Đóng cửa Viện Khổng Tử,
Mỹ muốn phá “quyền lực mềm” Trung Quốc
Báo Giao thông
17/08/2018 - 11:10 (GMT+7)
Một loạt các Viện Khổng Tử - những cơ sở thúc đẩy văn hóa và sức mạnh mềm của Bắc Kinh (ở hải ngoại)...
Một loạt các Viện Khổng Tử - những cơ sở thúc đẩy văn hóa và sức mạnh mềm của Bắc Kinh (ở hải ngoại) tại các trường đại học Mỹ đang bị đóng cửa trong bối cảnh giới lãnh đạo ở Washington lo ngại về ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ.
Hơn 100 Viện Khổng Tử trên đất Mỹ
Đại học Bắc Florida là cơ sở giáo dục sau phổ thông mới nhất của Mỹ sẽ đóng một chi nhánh của viện văn hóa mang tên triết gia phương Đông nổi tiếng Khổng Tử. Động thái này được diễn ra trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ chỉ trích rằng, Trung Quốc sử dụng viện này để ảnh hưởng đến giáo dục đại học của Mỹ.
Trường Đại học ở Jacksonville thông báo hôm 14/8 rằng, việc đóng cửa viện văn hóa do Trung Quốc tài trợ và điều hành sau 4 năm hoạt động là do không phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của trường. Do ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý (phải thông báo chấm dứt hợp tác trước 6 tháng), nên Viện Khổng Tử tại Đại học Bắc Florida sẽ chính thức đóng cửa vào tháng 2/2019.
Trụ sở của Viện Khổng Tử tại Bắc Kinh đã không phản ứng ngay lập tức trước thông tin trên. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong những vụ việc liên quan từng nói rằng, mục đích ra đời Viện Khổng Tử là tăng cường hiểu biết lẫn nhau cũng như quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng. Bắc Kinh cũng thúc giục từ bỏ “những suy nghĩ lỗi thời” của bất kỳ ai nghi ngờ các chương trình này.
Bất chấp việc đóng cửa một số Viện Khổng Tử, hơn 100 trung tâm như vậy vẫn đang hoạt động trên khắp Hoa Kỳ. Viện truyền bá văn hóa Trung Quốc được xây dựng giống như mô hình của những Viện Văn hóa phương Tây như: Institut Fran-ais (Pháp), Viện Goethe (Đức) hay Hội đồng Anh (Vương quốc Anh).
Chỉ xếp sau Pháp về số lượng các học viện kiểu này trên toàn cầu, Trung Quốc có cách điều hành các viện văn hóa khác với phương Tây. Đối với bất kỳ Viện Khổng Tử nào, trường đại học chủ nhà chỉ cung cấp văn phòng và không gian giảng dạy, còn các giảng viên là do Bắc Kinh trả lương và giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc quốc tế (Hanban) sẽ gửi người đến các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới để dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Vỏ bọc để mở rộng “quyền lực mềm”
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio lập tức hoan nghênh quyết định của trường Đại học Bắc Florida. Ông là một trong số những nhà lập pháp Mỹ cảnh báo rằng, Viện Khổng Tử là một trong những nỗ lực của Bắc Kinh để mở rộng ảnh hưởng chính trị, quyền lực mềm ra nước ngoài.
Ông Rubio và những nhà lập pháp khác đang theo đuổi một dự luật yêu cầu các trường đại học tiết lộ các nguồn lợi lớn từ nước ngoài, vào lúc các chính trị gia Mỹ, trong đó có Tổng thống Donald Trump cùng nhiều đảng viên Dân chủ thúc đẩy một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Hơn nữa, quan hệ Mỹ - Trung hiện đang căng thẳng ở nhiều phương diện và cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang leo thang nghiêm trọng bởi những đòn trừng phạt qua lại lẫn nhau mang tính chất “ăn miếng, trả miếng”.
Ngoài trường đại học ở Florida, nhiều trường đại học lớn khác ở Mỹ, trong đó có Đại học bang Pennsylvania và Đại học Chicago đã cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi các giáo sư phàn nàn về các chương trình của viện chính là công cụ tuyên truyền của nhà cầm quyền Trung Quốc, được che phủ bên ngoài bằng các chương trình giáo dục văn hóa và ngôn ngữ.
Am hiểu về vấn đề này, GS. Joseph S. Nye tại Đại học Harvard, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, Viện Khổng Tử là kế hoạch thành công nhất của chính quyền Trung Quốc trong quảng bá “quyền lực mềm” qua ngả văn hóa ra nước ngoài.
Bằng cách tài trợ tiền, tài liệu, giảng viên cho việc mở các viện quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, mô hình này đã tạo ra sức hút lớn kể từ khi mới được triển khai năm 2004. Tới cuối năm 2017, Trung Quốc đã thành lập được 525 Viện Khổng Tử và 1.113 lớp học Khổng Tử trên 146 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, phần lớn ở châu Âu và Mỹ.
Tìm hiểu kỹ các tài liệu giảng dạy, các Viện Khổng Tử bị cho là “mượn danh” triết gia nổi tiếng của phương Đông, để truyền bá việc diễn giải những vấn đề nhạy cảm (như vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền, cũng như cách hành xử của nhà cầm quyền đối với nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại).
Dần dần, theo cáo buộc của Mỹ, mô hình quảng bá văn hóa này sẽ trở thành công cụ chính trị, tấn công vào hệ tư tưởng của các sinh viên trên toàn cầu.
Đây cũng là lý do, năm 2014, Hiệp hội Giáo sư đại học Mỹ đã ban hành một báo cáo kêu gọi các trường đại học đóng cửa các Viện Khổng Tử, trừ khi Bắc Kinh đàm phán lại các hợp đồng nhằm bảo đảm khả năng kiểm soát các vấn đề học thuật của trường.
