặt giá bồi thường chỉ bằng 1/10, 1/20, 1/30, 1/50… giá thị trường thì lợi nhuận khủng thế nào ai cũng biết. Vì thế “nhóm lợi ích” không thể không say sưa và bất chấp đạo lý, lợi dụng kẽ hở pháp luật hoặc ngồi xổm lên pháp luật để mở rộng túi tham, mặc cho những thân phận nghèo hèn mất đất, mất nhà kêu la rên xiết. Người ta nói, rất nhiều khuôn mặt đại gia đã phất lên qua những con sóng bất động sản từ năm 1995 đến năm 2011. Những vụ tai tiếng như Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội, Đồng Tâm (Hà Nội), Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng (Sài Gòn), rồi Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), Đặng Văn Hiến (Đăk Nông)… và nhiều, nhiều lắm, vẫn còn đang nhức nhối. Từ mấy năm trước, chính Quốc hội đã thừa nhận 70% các vụ khiếu kiện kéo dài thuộc lĩnh vực đất đai, nhưng theo thống kê của các tổ chức nhân quyền quốc tế, con số này là 85 - 90 %.
Xã hội này sẽ còn một thời gian dài khốn khổ về đất. Người ta đánh nhau về đất, bắn giết nhau về đất. Người ta cưỡng chế người lép vế về đất. Kiện cáo, kêu oan về đất. Vào tù ra tội về đất. Rồi chết về đất…
Đất đai thời này là những tấn bi kịch vô tiền khoáng hậu.
Trong cơ chế thị trường, ở những nước văn minh, người ta sáng tạo ra của cải cho xã hội bằng trí tuệ, bằng lao động thực sự của con người, không cần dựa giẫm vào tài nguyên, đất đai sẵn có do ông cha để lại. Nhưng ở những nơi nuôi dưỡng máu tham, dốt nát và ác độc thì chỉ đua nhau tham nhũng chính sách, lợi dụng chính sách, lợi dụng những thứ có thể ăn sẵn như tài nguyên khoáng sản…, đặc biệt là đất đai. Vì vậy đa số người ta đua nhau đầu tư kinh doanh bất động sản. Bất động sản gắn với đất đai, một lĩnh vực vô cùng lợi hại vì nó được liên kết chặt chẽ giữa “Tiền” và “Quyền” … Không có gì lãi bằng đầu tư quyền lực, quyền lực tạo ra thói “làm chơi ăn thật”. Chỉ một chữ ký trong phòng lạnh là có tiền “tươi”: 10, 20, 30%... dự án, mà mỗi dự án bất động sản hàng trăm, hàng nghìn, nhiều nghìn tỷ đồng thì tiền sẽ đổ vào nhà người ta còn hơn lá rừng. Một mét vuông đất của những người dân thấp cổ bé họng bị “Quyền lực” áp đặt giá bồi thường chỉ bằng 1/10, 1/20, 1/30, 1/50… giá thị trường thì lợi nhuận khủng thế nào ai cũng biết. Vì thế “nhóm lợi ích” không thể không say sưa và bất chấp đạo lý, lợi dụng kẽ hở pháp luật hoặc ngồi xổm lên pháp luật để mở rộng túi tham, mặc cho những thân phận nghèo hèn mất đất, mất nhà kêu la rên xiết. Người ta nói, rất nhiều khuôn mặt đại gia đã phất lên qua những con sóng bất động sản từ năm 1995 đến năm 2011. Những vụ tai tiếng như Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội, Đồng Tâm (Hà Nội), Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng (Sài Gòn), rồi Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), Đặng Văn Hiến (Đăk Nông)… và nhiều, nhiều lắm, vẫn còn đang nhức nhối. Từ mấy năm trước, chính Quốc hội đã thừa nhận 70% các vụ khiếu kiện kéo dài thuộc lĩnh vực đất đai, nhưng theo thống kê của các tổ chức nhân quyền quốc tế, con số này là 85 - 90 %.
Xã hội này sẽ còn một thời gian dài khốn khổ về đất. Người ta đánh nhau về đất, bắn giết nhau về đất. Người ta cưỡng chế người lép vế về đất. Kiện cáo, kêu oan về đất. Vào tù ra tội về đất. Rồi chết về đất…
Đất đai thời này là những tấn bi kịch vô tiền khoáng hậu.
Nhờ có đất công miễn phí nên chúng ta mới có được vài tỷ phú để khoe với thế giới
Trả lờiXóaÔng nói đúng một cách nhói lòng. Con người cần sống bằng hòa hợp, nhân cách, tài trí...Song dân ta sau khi bị buộc không được toàn quyền sáng tạo, phải cam chịu làm nô lệ theo một tiền đề quái gở: đa số luôn luôn sai...Ấy là luật rừng của mọi luật rừng. Đất đai là một luật như thế...
Trả lờiXóa