Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

ĐÊM QUA MỘT NGƯỜI VÔ GIA CƯ VỪA CHẾT VÌ RÉT - thơ Lưu Trọng Văn

Ảnh minh họa.

Lưu Trọng Văn

Đêm qua một người đàn ông 60 tuổi vô gia cư đã chết vì rét trên chiếc xe ba gác bên đường ở Thanh Hoá. Chỉ còn vài giờ nữa pháo hoa đón giao thừa sẽ bừng lên khắp các bầu trời mừng năm mới. Gã dành những dòng viết bằng thơ này cho người xấu số kia.

Coi như một nén nhang cho những ai bần cùng bất hạnh trên quê hương này.

Em có buồn không?


Đêm qua trên chiếc xe ba gác ở thành phố Thanh Hoá nơi mà ngài bí thư tỉnh uỷ được 100% phiếu tín nhiệm cao

Một ông già chết rét.

Ai buồn?
Em có buồn không?

Trên đỉnh Fansipan em đón bông tuyết trắng lần đầu tiên trong đời
Em xoay tấm thân tuổi 20 theo điệu hát ABBA
Mừng năm mới

Ai buồn?
Em có buồn không?

Ông già không nhà cửa
Đêm co ro bên đường
Nếu đêm đó đội bóng VN thắng Irac
Ông sẽ được sưởi ấm bởi dòng người bất tận
Ông sẽ được sưởi ấm bởi tiếng hô vang:
Việt Nam vô địch
Biết đâu ông đã không chết vì rét và cô đơn

Và ông một công dân của Việt Nam vô địch đã chết vì rét và cô đơn

Ai buồn?
Em có buồn không?

Ông là ai?
Ôi bao quý ngài nhắc nhau không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế
Các quý ngài thức
sao không ai biết được
kẻ chết rét bên đường đêm qua ấy là ai?


7 nhận xét :

  1. Tôi đã biết tin ông già vô gia cư ở Thanh hóa chết rét ở ngoài đường vào ngày cuối năm 2018 mà khi đọc bài thơ của bác Lưu trọng Văn , lòng lại rưng rưng xúc động . Nếu như bác Tố Hữu mà còn sống , gặp cảnh ngộ này , bác có...rảo bước , ngoảnh mặt cho qua ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn làm tôi nhớ cáu thơ Tố Hữu "Miền bắc thiên đường của các con tôi " (!)

      Xóa
  2. Cầu nguyện linh hồn Ông siêu thoát về cõi Vĩnh hằng!

    Trả lờiXóa
  3. Xã hội bên Tây những ngày này cũng vẫn có người vô gia cư sống ngoài đường và thấy được ở họ với cả hệ thống chính quyền và các tổ chức thiện nguyện cố gắng tìm cách giúp đỡ người vô gia cư. Và tất nhiên họ đề cao tinh thần „1 người vì mọi người và mọi người vì 1 người“ trong lĩnh vực nhân đạo này. Truyền thống Việt Nam cũng có như „1 con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ“ …, nhưng ta có phát huy kêu gọi các truyền thống tốt đẹp của dân tộc quay trở lại hay chấp nhận sống chủ yếu: „sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi?!“ – mặc dù đọc tin cũng vẫn có những người, tổ chức quan tâm chuyện này ở VN.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà tôi ở gần tượng đài Lê Lợi, buổi sáng sớm hàng ngày tôi thường đi bộ tập thể dục, sáng nào cũng thấy có người nằm trùm chăn ngủ dưới chân tượng đài Lê Lợi...
    Năm 2011 tôi đã bài thơ CĂN NHÀ BỎ HOANG cùng ảnh chụp 2 người đang ngủ dưới chân trượng đài rồi đưa lên Blog cá nhân: Thế là bị An ninh VH gọi lên cảm thông là bài thơ "nhạy cảm" ảnh hưởng đến uy tín địa phương...

    CĂN NHÀ BỎ HOANG.

    NHÀ MẤY CHỤC TỶ BỎ HOANG
    NGƯỜI THÌ KHỐ RÁCH LANG THANG NGỦ ĐƯỜNG
    Ở ĐỜI LẮM TRUYỆN NHIỄU NHƯƠNG
    HỎI RẰNG THIÊN HẠ AI THƯƠNG AI NÀO ?

    Tác giả: Vũ Huyên (Gió Lào)

    Trả lờiXóa
  5. Theo cách nào đó, ông đã thoát khỏi địa ngục trần gian.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc tin này làm tôi cảm thấy đau buồn vì xã hội chúng ta đang sống lại có ông già vô gia cư đã chết rét ngoài đường. Tôi không thể hình dung được vì sao giữa thành phố Thanh hóa không 1 ai bắt gặp ông khi ông còn sống. Tôi nhớ thời còn bé mặc dầu nhà nghèo nhưng quê tôi(Minh lệ, Quảng Minh, thị xã Ba đồn, Quảng bình) năm 1945 có trận đói,1 ông già ăn xin đi qua cổng nhà cha mẹ tôi đã ra đón ông vào cho ông ăn cơm độn khoai sắn và biếu ông ít khoai sắn mang theo, dù lúc đó mới 6,7 tuổi nhưng đến nay tôi vần còn nhớ mãi. Thời còn nhỏ chúng tôi đã từng học những lời như "thương người như thể thương thân ... Mong rằng xã hội ngày nay không ai được phép bỏ ngoài mắt các hoàn cảnh thương tâm như ông già ở Thanh hóa vừa chết vì đói rét.

    Trả lờiXóa