Đỗ Ngọc Thống
CHUYỆN TỪ CHỐI VÀO ĐẢNG
Nhân nhà văn Nguyên Ngọc và GS Mạc Văn Trang (2 người tôi quen) vừa tự ra khỏi đảng; tôi đăng lại mẩu chuyện mình đã chối từ vào đảng thế nào. Nghĩ lại ngày ấy sao dại thế không biết. Bây giờ thấy tiếc, vì ngày ấy nếu chịu phấn đấu một chút thì nay đã có cái để hưởng ứng bác Ngọc và bác Trang rồi. Tiếc thật! Chuyện là thế này:
Cách đây gần 25 năm, khi mới về công tác tại một Viện khoa học, tóc tôi dày và rậm lắm; như một khu rừng. Một hôm ông bí thư chi bộ, cũng là một GS khả kính gặp tôi và nói: “Này, cậu có muốn vào Đảng không?”. Ban đầu tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Bác nói thế nghĩa là thế nào?”. Ông cười và bảo: “À mình thấy cậu có năng lực, hỏi thế để mình còn giới thiệu với chi bộ”. Ngập ngừng một lúc, ông tiếp: “Nhưng điều đầu tiên là cậu phải cắt tóc ngắn đi, để thế không được”. Tôi thấy buồn cười, nhưng không dám, đành nói: “Tóc em rối nhưng đầu em nghĩ rất rành mạch đấy. Em sợ cắt gọn đi, lại chẳng nghĩ được gì sáng sủa”. Nghe thế hình như ông hiểu và từ đó không thấy đặt lại vấn đề nữa.
Bẵng đi một thời gian, lại một ông bí thư chi bộ mới gặp tôi và nêu vấn đề. Ông này còn trẻ, xấp xỉ tuổi tôi nên nói năng có vẻ bỗ bã: “Này vào Đảng đi, ông có năng lực chuyên môn, bây giờ cần tý chính trị nữa để có cơ hội phát triển…Nhưng chỗ bạn bè nói thật nhé, ông nghĩ gì thì tuỳ nhưng ăn nói phải khéo hơn một chút, đừng thẳng thừng quá, nhất là với cấp trên”. Tôi lại thấy buồn cười, nhưng vì ông này ít tuổi nên không ngại gì, bèn bảo: “Lâu nay tôi nghĩ thế nào, nói và làm thế ấy quen mất rồi. Bây giờ theo ông nếu vào Đảng thì phải nghĩ một đường, nói một nẻo và làm lại một cách khác à? Như thế thì tôi không theo ông được rồi”. Không hiểu ông ta có giận không. Nhưng sau đó có người bảo, ông ấy nói thế thôi, kết nạp những người như tôi, ông ấy sợ lắm.
Lại mấy năm trôi qua, một hôm GS. Viện trưởng gặp tôi. Ông này thì hơn tôi đến mười mấy tuổi, là bí thư đảng ủy chứ không phải bí thư chi bộ. Ông bảo: “Cậu nên vào Đảng đi”. Tôi rơi vào một tình thế khó xử. Ông ấy là đảng viên nhưng đứng đắn và có trình độ. Từ chối thẳng thừng thì như là xúc phạm ông ấy mà nhận lời thì không đúng lòng mình; tôi đành vừa cười, vừa nói: “Anh ạ! ở đâu cũng thế, Đảng lãnh đạo quần chúng đúng không?”.“Tất nhiên rồi”, ông ấy đáp. Tôi bảo:“Thế có ai tốt các anh kết nạp hết vào Đảng thì quần chúng còn lại toàn những người kém cỏi à? Hóa ra Đảng lại lãnh đạo một mớ Lý Thông à? Thôi anh để em làm 1 quần chúng tốt để thỉnh thoảng còn lấy ví dụ ”. Không biết ông ấy nghĩ gì, nhưng thấy nở một nụ cười và không nói câu nào.
“Quá tam ba bận”, chắc họ ngán tôi quá nên sau đó chẳng để ý gì nữa. Về phần mình, tôi cứ nghĩ chẳng lẽ quần chúng lại toàn là Lý Thông? Và nếu đúng thế thì sao các vị lãnh đạo lúc nào cũng nói: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng?
CHUYỆN TỪ CHỐI VÀO ĐẢNG
Nhân nhà văn Nguyên Ngọc và GS Mạc Văn Trang (2 người tôi quen) vừa tự ra khỏi đảng; tôi đăng lại mẩu chuyện mình đã chối từ vào đảng thế nào. Nghĩ lại ngày ấy sao dại thế không biết. Bây giờ thấy tiếc, vì ngày ấy nếu chịu phấn đấu một chút thì nay đã có cái để hưởng ứng bác Ngọc và bác Trang rồi. Tiếc thật! Chuyện là thế này:
Cách đây gần 25 năm, khi mới về công tác tại một Viện khoa học, tóc tôi dày và rậm lắm; như một khu rừng. Một hôm ông bí thư chi bộ, cũng là một GS khả kính gặp tôi và nói: “Này, cậu có muốn vào Đảng không?”. Ban đầu tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Bác nói thế nghĩa là thế nào?”. Ông cười và bảo: “À mình thấy cậu có năng lực, hỏi thế để mình còn giới thiệu với chi bộ”. Ngập ngừng một lúc, ông tiếp: “Nhưng điều đầu tiên là cậu phải cắt tóc ngắn đi, để thế không được”. Tôi thấy buồn cười, nhưng không dám, đành nói: “Tóc em rối nhưng đầu em nghĩ rất rành mạch đấy. Em sợ cắt gọn đi, lại chẳng nghĩ được gì sáng sủa”. Nghe thế hình như ông hiểu và từ đó không thấy đặt lại vấn đề nữa.
Bẵng đi một thời gian, lại một ông bí thư chi bộ mới gặp tôi và nêu vấn đề. Ông này còn trẻ, xấp xỉ tuổi tôi nên nói năng có vẻ bỗ bã: “Này vào Đảng đi, ông có năng lực chuyên môn, bây giờ cần tý chính trị nữa để có cơ hội phát triển…Nhưng chỗ bạn bè nói thật nhé, ông nghĩ gì thì tuỳ nhưng ăn nói phải khéo hơn một chút, đừng thẳng thừng quá, nhất là với cấp trên”. Tôi lại thấy buồn cười, nhưng vì ông này ít tuổi nên không ngại gì, bèn bảo: “Lâu nay tôi nghĩ thế nào, nói và làm thế ấy quen mất rồi. Bây giờ theo ông nếu vào Đảng thì phải nghĩ một đường, nói một nẻo và làm lại một cách khác à? Như thế thì tôi không theo ông được rồi”. Không hiểu ông ta có giận không. Nhưng sau đó có người bảo, ông ấy nói thế thôi, kết nạp những người như tôi, ông ấy sợ lắm.
Tóc tai ngày ấy (1993). Cùng Huỳnh Như Phương.
Đây
mới đúng là tóc tôi ngày mới về cơ quan Viện. Nhân đây trả ảnh cho Phạm
Xuân Nguyên, Tạ Duy Anh và Nguyễn Quang Lập (chụp tại nhà
riêng của tôi 1995)
“Quá tam ba bận”, chắc họ ngán tôi quá nên sau đó chẳng để ý gì nữa. Về phần mình, tôi cứ nghĩ chẳng lẽ quần chúng lại toàn là Lý Thông? Và nếu đúng thế thì sao các vị lãnh đạo lúc nào cũng nói: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng?
Vừa rồi bạn tôi lại nói: “kẻ nào láng cháng cứ kết nạp đảng cho nó trắng mắt ra” là thế nào nhỉ? Bối rối quá!
27-10- 2018
Đ.N.T
Cám ơn tác giả đã chia xẻ, tuy nhiên trường hợp của bác không phải là đơn lẻ, thực tế xung quanh độc giả đã có 5 người thân từ chối từ ra nhập đảng cs từ những năm 1965 rùi. Cái thời còn có 3 đảng chứ không phải độc đảng như bây giờ.
Trả lờiXóaChúc mừng GS Đỗ Ngọc Thống đã không nghe lời quỷ dữ để sa vào vũng bùn tội lỗi.
XóaThời còn là sinh viên Đại học sao mà tôi mê vào đảng. Nó như là lý tưởng sống còn. Khi ra trường đi làm, tự nhiên mình thay đổi hẳn. Mình chẳng thấy thích nữa. Bạn bè gặp nhau sau khi ra trường đi làm, câu đầu tiên mà họ hỏi mình là vào đảng chưa? Có người thì hào hứng khoe rằng tớ vừa được kết nạp như là thành tích mà bạn đã đạt với niềm hãnh tiến vô bờ. Mình chỉ suy từ thế này. Ông bác họ nhà mình thời VNCH vừa tham gia vào Đảng Dân chủ có hơn 1 năm thì SG sụp đổ. Sau này vì theo Đảng Dân chủ mà bị hành hạ suốt hơn 10 năm sau 1975. Mình nghĩ, vào đảng rồi một mai sẽ như bác họ nhà mình nên mình không còn phấn đấu nữa nên tìm cách lãng tránh khi có lời gợi ý từ các đảng viên đi trước trong cơ quan. Nhưng lãng tránh không khéo nên mình bị ĐÌ (trù dập) ngóc đầu không nổi. Mình cũng phải tham gia lớp đối tượng đảng vài lần (vì sau 3 năm phải học lại)nhưng chưa bao giờ làm đơn xin gia nhập. Bây giờ, internet đã phổ biên, các bạn trẻ suốt ngày lướt web nhưng hàng ngày, hàng tuần đây đó vẫn thấy nhiều bạn trẻ đứng trước cờ tuyên thệ gia nhập. Tôi thật sự không hiểu họ học được gì từ không gian mạng. Anh lái máy cày, anh công nhân cơ khí thậm chí anh lái xe cho giám đốc cũng gia nhập thì tôi lại càng không hiểu họ gia nhập để làm gì khi phải đóng phí hàng tháng.
Trả lờiXóaCon gái tôi tốt nghiệp ĐH Y Dược ( Khoa Dược ) năm 2000 . Mới xin được vào làm cho một Cty Dược QD hơn một tháng đồng chí TP Tổ chức - Nhân sự đã nhắc nhở : Các cô liệu mà xin vào Đ đi , còn chằn chừ gì nữa ? Con về hỏi bố vốn là Dân BK 54 mang trên người đủ thứ án nguỵ quân , nguỵ quyền, con xin vào Đảng sao được . Nghĩ mãi cách từ chối, tôi bầy mưu cho con gái, tháng sau xin nghỉ việc. Lí do kết hôn với người nước ngoài. Sếp gặp, nguýt một cái thật dài, nói một câu : ừ , con gái đẹp người, đẹp nết, đắt chồng . Khi nào đám cưới nhớ mời ! Con gái bye bye hết. Buồn ơi ! Chào mi ! Nó đi nước ngoài giờ đang ở Paris !
Trả lờiXóa