Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

TƯỚC GIẢI THƯỞNG DANH GIÁ CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI

Aung San Suu Kyi tại một hội nghị thương mại ở Singapore hôm thứ Hai 

BBC News Tiếng Việt

Tổ chức Ân xá Quốc tế từng một thời ca ngợi bà như một ngọn hải đăng của dân chủ, nhưng hiện giờ cho biết họ thất vọng sâu sắc về chuyện bà không lên tiếng bảo vệ cho người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.

Bà Aung San Suu Kyi cũng đồng tình với việc bắt giữ hai nhà báo Reuters, người điều tra các vụ giết hại người Hồi giáo Rohingya.

Aung San Suu Kyi bị Ân xá Quốc tế tước giải thưởng cao nhất

BBC Việt ngữ
13 tháng 11 2018

Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tước giải thưởng cao nhất họ đã trao cho vị lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi - Giải thưởng Đại sứ Lương tâm.

Chính trị gia và người nhận giải Nobel được trao giải này vào năm 2009, khi bà đang bị quản thúc tại gia.

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói họ thất vọng sâu sắc về chuyện bà không lên tiếng bảo vệ cho người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.


Khoảng 700.000 người trong số họ đã chạy khỏi Myanmar sau khi bị quân đội tấn công.

Đây là giải thưởng mới nhất trong một loạt giải thưởng của bà Suu Kyi, 73 tuổi, bị tước mất.

"Chúng tôi thất vọng sâu sắc rằng bà không còn là đại diện cho một biểu tượng của hy vọng, lòng can đảm, và sự bảo vệ nhân quyền bất diệt," Tổng Thư ký của AI, ông Kumi Naidoo viết trong một bức thư gửi nhà lãnh đạo Myanmar.

"Sự phủ nhận mức độ của thảm họa [chống lại người Rohingya] có nghĩa rất ít khả năng tình hình được cải thiện," ông Naidoo nói.

Tổ chức này một thời từng ca ngợi bà như một ngọn hải đăng của dân chủ, tuyên bố quyết định của mình nhân dịp kỷ niệm tám năm ngày bà Suu Kyi được thả tự do.

Bà Suu Kyi lên làm người đứng đầu chính quyền không chính thức của Myanmar, một đất nước của đại đa số Phật tử vào 2016.

Kể từ đó, bà đã phải đối mặt với nhiều áp lực quốc tế, kể cả từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, về việc buộc phải lên án các sự tấn công tàn bạo của quân đội Myanmar đối với người Rohingya.

Tuy nhiên, bà đã từ chối làm như vậy. Bà cũng đồng tình với việc bắt giữ hai nhà báo Reuters, người điều tra các vụ giết hại người Hồi giáo Rohingya.

Lần cuối cùng bà Suu Kyi nói chuyện với đài BBC là vào tháng 4/2017, bà nói: "Tôi nghĩ rằng thanh trừng sắc tộc là cụm từ quá mạnh để mô tả về những gì đang xảy ra".

Chính phủ của bà tuyên bố sẽ bắt đầu chào đón các nhóm người tị nạn đầu tiên vào cuối tuần này trong một phần của thỏa thuận với Bangladesh, theo các báo cáo của LHQ và các cơ quan viện trợ.

Cơ quan tị nạn LHQ muốn các gia đình Rohingya có thể trở lại các ngôi làng cũ của họ và tự quyết định nếu họ cảm thấy họ có thể sống ở đó một cách an toàn và được tôn trọng. 
___________ 

Canh Tranthanh

Khi còn đang bị giam cầm, đang đối lập bà ấy đã hành xử như là một tấm gương tuyệt vời.

Đến khi cầm quyền bà ấy lại xử dân cũng chả khác mấy tay quân sự độc tài.
Thế mới biết quyền lực chính trị là cái thứ tha hóa con người kinh khủng nhất!

3 nhận xét :

  1. "Aung San Suu Kyi bị Ân xá Quốc tế tước giải thưởng cao nhất". Hoàn toàn đúng, bởi bà ta chỉ xứng đáng là một kẻ độc tài đáng khinh.

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới biết thủ đoạn chính trị của bà này thuộc hàng siêu cao thủ . Trước đây , Mọi người ngưỡng mộ " hành động anh hùng " của bà, hóa ra đều bị lừa .

    Trả lờiXóa
  3. Bà này sẽ bị 'mất' những cái đã được Thế giới/Quốc tế 'cho' (trao tặng). Chắc bà ấy vẫn còn chút liêm sỉ để 'mất' (trả lại) những cái được cho đó.

    Nhưng vẫn còn nhiều, rất nhiều những bà/ông khác, ở những quốc gia/đất nước khác không có một chút liêm sỉ nào
    khi bị Thế giới/Quốc tế 'trao tặng' (lên án) họ đàn áp, bắt bớ . . . thường dân của nước họ đơn giản chỉ vì không đòng tình với họ chuyện này chuyện kia,
    mà không 'nhận'

    Trả lờiXóa