Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông vào ngày 1 - 10 - 2018.
Hàng ngàn người Hồng Kông phản đối Trung Quốc đàn áp
RFA
2018-10-01
Vài ngàn người dân Hồng Kông vào ngày 1 tháng 10 tiến hành biểu tình chống lại sự đàn áp của Bắc Kinh.
Hãng tin AFP loan tin này vào cùng ngày, cho biết thêm rằng cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lần này diễn ra chỉ một tuần lễ sau khi Đảng Dân Tộc Hong Kong cổ xúy cho độc lập của vùng lãnh thổ này bị cấm hoạt động với lý do được nêu ra là đe dọa an ninh quốc gia. Đây là lần đầu tiên một đảng chính trị bị cấm kể từ khi Hong Kong được Anh trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo thỏa thuận giữa London và Bắc Kinh khi trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc thì dân chúng tại khu vực này vẫn được hưởng những quyền tự do mà dân chúng tại Hoa Lục không hề có theo mô thức ‘một quốc gia, hai thể chế’. Tuy nhiên, sự can thiệp của Bắc Kinh đối với Hong Kong ngày càng gia tăng khiến dân chúng tại đây lo lắng mọi quyền tự do lâu nay mà họ được hưởng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Sự xuất hiện của phong trào độc lập kêu gọi Hồng Kông tách khỏi Trung Quốc đã làm Bắc Kinh nổi giận. Với lý do bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Hoa, Bắc Kinh cho tiến hành biện pháp đàn áp những quyền tự do biểu đạt chính trị.
Lâu nay vào ngày 1 tháng 10, tức quốc khánh của Trung Quốc, tại Hồng Kong thường có những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ được tổ chức. Mặc dù sự bất mãn của nhiều người dân với ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng số người tham dự các cuộc biểu tình lại giảm đi; đặc biệt từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 2014 không thành công.
Nhà vận động ủng hộ dân chủ hàng đầu tại Hong Kong, anh Hoàng Chi Phong, được dẫn lời anh sợ đảng của anh – Demosisto (Hương Cảng Chúng Chí), có thể là mục tiêu kế tiếp bị cấm vì đảng này kêu gọi quyền tự quyết cho Hồng Kông. Gần đây, một thành viên cấp cao của Demosisto đã bị cấm tham gia tranh cử.
Các chỉ trích cho thấy ranh giới giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đang bị Bắc Kinh cố xóa mờ đi thông qua đặc quyền và các dự án cơ sở hạ tầng. Điển hình là vào tháng trước, xứ cảng thơm khai trương một đường sắt tốc độ cao hàng tỷ đô la sang đại lục. Dự án này được triển khai theo luật Trung Quốc.
Ngoài ra, một cầu lớn nối Hong Kong và miền nam Trung Quốc sau một thời gian dài trì hoãn cũng sẽ được mở vào cuối tháng này.
Cũng liên quan vấn đề dân chủ tại Hong Kong, một phóng viên Trung Quốc đang công tác tại Anh đến tham dự hội nghị về dân chủ bị bắt sau khi tát tai một tình nguyện viên tại hội nghị.
Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 1 tháng 10 loan tin nói rõ người nữ phóng viên làm việc cho CCTV bị bắt với nghi vấn tấn công người khác. Bà phóng viên này lên tiếng cáo buộc những người tổ chức hội nghị là ‘chống Trung Quốc’ và những người tham gia là ‘những kẻ phản bội’.
RFA
2018-10-01
Vài ngàn người dân Hồng Kông vào ngày 1 tháng 10 tiến hành biểu tình chống lại sự đàn áp của Bắc Kinh.
Hãng tin AFP loan tin này vào cùng ngày, cho biết thêm rằng cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lần này diễn ra chỉ một tuần lễ sau khi Đảng Dân Tộc Hong Kong cổ xúy cho độc lập của vùng lãnh thổ này bị cấm hoạt động với lý do được nêu ra là đe dọa an ninh quốc gia. Đây là lần đầu tiên một đảng chính trị bị cấm kể từ khi Hong Kong được Anh trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo thỏa thuận giữa London và Bắc Kinh khi trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc thì dân chúng tại khu vực này vẫn được hưởng những quyền tự do mà dân chúng tại Hoa Lục không hề có theo mô thức ‘một quốc gia, hai thể chế’. Tuy nhiên, sự can thiệp của Bắc Kinh đối với Hong Kong ngày càng gia tăng khiến dân chúng tại đây lo lắng mọi quyền tự do lâu nay mà họ được hưởng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Sự xuất hiện của phong trào độc lập kêu gọi Hồng Kông tách khỏi Trung Quốc đã làm Bắc Kinh nổi giận. Với lý do bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Hoa, Bắc Kinh cho tiến hành biện pháp đàn áp những quyền tự do biểu đạt chính trị.
Lâu nay vào ngày 1 tháng 10, tức quốc khánh của Trung Quốc, tại Hồng Kong thường có những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ được tổ chức. Mặc dù sự bất mãn của nhiều người dân với ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng số người tham dự các cuộc biểu tình lại giảm đi; đặc biệt từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 2014 không thành công.
Nhà vận động ủng hộ dân chủ hàng đầu tại Hong Kong, anh Hoàng Chi Phong, được dẫn lời anh sợ đảng của anh – Demosisto (Hương Cảng Chúng Chí), có thể là mục tiêu kế tiếp bị cấm vì đảng này kêu gọi quyền tự quyết cho Hồng Kông. Gần đây, một thành viên cấp cao của Demosisto đã bị cấm tham gia tranh cử.
Các chỉ trích cho thấy ranh giới giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đang bị Bắc Kinh cố xóa mờ đi thông qua đặc quyền và các dự án cơ sở hạ tầng. Điển hình là vào tháng trước, xứ cảng thơm khai trương một đường sắt tốc độ cao hàng tỷ đô la sang đại lục. Dự án này được triển khai theo luật Trung Quốc.
Ngoài ra, một cầu lớn nối Hong Kong và miền nam Trung Quốc sau một thời gian dài trì hoãn cũng sẽ được mở vào cuối tháng này.
Cũng liên quan vấn đề dân chủ tại Hong Kong, một phóng viên Trung Quốc đang công tác tại Anh đến tham dự hội nghị về dân chủ bị bắt sau khi tát tai một tình nguyện viên tại hội nghị.
Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 1 tháng 10 loan tin nói rõ người nữ phóng viên làm việc cho CCTV bị bắt với nghi vấn tấn công người khác. Bà phóng viên này lên tiếng cáo buộc những người tổ chức hội nghị là ‘chống Trung Quốc’ và những người tham gia là ‘những kẻ phản bội’.
Không để tụi tàu cộng lừa! Chúc mừng các bạn HK!
Trả lờiXóa