Chiếc giày và sợi dây treo cổ…
Lưu Trọng Văn
22-10-2018
Cái ngày mà một người mẹ trẻ ở Thủ Thiêm ném chiếc giày của mình vào đại diện chính quyền vì bọn quan tham khốn nạn ăn cướp nhà đất của chị và chòm xóm của chị giá hàng ngàn tỷ, chưa bị trừng trị, đớn đau thay cũng là ngày một người mẹ trẻ ở Hà Tĩnh đi đôi giày mới cho hai đứa con thơ rồi cùng chồng và hai đứa con thơ ấy treo cổ chỉ vì không chịu được cái nhục mang tiếng kẻ ăn cắp cái điện thoại chưa đến 5 triệu của chồng trước chòm xóm.
Chua xót quá!
Thương quá hai đứa trẻ chưa cắp sách đến trường, chúng nào có tội tình gì đâu, nhưng đã phải bị cha mẹ chúng cùng treo cổ chết để lớn lên khỏi phải mang tiếng có cha là kẻ cắp.
Kẻ cắp và lũ ăn cướp.
Khi người cha ăn cắp chiếc điện thoại chỉ nghĩ sẽ cho hai đứa con một manh áo ấm, một bữa cơm có thịt, một con búp bê, trái bóng nhựa.
Còn lũ những bí thư, chủ tịch, những tể tướng, những quan nhất phẩm triều đình giàu có ngàn tỷ vẫn thô bỉ cướp nhà, cướp đất của dân nghèo vì không bằng lòng với những ngàn tỷ ấy mà phải chục ngàn tỷ, trăm ngàn tỷ mới thoả lòng tham.
Công lý đang mon men án đường.
Cánh cửa mới chỉ he hé cùng những lời xin lỗi như lời xin lỗi ghi trên đít xe bus: xin lỗi đã làm phiền vì ra vô trạm.
Chiếc giày ném đi cùng cơn giận dữ.
Những tiếng thét gào.
Những giọt nước mắt.
Còn lũ cướp vẫn có thể rung mép… cười.
Đừng chỉ trông chờ vào một người đốt lò dù người đó là thánh nhân!
Chỉ khi Nhân dân là người đốt lò thì Bầu trời của Dân tộc mới bừng sáng. Niềm tin không còn là hy vọng nữa mà hiển nhiên là Đức tin.
Một chiếc giày ném đi.
Một con én.
Báo hiệu mùa xuân?
Nhưng chao ôi, hai đưa trẻ ở Hà Tĩnh kia chẳng thể nào được nữa đưa bàn tay trong trắng thơ ngây của chúng vẫy chào bầy chim én: Mùa xuân.
Lưu Trọng Văn
22-10-2018
Cái ngày mà một người mẹ trẻ ở Thủ Thiêm ném chiếc giày của mình vào đại diện chính quyền vì bọn quan tham khốn nạn ăn cướp nhà đất của chị và chòm xóm của chị giá hàng ngàn tỷ, chưa bị trừng trị, đớn đau thay cũng là ngày một người mẹ trẻ ở Hà Tĩnh đi đôi giày mới cho hai đứa con thơ rồi cùng chồng và hai đứa con thơ ấy treo cổ chỉ vì không chịu được cái nhục mang tiếng kẻ ăn cắp cái điện thoại chưa đến 5 triệu của chồng trước chòm xóm.
Chua xót quá!
Thương quá hai đứa trẻ chưa cắp sách đến trường, chúng nào có tội tình gì đâu, nhưng đã phải bị cha mẹ chúng cùng treo cổ chết để lớn lên khỏi phải mang tiếng có cha là kẻ cắp.
Kẻ cắp và lũ ăn cướp.
Khi người cha ăn cắp chiếc điện thoại chỉ nghĩ sẽ cho hai đứa con một manh áo ấm, một bữa cơm có thịt, một con búp bê, trái bóng nhựa.
Còn lũ những bí thư, chủ tịch, những tể tướng, những quan nhất phẩm triều đình giàu có ngàn tỷ vẫn thô bỉ cướp nhà, cướp đất của dân nghèo vì không bằng lòng với những ngàn tỷ ấy mà phải chục ngàn tỷ, trăm ngàn tỷ mới thoả lòng tham.
Công lý đang mon men án đường.
Cánh cửa mới chỉ he hé cùng những lời xin lỗi như lời xin lỗi ghi trên đít xe bus: xin lỗi đã làm phiền vì ra vô trạm.
Chiếc giày ném đi cùng cơn giận dữ.
Những tiếng thét gào.
Những giọt nước mắt.
Còn lũ cướp vẫn có thể rung mép… cười.
Đừng chỉ trông chờ vào một người đốt lò dù người đó là thánh nhân!
Chỉ khi Nhân dân là người đốt lò thì Bầu trời của Dân tộc mới bừng sáng. Niềm tin không còn là hy vọng nữa mà hiển nhiên là Đức tin.
Một chiếc giày ném đi.
Một con én.
Báo hiệu mùa xuân?
Nhưng chao ôi, hai đưa trẻ ở Hà Tĩnh kia chẳng thể nào được nữa đưa bàn tay trong trắng thơ ngây của chúng vẫy chào bầy chim én: Mùa xuân.
Thê thảm quá !
Trả lờiXóaĐừng chỉ trông chờ vào một người đốt lò dù người đó là thánh nhân!
Trả lờiXóaChỉ khi Nhân dân là người đốt lò thì Bầu trời của Dân tộc mới bừng sáng. Niềm tin không còn là hy vọng nữa mà hiển nhiên là Đức tin.
Một chiếc giày ném đi.
Một con én.
Báo hiệu mùa xuân?
Nhưng chao ôi, hai đưa trẻ ở Hà Tĩnh kia chẳng thể nào được nữa đưa bàn tay trong trắng thơ ngây của chúng vẫy chào bầy chim én: Mùa xuân.
Chiếc giày của cô gái Thủ Thiêm và tờ biên bản cần được bảo quản cẩn thận, đưa 2 thứ này vào bảo tàng TP HCM, trưng bày ở gian hiện vật thời kỳ đổi mới. Anh Dương Trung Quốc nhớ ghi chép cẩn thận nhá. Đó là chi tiết lịch sử, sau này con cháu ta giở sử ra đọc là biết ông bà, cha mẹ chúng đã sống như thế nào.
Trả lờiXóaÔi em ! người con gái Thủ Thiêm
Trả lờiXóaNgười con gái chân quê….rất đỗi hiền
Tuổi đời , còn mơ mộng … thần tiên
Nhưng dũng cảm … xông pha như người lính
Làm ngọn lửa … giữa mênh mông sâu thẳm
Hết đêm dài , rạng rỡ ánh bình minh
Cả nước ôm em , ôm khúc ruột của mình
Nâng niu em … như ngày em còn bé
Ru cho em … những lời ru khe khẽ !
Hát cho em nghe,như tiếng Mẹ ngày xưa
Sông Sài gòn giọng hát đò đưa …
HD Yen Tran 23/10/2018