Đừng làm tổn thương tình cảm, tấm lòng
người Hà Giang nữa!
Thu Hằng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang)
Báo Giáo dục
07:09 01/08/18
Cũng giống như người Hải Phòng thể hiện tình yêu quê hương với giai điệu nằm lòng “ta yêu thành phố quê ta, như yêu chính người thân yêu nhất” trong nhạc phẩm “Thành phố hoa phượng đỏ”.
Đồng bào Tây Nguyên hào sảng, phóng khoáng cất lên câu hát “đôi mắt Pleiku biển hồ đầy” giữa núi rừng đại ngàn
Người Hà Giang có bài “Hà Giang quê hương tôi” để bày tỏ niềm tự hào, tình cảm sâu nặng với quê hương “tự nó đã cao rồi, so với mặt bể cao hơn hàng nghìn mét, gần mặt trời mà thiếu nắng quanh năm…” của mình.
Trong bất cứ cuộc vui, gặp gỡ, giao lưu bạn bè, người Hà Giang đều vui vẻ, tự hào hát lên những lời ca từ trái tim “Hà Giang mến yêu ơi, Hà Giang mến yêu của tôi”.
Không chỉ người Hà Giang, mà rất nhiều người bạn ở khắp mọi miền đất nước đều biết đến bài hát này.
Có thể, các bạn sẽ không thuộc hết lời bài hát, nhưng đều có sẵn trong trí nhớ lời ca da diết, tình cảm: “Hà Giang mến yêu ơi, Hà Giang mến yêu của tôi”.
Điều đó thể hiện tình cảm yêu mến của đồng bào cả nước đối với quê hương Hà Giang.
Nhất là, trong những hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn, cả nước luôn hướng về Hà Giang với tình cảm chân thành nhất, giúp đỡ, ủng hộ đồng bào Hà Giang bằng tất cả khả năng của mình.
Không chỉ cấp ủy, chính quyền, đặc biệt, nhân dân các dân tộc Hà Giang luôn biết ơn và ghi nhớ những tình cảm thân thương ấy, lấy đó làm động lực để phấn đấu, quyết tâm vượt mọi khó khăn, từng bước xây dựng quê hương phát triển.
.
Kỳ thi vừa qua cả Hà Giang đã chung tay vượt qua khó khăn để giúp thí sinh
đến trường thi được an toàn (Ảnh: CAND)
Trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương, khó tránh khỏi những sự việc đáng tiếc xảy ra, trong đó, có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Gần đây nhất là sự việc điểm thi cao bất thường trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia tại tỉnh.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, với mong muốn xác minh sự việc một cách khách quan, chính xác, đảm bảo tính chuyên môn, nghiệp vụ cao, lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã khẩn trương chỉ đạo Hội đồng thi Trung học Phổ thông quốc gia tỉnh Hà Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và các ban, ngành có liên quan chủ động, tích cực phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và đào tạo tiến hành kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ những dấu hiệu bất thường.
Kịp thời thông báo kết quả của từng giai đoạn và các vấn đề có liên quan, được dư luận quan tâm, trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương, để đông đảo người dân trong cả nước được biết.
Với tinh thần quyết tâm, kiên quyết xác minh các dấu hiệu bất thường, không có vùng cấm, các sai phạm lần lượt được phát hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam những đối tượng đầu tiên bị phát hiện có hành vi vi phạm để tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Trong khi các trang báo điện tử trong cả nước và các tài khoản trên mạng xã hội liên tục đưa tin, bàn luận về sự việc điểm thi thông báo lần 1 không chính xác của tỉnh Hà Giang, thì đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang tự động viên nhau và gọi đó là “nỗi đau” và cần phải đoàn kết để vượt qua, như đã vượt qua trận lũ quét nghiêm trọng vừa xảy ra.
Những người làm sai chỉ mong dư luận nhìn như những “con sâu làm rầu nồi canh”, và người sai sẽ có luật pháp trừng trị nghiêm minh.
Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đồng nhận định, những sai phạm trên là điều rất đáng buồn, đáng tiếc, nhưng không thể lấy đó để đánh giá chất lượng công tác giáo dục của tỉnh nhà, càng không thể lấy đó để đánh giá sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Kỳ thi Trung học phổ thông vừa qua, cả tỉnh Hà Giang có gần 5.500 thí sinh tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, ngay khi kỳ thi bắt đầu thì cũng là lúc lũ ập đến, cấp ủy, chính quyền các cấp và tất cả các ban ngành, nhà trường cùng khắc phục mọi khó khăn để các em được đi thi đầy đủ, an toàn.
Chưa có nơi nào, cuộc thi nào mà giáo viên dành cả đêm để tìm mọi cách thông báo cho từng phụ huynh và thí sinh về phương tiện và địa điểm đón thí sinh, chính quyền và các lực lượng chức năng bố trí xe, xuồng đón các em đến điểm thi, nhà trường thuê nhà nghỉ và nấu cơm miễn phí tại trường cho các em được đảm bảo an toàn.
Chưa kể, chặng đường mấy chục năm đã qua, khi cả nước đã bắt tay vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thì Hà Giang đang nỗ lực hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
Vừa vận động học sinh đi học, vừa dạy học, vừa dạy tiếng Kinh cho đồng bào dân tộc thiếu số.
Các lớp học ghép được tổ chức tất cả các buổi trong ngày, kể cả vào buổi tối với ngọn đèn dầu vàng xanh, thắp sáng cả một khoanh bản nho nhỏ giữa núi rừng.
Thày giáo lớp xóa mù, lớp tạm là bộ đội biên phòng, là thanh niên vùng núi thấp của tỉnh, vùng miền xuôi, có người đã học qua nghiệp vụ sư phạm, có người vừa học xong bậc Trung học phổ thông, xung phong, tình nguyện vượt hàng trăm, hàng ngàn kilomet đường cấp phối ngoằn ngoèo thường xuyên sạt lở trên núi đá, một bên là đèo cao, một bên là vực sâu để lên vùng cao dạy chữ.
Cộng đồng 19 dân tộc tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm của những người giữ phên dậu vững vàng cho Tổ quốc.
Điều đáng buồn và làm tổn thương người Hà Giang chính là khi một cán bộ đã không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của một nhà báo chân chính khi coi sự việc trên như một “trò vui”.
Thật buồn khi cán bộ ấy lại lấy sai phạm, khuyết điểm của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên làm “nguồn cảm hứng” để chế lời, “đạo nhạc” bài hát “Hà Giang quê hương tôi” – một bài hát gắn liền với tâm tư, tình cảm, cuộc sống lao động sản xuất của con người và mảnh đất Hà Giang – để phát tán trên mạng xã hội và bôi xấu hình ảnh của cả một tỉnh, làm cho gần tám mươi vạn cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân của tỉnh cảm thấy “chạnh lòng”.
.
Ai sai người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, xin đừng đánh đồng
cả thành người Hà Giang. (Ảnh: LC)
Bài hát là tình cảm của nghệ sĩ Thanh Phúc dành cho quê hương thứ hai của mình, nơi mà người cha kính yêu của ông đã hi sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Người em trai của nhạc sĩ, cán bộ ngành Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang cũng đã ngã xuống trên đất Hà Giang này khi xây dựng con đường Hạnh phúc nối miền xuôi lên miền núi .
Sau đó, đến lượt người mẹ của nhạc sĩ khi trăm tuổi cũng nằm lại nơi đây. Chính vì những lẽ đó, mà mảnh đất Hà Giang không chỉ trở thành máu thịt với người nhạc sĩ quê dưới xứ Đoài này mà nó còn là tiếng lòng của người con miền xuôi gửi tâm tư tình cảm cho mảnh đất Hà Giang.
Người Hà Giang hát bài hát bằng tấm lòng tự hào, bằng cái chất, cái thật của người vùng cao gửi gắm cho bạn bè đường xa đặt chân đến mảnh đất địa đầu của Tổ quốc.
Sự việc đáng tiếc vừa qua, như một vết thương lớn trên thân cây sa mộc đang bước vào độ trưởng thành.
Đừng băm vằm mãi nỗi đau ấy để vết thương ngày càng lan rộng, không có cách nào lành lại được.
Dù lời bài hát chế ấy có làm tổn thương người Hà Giang nhưng người Hà Giang tin nó sẽ nhanh chóng trôi vào quên lãng.
.
Lời bài hát chế dù có làm tổn thương nhưng người Hà Giang sẽ dễ bỏ qua và tin nó
sẽ không thể lưu lại lâu. (Ảnh cắt tư clip)
Dù thế nào đi chăng nữa, bài hát “Hà Giang quê hương tôi” sẽ vẫn còn nguyên giá trị và là nguồn động viên tinh thần cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang trong sự nghiệp đổi mới, vươn lên phát triển bền vững.
Tình cảm người vùng cao trước, sau như một, sẽ vẫn nguyên vẹn những lời ngọt ngào như lời ca của bài hát “Người Mèo ơn Đảng”,
Dù ở nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang sẽ vẫn tự hào hát lên bài hát của quê hương mình, để làm giảm nhọc nhằn nơi miền biên viễn.
Để những giọt mồ hôi của người Hà Giang rơi trên đá bạc màu, đổi lấy màu xanh của những nương ngô trên đá, rền vang thêm tiếng máy cày trên những thung lũng tốt tươi...
Thu Hằng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang)
Là một CCB đã cầm súng bảo vệ biên giới phía Bắc. Tôi rất đau lòng khi chứng kiến những gì xảy ra ở Hà Giang thời gian qua. Thấy ghê tởm những gì bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh trả lời báo chí, khi nói con gái ôbg ta "bị" nâng tới 5 điểm cùng nhiều con lãnh đạo khác. Vụ việc xảy ra, đã gây phẫn nộ cho đồng bào các dân tộc Hà Giang và cả nước. Còn ai tin các người nữa mà kêu gọi tin vào lãnh đạo tỉnh? Giờ còn rao giảng đạo đức, khen thuê khóc mướn làm gì. Nhân dân kêu gọi Triệu Tài Vinh và những cán bộ lãnh đạo có con "bị" nâng điểm hãy từ chức nếu còn chút liêm xỉ.
Trả lờiXóaĐừng nghe cave kể chuyện
XóaĐừng nghe con nghiện trình bầy!
Chấp loại đĩ điếm ấy làm gì!
XóaCa-ve lồng lộn
Trả lờiXóaĐúng là ngòi bút tuyên giáo. Tiên sư anh Tào Tháo!
Trả lờiXóa"đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang tự động viên nhau và gọi đó là nỗi đau..."
Trả lờiXóaĐúng là giọng lưỡi của tuyên giáo,không lẫn vào đâu được.
Mụ Thu Hằng có chỉ ra được đồng bào nào đã "tự động viên" đồng bào nào không?
Hay là bọn chóp bu Hà Giang tự động viên nhau để đối phó với công luận?
Không khác chi tuyên giáo trung ương luôn xoen xoét cái mồm "được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ..."
Lại là con Thu Hằng! Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, chỉ có loại đĩ điếm mới liên thuyên vòng vo xằng bậy. Làm láo, nói láo quen rồi, không sửa được nên bây giờ dù cháy nhà đã lòi mặt chuột rồi nhưng con Hằng lại trâu lấm vẩy quàng, cán bộ hư hỏng lại đổ cho cả làng, cả tỉnh. Đồng bào có lỗi gì mà nói đồng bào động viên nhau vượt qua nỗi đau. Mở mồm nói đã thấy ngu hơn bò vậy mà cũng đòi làm tuyên giáo, viết bài đăng báo. Nên biết, mọi phát ngôn, giao giảng của tuyên giáo cũng là một thứ hàng hóa. Hàng Phải thật, chứ giả, hàng nhái, "hàng" bị thế giới thải bỏ mà cứ khư khư giữ không bao giờ tạo nên thương hiệu tốt đâu. Và, như thế chẳng ai thèm nghe, thèm dùng nhé.
Xóa“...đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang tự động viên nhau vượt qua nỗi đau” giả dối, gian lận điểm thì THPT...? Bà đừng có lôi “” đồng bào” vào để tạo hình ảnh che mắt dư luận nhé. Mấy ông Lãnh đạo, đảng viên “ trong sạch” tha hoá, biến chất, làm ô uế con người Hà Giang, chứ đồng bào nào gây nên mà phải “ động viên nhau vượt qua”? Nếu không bị phát giác thì mấy ông kia có chia tiền ăn đút lót cho đồng bào không? Câm cái mồm thối của mày đi cho đỡ ô uế thêm không khí môi trường Hà Giang.
Trả lờiXóaNhư thế thì ông bà xưa mới nói " Con sâu làm rầu nồi canh chứ "!Hà Giang nổi tiếng quá mà , nào là anh Tô, anh Xương ...còn lủ khủ . Vấn đề là mình phải tự cắt những ung thư đó đi , chứ 0 phải kể lể này nọ...
Trả lờiXóaTuyên giáo đeo mo đúng lúc!
Trả lờiXóaĐúng là gái đĩ già mồm. Chắc là anh Mán họ Triệu chỉ thị cho ban "lưỡi gỗ" HÀ GIAN viết bài này dể con nha đầu THU HẰNG đứng tên. NHỤC!
Trả lờiXóaChưa có nơi nào, cuộc thi nào mà giáo viên dành cả đêm để tìm mọi cách thông báo cho từng phụ huynh và thí sinh về phương tiện và địa điểm đón thí sinh, chính quyền và các lực lượng chức năng bố trí xe, xuồng đón các em đến điểm thi, nhà trường thuê nhà nghỉ và nấu cơm miễn phí tại trường cho các em được đảm bảo an toàn.
Trả lờiXóaTội nghiệp cho người dân hà Giang. Tội nghiệp cho các thầy cô giáo và các thí sinh hà Giang. Họ đã rất nỗ lực tạo mọi kiện để mong cho các em có kết quả tốt nhất trong kỳ thi PTTH.
Vậy mà cái đám người khốn nạn cậy quyền thế, cậy tiền bạc đã cấu kết nhau cướp đi cơ hội được học hành, được vươn tới tương lai của bao thí sinh để giành hết cho con em cháu chắt nhà chúng nó. Để sau này cái đám ấy lại trở về tiếp tục thay cha anh chúng nó đè đầu cưỡi cổ thế hệ thi sinh hôm nay. Nhất định phải lôi cổ, vạch măt chỉ tên đám ăn tàn phá hại phá nát nền giáo dục nước nhà trả lại công bằng cho các em học sinh . để các em học sinh không phải mang nỗi nhục là người thi ở hà giang.
"Dân ủng hộ", phiên bản mới của "Do dân, vì dân....". Đó là bịp bợm của mọi bịp bợm, khởi nguồn của muôn vàn bất công, phi lý và thống khổ giáng mãi lên đầu Nhân Dân Việt Nam mình. Gian lận thi cử là của một số chóp bu Hà Giang. Dân hoặc bị lừa hoặc không hay biết. Đáng thương cho Thu Hằng...Có được thưởng đồng nào không ?...Sao không tự răn bằng bài học công cụ cay đắng của Vũ Trọng Lương, hỉ...?!...
Trả lờiXóa