Báo Giao thông
17/08/2018 - 11:10 (GMT+7)
Một loạt các Viện Khổng Tử - những cơ sở thúc đẩy văn hóa và sức mạnh mềm của Bắc Kinh (ở hải ngoại)...
Một loạt các Viện Khổng Tử - những cơ sở thúc đẩy văn hóa và sức mạnh mềm của Bắc Kinh (ở hải ngoại) tại các trường đại học Mỹ đang bị đóng cửa trong bối cảnh giới lãnh đạo ở Washington lo ngại về ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ.
Hơn 100 Viện Khổng Tử trên đất Mỹ
Đại học Bắc Florida là cơ sở giáo dục sau phổ thông mới nhất của Mỹ sẽ đóng một chi nhánh của viện văn hóa mang tên triết gia phương Đông nổi tiếng Khổng Tử. Động thái này được diễn ra trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ chỉ trích rằng, Trung Quốc sử dụng viện này để ảnh hưởng đến giáo dục đại học của Mỹ.
Trường Đại học ở Jacksonville thông báo hôm 14/8 rằng, việc đóng cửa viện văn hóa do Trung Quốc tài trợ và điều hành sau 4 năm hoạt động là do không phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của trường. Do ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý (phải thông báo chấm dứt hợp tác trước 6 tháng), nên Viện Khổng Tử tại Đại học Bắc Florida sẽ chính thức đóng cửa vào tháng 2/2019.
Trụ sở của Viện Khổng Tử tại Bắc Kinh đã không phản ứng ngay lập tức trước thông tin trên. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong những vụ việc liên quan từng nói rằng, mục đích ra đời Viện Khổng Tử là tăng cường hiểu biết lẫn nhau cũng như quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng. Bắc Kinh cũng thúc giục từ bỏ “những suy nghĩ lỗi thời” của bất kỳ ai nghi ngờ các chương trình này.
Bất chấp việc đóng cửa một số Viện Khổng Tử, hơn 100 trung tâm như vậy vẫn đang hoạt động trên khắp Hoa Kỳ. Viện truyền bá văn hóa Trung Quốc được xây dựng giống như mô hình của những Viện Văn hóa phương Tây như: Institut Fran-ais (Pháp), Viện Goethe (Đức) hay Hội đồng Anh (Vương quốc Anh).
Chỉ xếp sau Pháp về số lượng các học viện kiểu này trên toàn cầu, Trung Quốc có cách điều hành các viện văn hóa khác với phương Tây. Đối với bất kỳ Viện Khổng Tử nào, trường đại học chủ nhà chỉ cung cấp văn phòng và không gian giảng dạy, còn các giảng viên là do Bắc Kinh trả lương và giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc quốc tế (Hanban) sẽ gửi người đến các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới để dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Vỏ bọc để mở rộng “quyền lực mềm”
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio lập tức hoan nghênh quyết định của trường Đại học Bắc Florida. Ông là một trong số những nhà lập pháp Mỹ cảnh báo rằng, Viện Khổng Tử là một trong những nỗ lực của Bắc Kinh để mở rộng ảnh hưởng chính trị, quyền lực mềm ra nước ngoài.
Ông Rubio và những nhà lập pháp khác đang theo đuổi một dự luật yêu cầu các trường đại học tiết lộ các nguồn lợi lớn từ nước ngoài, vào lúc các chính trị gia Mỹ, trong đó có Tổng thống Donald Trump cùng nhiều đảng viên Dân chủ thúc đẩy một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Hơn nữa, quan hệ Mỹ - Trung hiện đang căng thẳng ở nhiều phương diện và cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang leo thang nghiêm trọng bởi những đòn trừng phạt qua lại lẫn nhau mang tính chất “ăn miếng, trả miếng”.
Ngoài trường đại học ở Florida, nhiều trường đại học lớn khác ở Mỹ, trong đó có Đại học bang Pennsylvania và Đại học Chicago đã cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi các giáo sư phàn nàn về các chương trình của viện chính là công cụ tuyên truyền của nhà cầm quyền Trung Quốc, được che phủ bên ngoài bằng các chương trình giáo dục văn hóa và ngôn ngữ.
Am hiểu về vấn đề này, GS. Joseph S. Nye tại Đại học Harvard, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, Viện Khổng Tử là kế hoạch thành công nhất của chính quyền Trung Quốc trong quảng bá “quyền lực mềm” qua ngả văn hóa ra nước ngoài.
Bằng cách tài trợ tiền, tài liệu, giảng viên cho việc mở các viện quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, mô hình này đã tạo ra sức hút lớn kể từ khi mới được triển khai năm 2004. Tới cuối năm 2017, Trung Quốc đã thành lập được 525 Viện Khổng Tử và 1.113 lớp học Khổng Tử trên 146 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, phần lớn ở châu Âu và Mỹ.
Tìm hiểu kỹ các tài liệu giảng dạy, các Viện Khổng Tử bị cho là “mượn danh” triết gia nổi tiếng của phương Đông, để truyền bá việc diễn giải những vấn đề nhạy cảm (như vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền, cũng như cách hành xử của nhà cầm quyền đối với nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại).
Dần dần, theo cáo buộc của Mỹ, mô hình quảng bá văn hóa này sẽ trở thành công cụ chính trị, tấn công vào hệ tư tưởng của các sinh viên trên toàn cầu.
Đây cũng là lý do, năm 2014, Hiệp hội Giáo sư đại học Mỹ đã ban hành một báo cáo kêu gọi các trường đại học đóng cửa các Viện Khổng Tử, trừ khi Bắc Kinh đàm phán lại các hợp đồng nhằm bảo đảm khả năng kiểm soát các vấn đề học thuật của trường.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét